Trợ giúp hội viên dân tộc thiểu số, miền núi vượt khó làm giàu
Xuất hiện nhiều tấm gương là đồng bào dân tộc thiểu số
Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” có nhiều hoạt động nổi bật của nông dân huyện Khánh Sơn. Sức lan tỏa của phong trào này đã giúp cho nhiều hội viên nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) vươn lên thoát nghèo bền vững.
Với mô hình trồng sầu riêng, trồng keo, kinh doanh dịch vụ, ông Bo Bo Niến - hộ đồng bào dân tộc thiểu số Raglai ở xã Ba Cụm Bắc là điển hình trong nỗ lực phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Khánh Sơn. Ông Niến chia sẻ: Trước đây gia đình ông còn nhiều khó khăn, song với sự đồng hành của các cấp Hội Nông dân (ND) ông đã được hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi, tập huấn KHKT để đầu tư trồng cây ăn quả.
Đến nay, gia đình ông có 200 cây sầu riêng, duy trì 2ha keo ở khu vực xa nguồn nước. Ngoài nguồn thu từ cây ăn quả kết hợp vườn rừng, gia đình ông còn mở cửa hàng buôn bán nhỏ, mua ô tô để chở khách… Nhờ đó, không chỉ thoát nghèo mà gia đình ông còn có cuộc sống khá giả, với thu nhập trong năm 2023 lên đến 1,5 tỷ đồng.
Trong 5 năm qua, trên địa bàn huyện Khánh Sơn có 7.380 lượt hội viên ND được tập huấn, chuyển giao KHKT, công nghệ mới; 22 mô hình điểm ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh được triển khai, nhiều mô hình có hiệu quả đã giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo bền vững; hàng nghìn lượt ND được tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ ND, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN&PTNT để phát triển kinh tế gia đình… Nông dân trên địa bàn còn tích cực tham gia đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp cho giá trị kinh tế cao. Đến nay, ND địa phương đã chuyển đổi 919,8ha sang trồng các loại cây sầu riêng, bưởi da xanh, chôm chôm…
Ông Trần Thanh Tùng - Chủ tịch Hội ND huyện Khánh Sơn cho biết: Những năm qua, Hội ND huyện đã vận động hội viên ND phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập, chung tay giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong sản xuất, bước đầu đã hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, nhất là cây sầu riêng, có kết nối giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ. Nhiều ND đã ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ hữu cơ vào sản xuất, từng bước sản xuất nông sản sạch, an toàn.
Theo ông Trần Thanh Tùng, nhiều nông dân đã vượt qua tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, tích cực tham gia chương trình, dự án của các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện đã giảm nhiều, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện.
Xây dựng mô hình, trao sinh kế cho nông dân thoát nghèo
Tại huyện miền núi Khánh Vĩnh với sự hỗ trợ, đồng hành của các cấp Hội ND thông qua việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, tạo sinh kế... phong trào ND sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo ông Cao Minh Xuân - Chủ tịch Hội ND huyện Khánh Vĩnh, đến nay, nguồn Quỹ Hỗ trợ ND huyện đạt hơn 4,1 tỷ đồng, đang triển khai 21 dự án/152 hộ vay với số tiền hơn 3,3 tỷ đồng. Qua việc triển khai các mô hình, Hội đã xây dựng được hơn 30 mô hình tổ hợp tác, HTX, tổ hội nghề nghiệp sản xuất có hiệu quả, giúp ND mở rộng, nâng cao quy mô sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập.
Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2024, quỹ đã giải ngân cho 6 dự án với số tiền hơn 490 triệu đồng. Trong đó, ngoài dự án nêu trên, quỹ còn cho 2 hộ vay trồng sầu riêng; 1 hộ vay sản xuất mộc mỹ nghệ; 3 hộ vay vốn thực hiện trồng keo và cải tạo vườn…
Không chỉ đồng hành, hỗ trợ hội viên ND phát triển kinh tế, Hội ND huyện Khánh Vĩnh còn tổ chức phong trào “Kết nối yêu thương, vì nông dân nghèo” với nhiều mô hình sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được triển khai. Theo đó, 6 tháng đầu năm 2024, Hội ND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tặng gà giống, bò giống, heo đen, cây keo giống… cho các hộ ND nghèo với tổng trị giá hơn 50 triệu đồng; các hộ ND giỏi giúp đỡ 16 hộ hội viên ND nghèo vay vốn hơn 125 triệu đồng, giúp đỡ chi phí mua giống trị giá gần 15 triệu đồng... để vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Trao đổi thêm về những hoạt động nói trên, bà Hà Hồng Hạnh - Chủ tịch Hội ND tỉnh Khánh Hòa cho biết, Hội ND tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh nâng cao chất lượng và hiệu quả của phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, đặc biệt đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.
Sản xuất kinh doanh nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế. Những hoạt động này đã góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như: Huyện Khánh Sơn có vùng trồng sầu riêng 2.300ha; huyện Khánh Vĩnh có vùng trồng bưởi da xanh khoảng 700ha.
Ngoài ra, còn có một số vùng trồng xen ghép mía tím, chuối, chôm chôm, măng cụt và nuôi dê, bò, gia cầm... ở 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, tạo ra các sản phẩm hàng hóa, sản phẩm đặc trưng của từng địa phương có giá trị kinh tế cao.
-
Nông dân thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường -
Giúp hội viên làm giàu song hành bảo vệ an ninh Tổ quốc -
Khơi dậy khát vọng làm giàu cho nông dân xứ Nghệ -
Giỏi trồng “sầu” và góp sức giữ gìn an ninh thôn xóm
- Giúp nông dân mở rộng vùng nông nghiệp công nghệ cao
- Trồng rừng gỗ lớn - cánh cửa mở rộng giúp nông dân làm giàu
- "Bác sĩ Nông học": Giúp nông dân Yên Châu nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp
- Hội thi Tài năng Văn nghệ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước năm 2024
- Ngày hội dưới "mái nhà" Tạp chí Nông thôn mới
- Nông dân Nghệ An tình yêu trong trang viết của tôi
- “Báo chí ghi dấu ấn trong truyền tải thông tin sâu rộng, đa chiều”
-
Cảm động danh sách ủng hộ đồng bào bão lũ từ một xóm nghèo ở Hà Tĩnh(Tapchinongthonmoi.vn) - Từng chịu cảnh ngộ đau thương do thiên tai tàn phá, một xóm nghèo ở xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã chia sẻ đồng bào lũ lụt miền Bắc bình quân mỗi hộ từ 500 trăm đồng đến 1 triệu đồng.
-
FPT Long Châu chung tay góp sức hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam và các cơ quan trung ương...Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu cùng Báo Sức khoẻ và Đời sống đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm chung tay góp sức, hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi mưa lũ
-
Ấm lòng người dân vùng lũ Yên BáiNgày 15/9/2024, Tạp chí Nông thôn mới (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Yên Bái, Hội ND xã Sơn Hải, Nhóm thiện nguyện từ tâm Hải Long (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã có chuyến thăm và tặng quà cho người dân xã Tuy Lộc (TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái) bị thiệt hại nặng bởi lũ, lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra.
-
Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi, khôi phục chăn nuôi sau bão lũĐể giúp bà con nông dân trở lại công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm sau bão lũ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phổ biến, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn và khôi phục, phát triển chăn nuôi. Do đó yêu cầu người chăn nuôi cần thực hiện những công việc sau để khôi phục đàn gia súc, gia cầm.
-
Thủ tướng: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử tháchVới sáu điểm tựa Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí “làm việc bằng hai,” “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3.
-
Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?Trong tuần giao dịch từ 9-13/9/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần thứ 3 liên tiếp điều chỉnh giảm từ vùng đỉnh 1.290 điểm ở nhịp hồi phục trước đó. Giá trị giao dịch bình quân một phiên tiếp tục sụt giảm về 12.964 tỷ đồng/phiên. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng, tuy nhiên giá trị bán ròng có chiều hướng thấp dần ở các phiên cuối tuần.
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay