Hướng đến nền nông nghiệp xanh và nhiệm vụ của Hội Nông dân
Phóng viên Tạp chí Nông thôn mới đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Trọng Thủy - Chuyên gia nông nghiệp về nội dung này.
Cuộc Cách mạng Xanh nông nghiệp ở Việt Nam diễn ra khi nào và kết quả ra sao, thưa ông?
Ở miền Nam, theo lời kể của GS.TS Võ Tòng Xuân thì cuộc Cách mạng Xanh bắt đầu vào khoảng cuối thập niên 1960, do du nhập các giống cao năng của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI); Viện này đã gửi Bộ Canh Nông miền Nam 10kg lúa giống IR8 trồng thử nghiệm. Trong mùa đầu, năng suất lúa IR8 đạt 4 tấn/ha so với năng suất bình quân của lúa truyền thống chỉ đạt 2 tấn/ha. Do năng suất vượt trội, Bộ Canh Nông thu mua 80 tấn làm giống và gửi trồng nhân giống tại 33 tỉnh miền Nam vào năm 1968. Sau đó, lúa IR8 được nông dân tự nhân giống và được Sở Lúa Gạo thu mua qua quỹ luân chuyển để phân phối cho các vùng khác trồng vào mùa nắng (Đông Xuân) của vụ 1968-1969. Vào thời bấy giờ, rất nhiều nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đã trở nên giàu có mua sắm máy cày, xe Honda, xây nhà gạch... nông dân gọi lúa này là “lúa Honda”, lúa “Thần nông”.
Ảnh minh hoạ.
Ở miền Bắc, cuộc Cách mạng Xanh bắt đầu từ giống lúa IR8 hay Nông Nghiệp 8 (NN8), có lẽ được du nhập từ miền Nam vào cuối vụ 1968-1969 qua ngả Tây Ninh để trồng thử nghiệm và có kết quả tốt ở vụ Đông Xuân. Tiếp theo chặng đường nhập nội các giống thấp cây từ Trung Quốc như Trân Châu Lùn, Thượng Hải 2 và Thượng Hải 4. Sau đó, NN8 được trồng đại trà vào năm 1989. Mặc dù giống NN8 có thời gian sinh trưởng đến 180 ngày, nhưng năng suất rất cao từ 4 đến 8 tấn/ha nên được nông dân ưa chuộng và gieo trồng đến giữa thập niên 1990.
Như vậy, cuộc cuộc cách mạng xanh ở Việt Nam kéo dài 44 năm. Trong đó, chặng đầu (1968 – 1975) là làm tăng sản lượng lúa gạo phục vụ cho chiến tranh; chặng tiếp theo là xóa đói giảm nghèo (1975 – 1995); là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu (1995 -2012). Với 8,4 triệu tấn thóc năm 1968 lên 43,7 triệu tấn năm 2012 - cuộc Cách mạng Xanh trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam là một thành tựu vô cùng lớn về lương thực cho quốc nội, làm nền tảng cho nông nghiệp liên tục giành thắng lợi trên cả 3 mặt trận: Sản xuất – khoa học kỹ thuật – thương mại. Thành tựu có được là sức mạnh tổng hợp của sáng tạo, đổi mới chính sách, cải thiện kỹ thuật, tổ chức sản xuất, nghiên cứu, khuyến nông… trong đó, người nông dân giữ vai trò quan trọng.
Thưa ông, cuộc Cách mạng Xanh đã đưa Việt Nam bước ra thế giới như “chàng hiệp sĩ” về xóa đói giảm nghèo và xuất khẩu nông sản. Vậy, tại sao không tiếp tục nâng tầm cao hơn mà lại chuyển bước sang “nông nghiệp xanh”?
Về mặt kinh tế thì đúng Việt Nam là “chàng hiệp sĩ” về xóa đói giảm nghèo và xuất khẩu nông sản. Song từ góc độ văn hóa nhiều chuyên gia nông nghiệp nhận định rằng, cuộc cách mạng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp đã bộc lộ 4 mặt tiêu cực phải được khắc phục sớm:
Thứ nhất, làm môi trường tự nhiên bị suy kiệt, phá hoại, cùng với các nhân tố khác dẫn đến biến đổi khí hậu theo hướng bất lợi cho cuộc sống con người, như: Nhiều nơi rừng bị chặt phá để lấy đất trồng lương thực; việc sử dụng vô hạn các loại phân bón vô cơ và thiếu luân chuyển cây trồng đã làm đất đai bị bào mòn, độ phì bị suy giảm, tính đa dạng sinh học của đất bị suy kiệt. Đây là cuộc chạy đua không có hồi kết thúc, một vòng luẩn quẩn không có lối ra.
Thứ hai, sử dụng các biện pháp kỹ thuật dùng phân hóa học và các loại thuốc trừ sâu. Việc đưa các giống mới vào trồng trọt và cùng với nó là các biện pháp kỹ thuật đi kèm, đã thực sự dẫn đến việc phá vỡ hệ thống tri thức bản địa lâu đời của người nông dân, vốn được tích lũy qua bao thế hệ về môi trường, khí hậu, đất đai canh tác. Sự mất mát và đứt gãy đó là quá lớn, dẫn người ta định giá trị “Lão nông tri điền” thì nay thành “Lão nông bất tri điền”.
Trồng rau thủy canh ở xã Bình Thạnh Trung (Lấp Vò, Đồng Tháp). Ảnh: Huỳnh Mai
Thứ ba, Cách mạng Xanh dựa trên nền tảng giống cây trồng, vật nuôi và các biện pháp kỹ thuật chủ yếu xuất phát từ bên ngoài. Do vậy, làm suy yếu sự liên kết, nguồn lực nội bộ, buộc người nông dân phụ thuộc nhiều hơn vào các công ty cung cấp giống, phân hóa học và thuốc trừ sâu.
Thứ tư, cuộc Cách mạng Xanh phụ thuộc nhiều vào dùng phân bón, thuốc bảo vệ và bảo quản thực phẩm, nên đã ảnh hưởng đến chất lượng lương thực, thực phẩm, thậm chí còn chứa nhiều độc tố do khiếm khuyết về kỹ thuật và sự thiếu trách nhiệm của con người. Nguy hiểm hơn, là các nguồn lương thực thực phẩm “bẩn” đã xuất hiện ở mọi nơi, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của xã hội, để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cũng như sự tốn kém tiền của để khắc phục tình trạng này.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, cuộc Cách mạng Xanh ấy đã tuồn ra môi trường nguồn phế, phụ phẩm khoảng 156,8 triệu tấn/năm, gồm: 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ ngành Trồng trọt (riêng ngành hàng Lúa gạo, khối lượng phụ phẩm ước tính 47 triệu tấn rơm rạ, 8,6 triệu tấn tro trấu, 5,6 triệu tấn cám; Với trái cây, khối lượng phụ phẩm ước đạt 4,4 triệu tấn); 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành Chăn nuôi; 5,5 triệu tấn từ ngành Lâm nghiệp và khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản (đối với tôm, khối lượng phụ phẩm được đạt 315 nghìn tấn)…
Xu hướng của nền nông nghiệp xanh hiện nay không chỉ đòi hỏi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao hiệu quả, tạo sự đột phá về năng suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái mà còn phải đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế cho người nông dân. Chính vì vậy, chuyển hướng sang nền nông nghiệp xanh là cần thiết và không thể đảo ngược.
Sản xuất rau hữu cơ tại HTX Rau hoa và du lịch Thanh niên thị trấn Măng Đen. Ảnh: QĐ
Nhìn từ góc độ kinh tế, sản phẩm nông nghiệp xanh đích thực sẽ xuất khẩu được nhiều hơn, giá bán cao hơn ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Bởi nó có trách nhiệm với người tiêu dùng, với xã hội, với môi trường và phát triển bền vững thông qua việc thực hiện kinh tế tuần hoàn, áp dụng đồng bộ các quy trình, xử lí, tái sử dụng được chất thải hữu cơ từ sản xuất nông nghiệp. Nhờ vậy, giúp bà con con nông dân tiết kiệm được chi phí đầu tư, tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có của thiên nhiên và từng bước giảm khí thải carbon về “0- zero” mà Việt Nam đã cam kết với thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh COP 28. Tôi cho rằng, nông nghiệp xanh là xu thế chung của thế giới và Việt Nam.
Theo ông Hội Nông dân có nhiệm vụ như nào trong phát triển nông nghiệp xanh, thưa ông?
Tôi nghĩ đơn giản như Nhà nông trồng cây ăn trái, nghĩa là, nhìn đất, trông cây rồi phân loại để hỗ trợ, chăm sóc. Trong câu chuyện “xanh” này, tôi cho rằng Hội nên hướng vào 5 nhiệm vụ:
Một là, đổi mới và nâng chất lượng hoạt động truyền thông từ đơn giản, nặng theo sách vở sang truyền thông, thông qua xây dựng mô hình, dự án có cộng đồng tham gia, thực hiện. Hoạt động truyền thông này, lấy chương trình hành động/ dự án nhỏ/ kế hoạch 6 tháng hoặc 1 năm của cơ sở Hội làm công cụ vừa học tập, tuyên truyền, phổ biến, vừa đem lợi ích cho cộng đồng. Đồng thời, nâng cao nhận thức của nông dân về về “xanh” đến sức khỏe môi trường thông qua dạy nghề, tập huấn và các bài giảng kiến thức sức khỏe. Mục đích cơ bản của những thực hành này là làm cho nông dân hiểu sâu sắc về mối liên hệ giữa sản xuất xanh, bảo vệ hệ sinh thái, an toàn và sức khỏe thông qua việc tăng cường công khai và giáo dục về sản xuất xanh của nông dân, từ đó nâng cao nhận thức về sản xuất xanh.
Hai là, vận động các doanh nghiệp hàng đầu tích cực tham gia sản xuất xanh quy mô lớn trong thực tế để bù đắp những khiếm khuyết trong sản xuất nông nghiệp phân tán của nông dân, nhận ra lợi ích kinh tế quy mô lớn của sản xuất xanh của nông dân, từ đó thúc đẩy hơn nữa sự sẵn lòng của nông dân để tham gia vào sản xuất xanh.
Ba là, nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát việc thực hiện của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chi tiêu công để giảm rủi ro chi phí cho nông dân, đây phải là một cách tiếp cận hợp lý. Ví dụ, nông dân có thể được đảm bảo thực hiện đầu tư vốn cần thiết cho sản xuất xanh bằng cách tăng cường trợ cấp nông nghiệp, khuyến khích môi trường hoặc các chính sách ưu đãi khác, để Chính phủ và nông dân có thể chia sẻ chi phí của sản xuất xanh.
Bốn là, vận động và khuyến khích nông dân tham gia hợp tác xã, mở rộng phạm vi áp dụng các phương pháp sản xuất xanh trong hoạt động. Đồng thời, cũng cần có sự hỗ trợ đặc biệt cho các chi, tổ hội, câu lạc bộ nông dân theo nghề nghiệp để giúp họ trở thành tổ chức nông nghiệp xanh hiệu quả, đồng thời tích cực thực hiện nhiệm vụ cải thiện tình trạng tiêu thụ quá mức tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Năm là, tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình phân loại, thu gom rác hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ tại hộ gia đình, khu dân cư. Mô hình xây bể, thu gom vỏ, bao bì phân bón, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật ở các cánh đồng… Duy trì thường xuyên và có hiệu quả phong trào “nông dân nói không với túi nilon”, “thu gom đồ nhựa để tái chế” tại địa bàn khu dân cư.
Trân trọng cảm ơn ông!
Quang Tú (thực hiện)
-
Huyện Đức Trọng: Phấn đấu thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt gấp 2,5 - 3 lần -
Cà Mau: GRDP nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước -
Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 -
Đến năm 2030, phấn đấu trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn trái áp dụng IPHM
- Vĩnh Long: Định hướng cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- Vai trò của giai cấp Nông dân trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Luật Đất đai 2024 tạo môi trường đầu tư bất động sản minh bạch và ổn định hơn
- Đắk Lắk: Cần xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống mã vùng trồng nông sản đặc thù
- “Ước mơ” bán tín chỉ carbon dưới biển
- Những yếu tố phát triển thị trường Carbon tại Việt Nam
- Đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất
-
Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024(Tapchinongthonmoi.vn) – Ngày 4/12, tại thành phố Đà Nẵng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị quyết, nghiệp vụ công tác văn phòng và ứng dụng nền tảng số App Nông dân Việt Nam 2024.
-
TIN BUỒN: Cụ Nguyễn Văn Cang từ trầnTrung ương Hội Nông dân Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:
-
Hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững, lâu dàiNhằm giúp cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường và để đảm bảo thống nhất trong toàn hệ thống Hội, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành Hướng dẫn số 148-HD/HNDTW ngày 5/11/2024 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”
-
Tăng trưởng 21%, xuất khẩu gỗ dự kiến thu về 16 tỷ USD(Tapchinongthonmoi.vn) - Với mức tăng trưởng gần 21%, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 13,18 tỷ USD trong 10 tháng, ngành chế biến gỗ xuất khẩu đang kỳ vọng có thể mang về từ 15,5-16 tỷ USD trong năm nay.
-
Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơnSáng 3/12, tại Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành và đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.
-
Mảng thịt có thương hiệu của Masan báo lợi nhuận sau thuế dương trong quý III/2024Trong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XVNgày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
-
Tổng Bí thư: Kiện toàn bộ máy chính trị với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết lần sắp xếp tinh gọn bộ máy này sẽ làm từ trên xuống với phương châm “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng," làm với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”...
-
Masan Consumer đạt biên lợi nhuận 46,8% trong quý IIIQuý 3/2024, kết quả kinh doanh của Masan Consumer tiếp tục duy trì đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hai chữ số. Doanh thu thuần Quý 3 đạt 7.987 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hội Nhà báo Việt Nam trao quyết định bổ nhiệm cán bộNgày 2/12, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trao quyết định bổ nhiệm Nhà báo Nguyễn Văn Thắng giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/12/2024, thời hạn giữ chức vụ 5 năm.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
3 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
4 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn