Khẩn trương dựng nhà, ổn định cuộc sống cho người dân vùng sạt lở Trà Leng
10:03 04/01/2021 GMT+7
Những ngày đầu năm 2021, trên công trường xây dựng khu định cư mới cho người dân vùng sạt lở Trà Leng, huyện Nam Trà My nhộn nhịp hơn.
Thời tiết ở Quảng Nam liên tục có mưa, thế nhưng trên công trường xây dân cư để tái định cư cho người dân vùng sạt lở Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam luôn rộn ràng tiếng máy. Các cấp chính quyền, đơn vị thi công nỗ lực nhằm sớm hoàn thành khu dân cư mới cho người dân.
Đã hơn 2 tháng sau khi xảy ra vụ sạt lở kinh hoàng ở nóc ông Đề, thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam khiến hàng chục người thương vong, đến nay con đường qua ngôi làng cũ đã được thông suốt trở lại. Khu vực nóc ông Đề cũng được lắp đặt thêm đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng vào ban đêm. Dân làng dần nguôi ngoai nỗi đau mất người thân, tiếp tục sản xuất, làm nương rẫy ổn định cuộc sống, không ỷ lại sự hỗ trợ của cộng đồng.
Ông Hồ Văn Đề, 85 tuổi, thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My thoăn thoắt đôi chân đưa chúng tôi vượt qua ngôi làng cũ đổ nát, rồi đi tiếp 2,5km vào tới khu vực tái định cư của dân Trà Leng.
Chỉ tay về lô đất vừa nhận cuối năm 2020, ông Đề mừng rỡ nói, Nhà nước đã cấp đất để bà con sớm ổn định cuộc sống. Hơn 2 tháng qua, đây là lần đầu tiên người đàn ông này mới lại cười sau nỗi đau mất làng. Trận sạt lở kinh hoàng hồi cuối tháng 10/2020, làm ông Hồ Văn Đề vĩnh viễn mất 8 người thân. Sau mưa lũ, ông và mọi người được đưa về ở tạm tại nóc ông Lục cách làng cũ khoảng 100m.
Ngày cuối năm 2020, ông Đề được cấp thửa đất rộng 200m2 và hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố tại khu tái định cư. Dự kiến, ngôi nhà của ông và bà con hoàn thành trước Tết Nguyên đán Tân Sửu: “Sau thiên tai có chủ trương Đảng, Nhà nước cho nhận đất làm cái nhà. Nếu Nhà nước làm nhà xong mới ổn định, cuộc sống của người dân ở đây mới có chỗ ở, chỗ ăn”.
Những ngày đầu năm 2021, trên công trường xây dựng khu định cư mới cho người dân vùng sạt lở Trà Leng, huyện Nam Trà My nhộn nhịp hơn. Mặc cho những cơn mưa nhỏ trên địa bàn, các đơn vị xây dựng khẩn trương hoàn thành mặt bằng, triển khai thi công nhà ở cho người dân. Những ngôi nhà đầu tiên đã đổ xong móng trong niềm vui của người dân ngày cuối năm.
Từ 1 khu đất gồ ghề, đến nay, vị trí được chọn làm nơi tái định cư cho người dân Trà Leng đã bằng phẳng. Ngoài các đơn vị xây dựng, chính quyền huyện Nam Trà My điều động các thiết bị cơ giới khẩn trương san lấp, thi công các hạng mục hạ tầng ở khu dân cư…
Ròng rã hơn 2 tháng qua, ông Phan Quốc Cường, Chủ tịch UBND xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam luôn tất bật, lúc có mặt hiện trường tìm kiếm người mất tích, khi bám sát đơn vị thi công làm khu tái định cư. Ông Phan Quốc Cường cho biết, khu dân cư mới cho người dân vùng sạt lở Trà Leng rộng 6ha đang hoàn thiện. Hiện đã phân chia 81 lô đất cho các hộ dân, mỗi lô đất rộng 200m2. Trước mắt, chính quyền huyện Nam Trà My hỗ trợ kinh phí làm nhà cho 51 hộ dân ở thôn 1 và thôn 2 của xã Trà Leng đến tái định cư với mức 150 triệu đồng/hộ, từ ngân sách và nguồn ủng hộ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm.
“Cuộc sống của bà con nơi ở tạm còn nhiều khó khăn, do đó xã Trà Leng phối hợp với các ban, ngành của huyện và các cấp tiến hành đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tổ chức họp để lấy ý kiến nhân dân để bố trí bà con về nơi ở mới. Tới thời điểm hiện tại mặt bằng đã được phân lô, cắm mốc và xã cũng đã họp bà con để lựa chọn vị trí đất của mình. UBND xã Trà Leng cũng đã phối hợp với các bên liên quan tổ chức xây dựng lại nhà trong thời gian sớm nhất”, ông Cường nói.
Hiện, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo gấp rút xây dựng và làm xong nhà cho người dân vùng sạt lở Nam Trà My trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Chính quyền huyện Nam Trà My đã tập trung sắp xếp lại 2 khu dân cư ở xã Trà Leng và xã Trà Vân bị sạt lở do mưa bão cuối năm ngoái. Đối với khu dân cư ở thôn 1, xã Trà Vân có 15 hộ được bố trí tái định cư, hiện đã xong mặt bằng và bàn giao cho người dân làm nhà.
Ông Trần Văn Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết: “Chúng tôi đánh giá cơ bản ở khu vực này an toàn nhất. Tuy nhiên, hiện nay ở khu vực này ở bên thì có núi, ở dưới là có sông. Cho nên, nguyện vọng của người dân cũng như huyện Nam Trà My để đảm bảo khu dân cư này thì cần một cái kè. Nguồn lực của địa phương thì rất hạn chế, cũng mong rằng các cấp tỉnh, trung ương quan tâm hỗ trợ để xây dựng kè trong lần này để đảm bảo an toàn cho khu dân cư”./.
Những ngày này, người trồng quất cảnh ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam khẩn trương chăm sóc, chuẩn bị cung ứng cho thị trường Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm hiện tại, hơn 80% số quất cảnh chơi tết đã được thương lái đến tận vườn đặt mua.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1695/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 về việc công nhận huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Ngày 1/1/2025, ngày đầu áp dụng Nghị định 168, cảnh sát giao thông lập biên bản một số trường hợp vi phạm với mức xử phạt mới. Nhiều người vi phạm ân hận, xót xa khi nộp phạt.
Tạp chí Nông thôn mới trân trọng giới thiệu bài viết nhân dịp đầu năm mới 2025 có tựa đề "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc" của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:
Năm 2024, Ban Chấp hành TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra TW thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện TW quản lý, trong đó lần đầu tiên kỷ luật 2 nguyên lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.
Với dự án sản xuất bánh hỏi rau củ mang thương hiệu Vidata, anh Đặng Ngọc Vũ, sinh năm 1991, ở xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định được trao giải Nhất trong cuộc thi “Nông dân khởi nghiệp sáng tạo” lần thứ III - năm 2024 tỉnh Bình Định.
Trong 8 ngày, từ 07/12 - 29/12/2024 tại Trường Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã tổ chức thành công Lớp tập huấn triển khai bài quyền thuật của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Hoạt động ý nghĩa này không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam mà còn là nỗ lực nâng cao sức khỏe cho bà con các dân tộc miền phên giậu của Tổ quốc, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc.
(Tapchinongthonmoi.vn) – Thực hiện phong trào Chung sức xây dựng nông thôn mới, các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Hà Tĩnh đã hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Những kết quả đạt đươc không chỉ góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh mà còn giúp củng cố mối đoàn kết quân dân.
Sáng ngày 30/12/2024, Hội Nông dân (HND) tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị lần thứ 5 (khóa X) nhằm đánh giá công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có bà Đỗ Thị Kim Thắm - Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An và đại diện các sở, ban, ngành trong tỉnh.