Khi cam Cao Phong “say mê” phân bón Văn Điển
“Tôi mua xe, xây nhà khang trang cũng nhờ cây bạc tỷ này” – ông Phạm Văn Hải ở tiểu khu 2 – thị trấn Cao Phong (Cao Phong, Hòa Bình) tự hào chia sẻ về vườn cam được ông chăm bón kỹ lưỡng bằng phân bón Văn Điển trong những năm gần đây.
Những năm gần đây, hầu như mùa cam nào, chúng tôi cũng ghé qua huyện Cao Phong. Năm nay, cam Cao Phong đang vào mùa thu hoạch, người xe thu mua cam tấp nập. Rẽ vào con đường nhỏ, chúng tôi xuống tiểu khu 2 – thị trấn Cao Phong tìm đến nhà một người quen là ông Phạm Văn Hải, thường gọi “Hải Cam”, vì ông có biệt tài trồng cam đặc sản. Ông Hải chia sẻ: “Tôi có 2 khu vườn tổng cộng gần 4ha, trong đó có trên 3ha đang cho thu quả, diện tích còn lại mới được 3 năm tuổi, trồng toàn bộ giống cam ruột vàng chín sớm và giống V2. Đất trồng cam là đất nâu vàng tơi xốp, dày, vài mét chạy dài trên 2 đồi thoải, dễ tiêu thoát nước. Vườn cam được tưới chủ động bằng nước giếng khoan sâu. Do đất ở đây chua nhiều, thiếu vôi, thiếu lân cùng các chất trung lượng nên trồng cam trên đất này muốn tốt phải biết phương pháp chăm sóc cam phù hợp”.
Nhiều năm trước đây, quả cam ở thị trấn Cao Phong chưa ngon như bây giờ, chưa có thương hiệu, nhiều chủ vườn chưa chăm sóc đúng kỹ thuật. Nhiều gia đình bón phân chưa trúng, cách bón tùy tiện, chạy theo năng suất, đầu tư quá nhiều, chất này thừa, chất kia thiếu gây “sốc” dinh dưỡng cho cây cam. Với việc tìm hiểu, sự tiếp cận kỹ thuật, áp dụng ngay trên mảnh vườn của gia đình mình, từ 2012, ông Hải đã thử nghiệm và chọn được loại phân phù hợp với vườn cam. Đó là phân bón Văn Điển. Hai năm đầu dùng thử phân bón trên 1ha, ông nhận thấy kết quả tốt, hai năm sau ông mở rộng hết diện tích và đến nay 100% gốc cam trong vườn nhà ông đã được bón các loại phân Văn Điển. Không chỉ nhà ông Hải, cả vùng Cao Phong này, có rất nhiều nông dân tín nhiệm loại phân bón này, trên cơ sở cải thiện chất lượng vườn cam của chính họ.
Bí quyết nằm ở “cách dọn bữa ăn” cho cây
Câu chuyện của ông Hải khiến chúng tôi, những người biết chút ít về việc trồng cây có múi, cảm thấy tò mò về thương hiệu phân bón được bà con Cao Phong tín nhiệm, bèn tìm chuyên gia để hỏi thêm.
Trao đổi với chúng tôi về thông số kỹ thuật của phân bón Văn Điển, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự (nguyên Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu phân bón sử dụng cho cây công nghiệp) phân tích: Phân Văn Điển có 2 dòng sản phẩm gồm lân và đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây cam. Lân Văn Điển được ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì. Trong đó lân hữu hiệu = 16%, chất vôi = 30%, chất magie = 15%, chất silic = 24% và các chất vi lượng xác định có bo, kẽm, coban, mangan… Tổng tỷ lệ chất dinh dưỡng đạt trên 86%, so với các loại phân lân trên thị trường thì chưa có loại nào giàu dinh dưỡng như phân lân Văn Điển.
Còn phân đa yếu tố NPK có nhiều loại, mỗi loại dùng để bón cho một thời kỳ phát dục của cây:
-Phân đa yếu tố NPK 5.10.3 có thành phần dinh dưỡng N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; CaO = 15%; MgO = 9% SiO2 = 14%; S = 2%. Tổng dinh dưỡng 58%, chuyên dùng bón hồi phục cây sau mùa thu quả.
– Phân đa yếu tố NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 8%; MgO = 4% SiO2 = 4%; S = 7% và 6 vi lượng xác định tổng dinh dưỡng là 61%, loại này chuyên dùng bón đón hoa và sau đậu quả.
– Phân đa yếu tố NPK 12.7.20 có thành phần dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 7%; K2O = 20%; CaO = 2%; MgO = 4% SiO2 = 4%; S = 7% và 6 vi lượng xác định tổng dinh dưỡng là 56% chuyên dùng bón thúc quả lớn tích lũy đường, tạo năng suất.
Tôi hỏi ông Hải: Các loại phân bón tốt, thì cả trăm nhà chỉ cần ra đại lý khuân về là có. Nhưng cách “cho cây ăn” của ông có những bí quyết riêng nào? Ông Hải không ngần ngại: Sau vụ thu quả, gia đình tôi cho dọn sạch cành khô, cành vượt, vệ sinh vườn cây, lật đất xung quanh vầng, tái cây cắt đứt hết rễ tơ cũ già bỏ đi để tạo cho lớp rễ tơ mới phát triển. Sau đó dùng phân hữu cơ hoai mục 15 – 20kg/gốc, 1,5 – 2kg lân Văn Điển, 1,5 – 2kg phân đa yếu tố NPK 5.10.3 cùng 1kg vôi bột. Tất cả các loại phân trộn đều vào lớp đất vừa đào lên, sau đó gạt xuống rãnh lấp lại, lưu ý bón xong không tưới nước. Nếu tưới nước thì rễ tơ sẽ phát nhanh, cây phát lộc sau này ít hoa ít quả. Đến trung tuần tháng 12 âm lịch bắt đầu tưới ấm để cây phân hóa màu hoa. Chủ vườn phải thường xuyên quan sát cây, khi thấy chớm nứt nụ là bón phân đón hoa (dùng loại đa yếu tố NPK 12.8.12 bón vào gốc với khối lượng khoảng 0,8 – 1,5 kg kết hợp tưới ẩm (bón ngay vào rạch cũ bón phân trước đó).
Đến sau khi đậu quả khoảng 15 – 20 ngày, chúng tôi bón thúc nuôi quả bằng phân đa yếu tố NPK 12.8.12 hoặc phân đa yếu tố NPK 12.7.20, lượng bón 1,2 – 1,5 kg/gốc kết hợp tưới ẩm. Khi quả to bằng nắm tay, bón thúc tiếp bằng đa yếu tố NPK 12.7.20, lượng bón từ 0,7 – 1kg/gốc.
Đợt bón cuối cùng: Để cam ngọt, mọng, vỏ quả đẹp, cần bón thúc trước thu quả một thời gian khoảng 40 – 45 ngày bằng phân đa yếu tố NPK 12.7.20, rải đều cho cây dễ hấp thụ.
Với “bí quyết” chăm bón thế này, vườn cam của gia đình ông Hải quanh năm tươi tốt khỏe mạnh, bộ lá dày xanh đậm, lá bền, tán cây khép, vỏ cây nhẵn, ít bệnh. Năng suất cam ổn định từ 35 – 40 tấn quả/ha. Đặc biệt cam đạt chất lượng cao, khách hàng đến thu mua tại vườn, cho thu lời hàng tỷ đồng.
Phân bón Văn Điển góp phần làm nên thương hiệu cam Cao Phong
Từ góc nhìn của nhà quản lý địa phương, không giấu nổi được niềm vui khi cam cao Phong trở thành thương hiệu trái cây được biết đến rộng rãi, ông Vũ Đình Việt – Phó chủ tịch UBND huyện Cao Phong chia sẻ: “Nhờ có chỉ dẫn địa lý, có thương hiệu nên người dân tin tưởng thâm canh cam nhiều hơn. Trong thâm canh cam, chúng tôi xác định phân bón Văn Điển rất phù hợp với đất đai, cây trồng và tập quán canh tác của bà con nông dân nơi đây, bởi nó vừa giúp tăng năng suất, chất lượng cao, lại có ý nghĩa cải tạo đất. Nên nói phân bón Văn Điển góp phần làm nên thương hiệu cam Cao Phong là hoàn toàn chính xác”.
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng của Viện Nông hóa, đất Cao Phong được hình thành từ Phong Hóa đá mẹ là phiến thạch sét, phiếu thạnh mica chua, nghèo lân, vôi, magie, vi lượng. Cây cam lại yêu cầu đất ít chua, dinh dưỡng cân đối. Đất ở đây qua nhiều thập kỷ canh tác bị rửa trôi mạnh, xói mòn, nghèo kiệt nhiều loại dinh dưỡng. Khi nhà nông bón những loại phân ít nguyên tố dinh dưỡng hoặc chưa cân đối, sẽ làm cho cây hấp thụ yếu, đất mất cân bằng, giảm màu mỡ, nhanh suy kiệt đất.
Huyện Cao Phong hiện có trên 2.000 ha đất trồng cam, do nằm ở địa hình cao trên 600 mét so mực nước biển nên phù hợp cây cam. Nhưng về dinh dưỡng đất, cần thận trọng việc sử dụng phân bón. Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự khuyến cáo: Bà con nông dân trồng cam vùng này nên ưu tiên các loại phân đa yếu tố để cân đối và làm giàu dinh dưỡng lâu dài cho đất. Nhiều năm qua, bà con nông dân Cao Phong đã chọn phân bón Văn Điển không phải là lựa chọn ngẫu hững, mà do thực tế đã và đang chứng minh được, loại phân bón này mang lại lợi ích to lớn cho người trồng cam.
Nhận xét khách quan về phân bón Văn Điển, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên cam Cao Phong, ông Nguyễn Văn Hích nhấn mạnh: “Qua nhiều năm áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp đối với cây cam trong đó có việc sử dụng phân bón Văn Điển, chúng tôi thấy cây tốt bền, bộ lá khỏe, tăng sức chống chịu giảm nhiều thuốc trừ sâu bệnh, tăng sức chống chịu cho cây khi thời tiết khắc nghiệt, nóng hạn… Nhờ vậy năng suất cam ổn định, tăng gấp trên 3 lần so với những năm trước, khi dùng các loại phân khác. Phân bón Văn Điển thực sự góp phần làm giàu cho người trồng cam ở đây, đến bất kỳ nhà vườn nào dễ dàng bắt gặp những chiếc vỏ bao mang nhãn hiệu phân bón Văn Điển.
Trước khi kết thúc buổi tư vấn kỹ thuật cho chúng tôi về loại phân bón này, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự nhấn mạnh vài chi tiết: Phân bón Văn Điển có đặc tính khác biệt so với các loại phân thông thường khác. Đó là bên cạnh sự cân đối đa lượng N, P, K, nó còn có đầy đủ các loại chất dinh dưỡng trung lượng như vôi khử chua đất tạo nên môi trường thích hợp cho cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn đồng thời vôi cũng là dinh dưỡng của cam, chất magie giúp cho lá quang hợp hiệu suất cao ở thời kỳ mang quả tạo năng suất cao, chất silic tăng khả năng chống hạn, chống nóng cho cây, các chất vi lượng giúp cây tổng hợp mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt chất lân dễ tiêu tan hết trong dịch chua của rễ cây tiết ra, chậm tan trong nước đã hạn chế sự rửa trôi lân trên đất đồi, đất dốc, giúp cho cây tốt bền. Vụ này cây không “ăn” hết thì lân vẫn nằm đấy tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cho cây khi vào vụ sau.
Việt Hà – Nam Phong
-
Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạch -
21 ngày 'hồi sinh' từng giọt nước thải ở trang trại bò sữa TH -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
-
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính thăm, tặng quà Tết cho nông dân tại Huế, Quảng Trị(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong hai ngày 13-14/1, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính đã thăm, trao quà Tết của tổ chức Hội cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và thành phố Huế nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025.
-
Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng quà Tết cho hội viên nông dân Lào Cai và Lai ChâuNgày 14/1, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Tết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lào Cai, Lai Châu.
-
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phíMục tiêu của Chương trình là thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức.
-
Việt Nam luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoạiTổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Nga, luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
-
Xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2024 lập kỷ lục, tiếp tục dẫn đầu thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) - Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới trong năm thứ 18 liên tiếp, chiếm hơn 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu toàn cầu. Với kim ngạch đạt 4,37 tỷ USD, xuất khẩu hạt điều năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng cả về lượng và giá trị, khẳng định sức mạnh của ngành Điều Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Tổng Bí thư đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thịTổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh tỉnh Bắc Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối năm 2026, đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thị.
-
Thủ tướng: Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào kỷ nguyên mớiThủ tướng cho biết bước sang năm mới 2025, Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
-
Phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số giúp đất nước phát triển nhanh và bền vữngNgày 13/01, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Ba Đình kết hợp với trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối nămThực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Nguyên đán, Xuân Ất Tỵ và các lễ hội Xuân 2025, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn huy động lực lượng, phương tiện đồng loạt ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn.
-
Vai trò của công tác giáo dục xã hội trong phát triển đất nướcTrong sự phát triển toàn diện của đất nước, công tác giáo dục xã hội đạt được những thành quả đáng tự hào và trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển chung; góp phần nâng cao dân trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của giáo dục xã hội là minh chứng sống động cho khát vọng vươn lên và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời củng cố vị thế của đất nước trên bản đồ thế giới.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai