Kiên Giang: Chấp nhận thiệt hại về du lịch để phòng dịch Covid 19
Với lợi thế sẵn có, năm 2020 ngành Du lịch tỉnh Kiên Giang dự kiến có 650-700 ngàn lượt khách quốc tế và 8,4 triệu lượt khách nội địa, đóng góp từ 9,75% GRDP của tỉnh, đạt 808 triệu USD, tương đương 19.400 tỷ đồng, tăng trưởng doanh thu 31,53%/năm. Thế nhưng, mọi chuyện đều phải dừng lại bởi dịch Covid 19.
Dừng đón khách du lịch
Chiều 16/03/2020, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành công văn hỏa tốc, tạm dừng đón khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là các tỉnh/thành phố đang có người nhiễm covid-19 đến các xã đảo, các khu, điểm du lịch, các di tích lịch sử…
Theo đó, UBND tỉnh này đã chỉ đạo tạm dừng đón khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa đến từ vùng dịch (các tỉnh/thành phố đang có người nhiễm covid19) và khách du lịch theo đoàn đến tham quan du lịch bắt đầu từ 07h00 ngày 17/03/2020 cho đến khi có thông báo mới. Cụ thể, tạm dùng không cho khách du lịch đến các xã đảo, quần đảo trên địa bàn các huyện, thành phố gồm TP. Hà Tiên, huyện Kiên Lương, huyện Kiên Hải và xã đảo Thổ Châu huyện Phú Quốc; các khu, điểm du lịch, các di tích lịch sử, danh thắng, các khu vui chơi, giải trí, các hoạt động tập trung đông người trên địa bàn tỉnh. Tạm dừng việc vận chuyển khách du lịch quốc tế đến từ vùng dịch (các tỉnh/thành phố đang có người nhiễm covid-19) trên tuyến vận tải hành khách thuỷ nội địa từ Rạch Giá, Hà Tiên đi Phú Quốc và ngược lại. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm… phải tuân thủ đảm bảo khoảng cách an toàn và các quy định về phòng chống dịch covid 19 cho khách hàng theo quy định.
Thiệt hại lớn về kinh tế
Theo ông Bùi Quốc Thái, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang thông tin, thời gian qua, Kiên Giang đã đầu tư rất nhiều tỷ đồng vào phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Trong đó đã thực hiện nhiều dự án đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, góp phần phát triển du lịch như: đưa điện lưới quốc gia ra đảo Hòn Tre huyện Kiên Hải, đảo Hải Tặc xã Tiên Hải, TP. Hà Tiên; các dự án du lịch đang được chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như khu du lịch Mũi Nai, Thạch Động, Hòn Trẹm – Chùa Hang, đường vào núi Mo So, đường quanh núi Hòn Me – Hòn Đất…sẽ là điểm đếm lý tưởng cho du khách khắp nơi. Các điểm di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh được tập trung trùng tu tôn tạo kết hợp bảo tồn, phục vụ phát triển du lịch như: Di tích Ba Hòn, Di tích Núi Bình San, Di tích lịch sử đình Nguyễn Trung Trực… “Chính vì thế, chỉ riêng năm 2019, tỉnh Kiên Giang đã đón gần 9 triệu lượt du khách thu về trên 17.461,630 tỷ đồng. Thế nhưng, mọi chuyện đều phải tạm gác lại vì tập trung chống dịch. Tính mạng con người là quan trọng nhất”-. ông Thái chia sẻ.
Tin, ảnh: Hoàng Quân
Theo báo cáo nhanh từ Trung tâm Y tế huyện Phú Quốc, liên quan đến bệnh nhân thứ 54, nơi đây đã tiến hành cách ly 70 người, trong đó có 26 người ở khách sạn La Nube Residence mà bệnh nhân 54 lưu trú.
Ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc cho biết: Phú Quốc đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm covid 19 cho 4 trường hợp là khách nước ngoài và kết quả cả 4 trường hợp này đều âm tính. Huyện sẽ tiến hành lấy thêm một số mẫu xét nghiệm, trong đó có trường hợp vợ cán bộ văn phòng UBND huyện đi chung chuyến bay ngày 9/3 với bệnh nhân 54 từ TP HCM đến Phú Quốc.
Về cơ sở vật chất để phòng chống dịch bệnh covid 19, hiện tại Phú Quốc có 1 khu cách ly điều trị tại Trung tâm y tế huyện với 45 phòng, thực kê 100 giường đang hoạt động. Hiện Phú Quốc khẩn trương nâng cấp sửa chữa thêm 1 khu cách ly 100 giường đặt tại Đại đội pháo, đồi 37, ấp Dương Tơ, xã Dương Tơ và khu cách ly 200 giường ở Tiểu đoàn 860 xã Cửa Dương. Tất cả 10 trạm y tế trên địa bàn huyện đều thành lập phòng cách ly tại trạm, thành lập tổ điều tra dịch tễ của trạm y tế thực hiện điều tra dịch tễ các trường hợp nghi ngờ, tiếp xúc gần, theo dõi sức khỏe các trường hợp cách ly tại nơi cư trú.
Đến ngày 16/03/2020, tổng số khách du lịch người nước ngoài hiện có mặt tại Phú Quốc là 7666 (giảm 294 người), trong đó nhiều nhất là khách Nga hơn 4.200 người.
-
Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạch -
21 ngày 'hồi sinh' từng giọt nước thải ở trang trại bò sữa TH -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
-
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính thăm, tặng quà Tết cho nông dân tại Huế, Quảng Trị(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong hai ngày 13-14/1, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính đã thăm, trao quà Tết của tổ chức Hội cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và thành phố Huế nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025.
-
Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng quà Tết cho hội viên nông dân Lào Cai và Lai ChâuNgày 14/1, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Tết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lào Cai, Lai Châu.
-
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phíMục tiêu của Chương trình là thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức.
-
Việt Nam luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoạiTổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Nga, luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
-
Xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2024 lập kỷ lục, tiếp tục dẫn đầu thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) - Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới trong năm thứ 18 liên tiếp, chiếm hơn 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu toàn cầu. Với kim ngạch đạt 4,37 tỷ USD, xuất khẩu hạt điều năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng cả về lượng và giá trị, khẳng định sức mạnh của ngành Điều Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Tổng Bí thư đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thịTổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh tỉnh Bắc Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối năm 2026, đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thị.
-
Thủ tướng: Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào kỷ nguyên mớiThủ tướng cho biết bước sang năm mới 2025, Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
-
Phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số giúp đất nước phát triển nhanh và bền vữngNgày 13/01, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Ba Đình kết hợp với trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối nămThực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Nguyên đán, Xuân Ất Tỵ và các lễ hội Xuân 2025, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn huy động lực lượng, phương tiện đồng loạt ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn.
-
Vai trò của công tác giáo dục xã hội trong phát triển đất nướcTrong sự phát triển toàn diện của đất nước, công tác giáo dục xã hội đạt được những thành quả đáng tự hào và trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển chung; góp phần nâng cao dân trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của giáo dục xã hội là minh chứng sống động cho khát vọng vươn lên và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời củng cố vị thế của đất nước trên bản đồ thế giới.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai