
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Phó Thủ tướng, Chủ tịch hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam Men Sam An và nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu dự lễ kỷ niệm. Ảnh: Văn Điệp /TTXVN
Dự Lễ kỷ niệm, về phía Việt Nam có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022; Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng.
Cùng dự có các Bí thư Trung ương Đảng: Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đọc diễn văn chào mừng Lễ kỷ niệm.
Dự Lễ kỷ niệm có nguyên lãnh đạo Chính phủ; đại diện lãnh đạo bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương; đại diện cựu chiến binh, cựu chuyên gia quân tình nguyện từng chiến đấu tại Campuchia; các mẹ Việt Nam anh hùng; công dân Thủ đô Hà Nội.
Về phía Campuchia có: Phó Thủ tướng Men Sam An, Bộ trưởng Bộ Quan hệ Quốc hội, Thượng viện và Thanh tra Vương quốc Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Campuchia tại Việt Nam Chay Navuth; lãnh đạo Hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam; cán bộ Đại sứ quán, đại diện công dân, sinh viên Campuchia đang sinh sống, học tập, công tác tại Việt Nam.
Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Phát biểu tại buổi Lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Vương quốc Campuchia nhân ngày vui chung này của hai nước, hai dân tộc.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, sự gần gũi về địa lý cùng với những nét tương đồng trong văn hóa, lịch sử là nền tảng vững chắc để Việt Nam và Campuchia vun đắp, phát triển một trong những mối quan hệ truyền thống lâu đời tại khu vực Đông Nam Á. Ngày 23/6/1967, trong bức điện gửi Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: "Việc đặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước chúng ta là biểu tượng rực rỡ của mối tình hữu nghị, thân thiết, đoàn kết chiến đấu. Đó là một sự kiện lịch sử quan trọng giữa Việt Nam và Campuchia, một nhân tố tích cực trong việc gìn giữ hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á". Chỉ một ngày sau đó, ngày 24/6/1967, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Campuchia đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước.
Những năm tháng sau đó, nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia tiếp tục kề vai sát cánh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dành cho nhau sự ủng hộ vô cùng quý báu và cùng giành thắng lợi lịch sử vào mùa Xuân năm 1975. Khi dân tộc Campuchia đứng trước thảm họa diệt chủng Pol Pot khủng khiếp, mặc dù Việt Nam còn chưa kịp khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, Việt Nam tiếp tục sát cánh cùng các lực lượng yêu nước và nhân dân Campuchia, làm nên chiến thắng ngày 7/1/1979, giải phóng đất nước và nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt vong, mang lại hồi sinh cho đất nước chùa Tháp.
"Nhìn lại một thời kỳ lịch sử đã qua, chúng ta càng ý thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của chiến thắng ngày 7 tháng 1 và thêm trân trọng, biết ơn công lao to lớn của quân đội và nhân dân hai nước, đặc biệt là các anh hùng liệt sỹ, thương binh, các cụ cán bộ, chuyên gia quân tình nguyện Việt Nam từng tham gia phục vụ chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả tại Campuchia đã không quản ngại gian nan, hy sinh máu xương, chiến đấu vì hòa bình và tự do của nhân dân Campuchia, vì tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc Việt Nam Campuchia anh em", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Phó Thủ tướng, với phương châm phát triển quan hệ song phương: "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài", trong những năm qua, quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Quan hệ chính trị giữa hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc và trao đổi dưới nhiều hình thức, kể cả khi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương với các cơ chế hợp tác thiết thực được triển khai ngày càng hiệu quả, đi vào chiều sâu. Các hoạt động ngoại giao nhân dân, nhất là tại các tỉnh biên giới diễn ra sôi nổi và rộng khắp, góp phần nâng cao sự hiểu biết của nhân dân, nhất là các thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước, hai dân tộc. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển nhanh chóng và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 đạt 9,54 tỷ USD, tăng 79,1% so với năm 2020, riêng trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt 5,54 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2021. Đến nay, Việt Nam đã có 188 dự án đầu tư ở Campuchia với tổng vốn đăng ký đạt 2,8 tỷ USD, duy trì vị trí đứng đầu ASEAN và trong nhóm 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia. Du lịch tiếp tục là lĩnh vực hợp tác có nhiều tiềm năng. Ngay khi hai nước mở cửa trở lại, số lượng du khách Việt Nam tới Campuchia trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 46.000 lượt, đứng đầu trong số các nước có du khách tới Campuchia. Hợp tác trên lĩnh vực an ninh quốc phòng không ngừng được tăng cường, ngày càng thực chất, hiệu quả.
Chương trình văn nghệ chào mừng lễ kỷ niệm. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước, hai bên khẳng định không cho phép bất kỳ một thế lực thù địch nào sử dụng lãnh thổ của mình để gây phương hại tới an ninh của nước kia. Trên cơ sở các điều ước và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, các cơ quan chức năng, chính quyền và nhân dân địa phương biên giới hai bên đang phối hợp tích cực triển khai công tác phân giới cắm mốc trên đất liền. Năm 2019, hai bên đã ký hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc khoảng 84% đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia và hiện nay đang nỗ lực đàm phán, giải quyết 16% còn lại; tiếp tục xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững". Chính phủ hai nước cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho kiều dân hai nước sinh sống trên lãnh thổ của nhau, phù hợp với pháp luật của mỗi nước.
Các lĩnh vực hợp tác khác về giáo dục đào tạo, giao thông vận tải, văn hóa, y tế, viễn thông được quan tâm, đẩy mạnh. Hàng năm, Việt Nam cấp hàng trăm suất học bổng dài hạn cho sinh viên Campuchia đang học tại Việt Nam. Cùng với đó, số lượng sinh viên Việt Nam sang học tập tại Campuchia ngày càng nhiều. Hai nước cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, nhất là ở các địa phương giáp biên giới. Việt Nam thường xuyên tổ chức các đoàn bác sĩ tình nguyện sang khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân Campuchia. Các bệnh nhân Campuchia khi sang khám, điều trị bệnh tại Việt Nam được hưởng mức lệ phí khám, chữa bệnh như người Việt Nam. Đặc biệt là hai nước luôn quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong ứng phó với đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, hai nước cũng phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế, khu vực và tiểu vùng nhất là Liên hợp quốc, ASEAN, các cơ chế ASEAN dẫn dắt, Cơ chế Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam..., góp phần nâng cao vị thế, uy tín của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chúc mừng những thành tựu của Campuchia thời gian qua như việc tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã, phường khóa 5; là nước đầu tiên của khu vực và quốc gia thứ hai trên thế giới công bố hết dịch COVID-19, nhanh chóng mở cửa và đạt phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, đồng thời đạt nhiều kết quả tích cực trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2022, không ngừng nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. "Là nước láng giềng gần gũi của đất nước Campuchia tươi đẹp, Việt Nam rất vui mừng chứng kiến những thành tựu đó, đồng thời tin tưởng vững chắc rằng nhân dân Campuchia anh em sẽ tiếp tục giành được những thắng lợi mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng thành công Vương quốc Campuchia hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng, có vai trò, vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên trường quốc tế", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhìn lại chặng đường 55 năm qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định, mặc dù trải qua biết bao khó khăn, thử thách cùng với những thăng trầm của lịch sử nhưng tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống và quan hệ hợp tác toàn diện, tốt đẹp giữa Việt Nam - Campuchia đã và đang không ngừng được củng cố, phát triển, đóng góp thiết thực cho công cuộc xây dựng, phát triển phồn vinh của hai nước. Chủ trương nhất quán của Việt Nam là ủng hộ một nước Campuchia độc lập hòa bình trung lập và phát triển. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng và dành ưu tiên cao cho mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia. Đây cũng là mong muốn và quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia năm 2017: "Cho dù tình hình thế giới và khu vực có những đổi thay, song trước sau như một, Việt Nam luôn coi trọng và sẽ làm hết sức mình cùng với Campuchia giữ gìn, vun đắp mối quan hệ Việt Nam - Campuchia mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững".
Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Phó Thủ tướng Campuchia Men Sam An phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Vui mừng được dự Lễ kỷ niệm của hai nước tại Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quan hệ Quốc hội Thượng viện và Thanh tra, Vương quốc Campuchia Men Sam An nhấn mạnh, trong 55 năm qua, hai nước luôn luôn là những người bạn thân thiết, người láng giềng tốt, chân thành; cùng nhau xây dựng mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác truyền thống bền chặt và đồng cam cộng khổ như những người anh em, đồng đội, láng giềng, giành được nhiều thành công to lớn trong hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.
Trong thời kỳ chiến tranh, hai nước đã kề vai sát cánh đấu tranh giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong sự nghiệp giải phóng thành công khỏi ách thực dân và giành độc lập chủ quyền tự do và hòa hợp dân tộc trọn vẹn. Ngày nay, hai nước bước sang trang sử mới nhờ giành được hòa bình toàn vẹn lãnh thổ, tiến bộ và phát triển trên các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, thương mại, đầu tư, du lịch. Nhân dân hai nước thường xuyên qua lại, giao lưu trao đổi hàng hóa. Đặc biệt, khu vực giáp biên hai nước ngày càng thân thiết hơn nhờ chính sách miễn thị thực và kết nối mạng lưới giao thông với nhiều hình thức như đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Đây là yếu tố tạo nên thuận lợi cho việc gìn giữ hòa bình, ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân hai nước.
Cho rằng việc giải quyết vấn đề biên giới đất liền là một trong những thành quả hợp tác giữa nước, Phó Thủ tướng Campuchia Men Sam An đánh giá, việc cơ bản hoàn thành công tác phân giới cắm mốc, cùng nhau gìn giữ và xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị hợp tác và phát triển nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, nhất là cư dân sống dọc biên giới.
Bày tỏ sự trân trọng, lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với công ơn của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam đã luôn giúp đỡ và đồng cam cộng khổ với nhân dân Campuchia, Phó Thủ tướng Campuchia Men Sam An nhấn mạnh, sự ủng hộ và giúp đỡ của Việt Nam đã góp phần đưa Campuchia phát triển từ một dân tộc đau khổ và chia ly do chiến tranh trở thành quốc gia thống nhất với hòa bình trọn vẹn và phát triển trên mọi lĩnh vực. Lễ kỷ niệm lần này là minh chứng cho sự củng cố và vun đắp mối quan hệ đoàn kết hữu nghị hợp tác tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia ngày càng mở rộng, bền vững và mãi mãi trường tồn.
Chương trình văn nghệ chào mừng lễ kỷ niệm. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Nhân dịp này, đại diện cựu chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam từng tham gia giúp đỡ cách mạng Campuchia trước đây; đại diện tuổi trẻ hai nước đã chia sẻ cảm nghĩ trong sự kiện ý nghĩa với hai nước, hai dân tộc.
Theo TTXVN

-
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sách
-
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: "Quyết tâm công phá tâm lý sợ trách nhiệm"
-
Quốc hội thảo luận về tình hình phát triển kinh tế-xã hội
-
Chỉ thị của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
- Quốc hội nghị sự nhiều nội dung quan trọng trong tuần họp thứ hai
- Quốc hội cần giám sát để làm rõ: Ai đang ở trong nhà ở xã hội?
- Chủ tịch nước chúc mừng Đại lễ Phật đản tại TP Hồ Chí Minh
- Chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021 chưa nghiêm
- Chương trình ngày 23/5: Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường
- Để các quyết sách của Quốc hội thực sự đồng hành, hỗ trợ tối đa cho người dân, doanh nghiệp
- Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV diễn ra vào 22/5
-
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaNgày 1/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụiThông tin từ lãnh đạo xã Thanh Hóa cho biết đã có nhiều đoàn thể cũng như bà con lối xóm đến động viên gia đình khi ngôi nhà làm bằng gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
-
Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam ÁKinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao vùng vải thiều Thanh HàNgày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
-
Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) Tối 1/6, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long, Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023; ký kết đưa trái Mận hậu Sơn La trên các chuyến bay VietNam Airlines năm 2023.
-
Lạng Sơn: Nông dân trồng ớt được mùa “kép”(Tapchinongthonmoi.vn) - Với giá bán trung bình từ 30.000-40.000 đồng/kg, những người trồng ớt ở Lạng Sơn không khỏi vui vừng vì ớt thu hoạch năm nay vừa được mùa lại được giá.
-
Vấn đề Tổ hợp tác như là tổ chức tiền Hợp tác xã(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhìn chung, bản dự thảo Luật HTX (sửa đổi) 2023 đã được dự thảo khá công phu, nhìn chung phù hợp tình hình phát triển HTX của Việt Nam tuy nhiên còn một số góp ý liên quan đến chương IX Tổ hợp tác (THT).
-
Kiểm tra chiến dịch bổ sung vitamin A cho hàng nghìn trẻ tại Hà NộiNgày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch đợt 1 bổ sung vitamin A cho hơn 392.000 trẻ tại Hà Nội. Dự kiến, cả nước có hơn 6 triệu trẻ sẽ được bổ sung vitamin A đợt này.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sáchBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội làm rõ các vấn đề liên quan đến lập dự toán ngân sách, đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, đến số tồn dư ngân sách, quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh phí cho chương trình tiêm chủng…
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻVừa mới đầu Hè, nhiều nơi đã liên tục xảy ra đuối nước trẻ em. Từ năm 2022 đến nay, tại tỉnh Quảng Trị, 25 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong tổng số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích thì tỷ lệ trẻ em bị tai nạn đuối nước chiếm hơn 50%. Tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều mô hình, giải pháp giúp giảm nguy cơ đuối nước.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"