Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Kỹ thuật thâm canh lúa ở miền Trung bằng phân bón Văn Điển

14:08 27/07/2020 GMT+7

Có thể ví cây lúa vụ Hè Thu ở miền Trung như một đội chiến binh dũng cảm, khi đối mặt với ít nhất hai thử thách lớn: Khí hậu khắc nghiệt và cánh đồng nghèo dinh dưỡng. Rất may, với việc sử dụng phân bón thông minh, đúng cách, cây lúa vùng này sẽ có thêm “đồng minh” để vượt qua thử thách, mang lại mùa vụ bội thu.

Kiểm tra đồng ruộng lúa Hè Thu trên địa bàn phường Nhơn Hòa (thị xã An Nhơn, Bình Định). Ảnh. N.HÂN

Các cánh đồng trồng lúa Trung bộ được hình thành bồi tụ từ nguồn phù sa của các sông có dòng chảy ngắn, dốc từ dãy Trường Sơn ra biển nên chất lượng phù sa chua do các loại đá chua phong hóa như: Phiến thạch sét, phiến thạch mica. Tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, hầu hết cánh đồng hẹp chạy dài theo bờ biển, khí hậu khắc nghiệt, có mùa Hè nóng nực, nhiệt độ cao, thường xuyên xảy ra hạn hán, bão lũ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lúa.

Bồi bổ cho đất nghèo dinh dưỡng miền Trung

Điều tra của Viện Nghiên cứu Khoa học Nông Lâm nghiệp miền Trung cho thấy: Diện tích đất chua vừa đến chua nặng chiếm trên 70% (pH < 4,0), các cation kiềm, kiềm thổ (Ca++, Mg++) rất thấp < 5mg/100g đất, đất rất thiếu canxi (vôi), ngoài ra còn thiếu lân dễ tiêu nghiêm trọng, chất silic cần thiết cho cây lúa ở các cánh đồng trũng thấp chua cũng đặc biệt nghèo.

Trong một thời gian dài, người nông dân sử dụng quá nhiều phân đạm hóa học cũng ảnh hưởng đến chất lượng đất. Do chuyển dịch chăn nuôi từ hộ gia đình thành các trang trại tập trung, lượng phân chuồng cho lúa giảm sút, đồng ruộng không được cung cấp đủ phân hữu cơ đã tác động xấu đến chất lượng đất. Trong khi đó, người nông dân bón các loại phân NPK thông thường ít thành phần dinh dưỡng cũng làm cho đất thiếu hụt dinh dưỡng, đã ảnh hưởng đến sức khỏe của cây lúa. Sức đề kháng kém, sâu bệnh phát sinh tràn lan gây hại nặng trên nhiều cánh đồng ở Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định… Những vùng đất thấp trũng ven sông, ven suối nhiễm phèn, lúa chậm phát triển, năng suất thấp, đặc biệt dễ đổ non khi gặp gió lớn nhiều vụ thất thu.

Đầu năm 2010, Liên minh các Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công ty cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển triển khai nhiều thực nghiệm bón phân Văn Điển cho lúa ở Quảng Nam, Quảng Trị, Bình Định… Hiệu quả của hoạt động này trên đồng lúa đã chứng minh sự vượt trội hơn rất nhiều so với lúa bón phân đơn và phân NPK thông thường.

Để có thêm tài liệu tham khảo cho người dân miền Trung, chúng tôi đã trao đổi với kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia kỳ cựu về hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây lúa. Trong phần sau đây, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón Văn Điển cho cây lúa trên vùng đất miền Trung.

Kỹ thuật bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho thâm canh cây lúa vụ Đông Xuân ở miền Trung.

 Phân bón Văn Điển dùng cho cây lúa ở Trung Bộ

Có hai dòng phân bón của Công ty Cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển được khuyến cáo sử dụng cho cây lúa miền Trung:

Phân lân nung chảy Văn Điển:

Sản phẩm này được sản xuất từ nguồn nguyên liệu gồm 3 loại quặng là: Quặng apatit giàu lân tổng số, quặng sepentin giàu canxi, magie và vi lượng, quặng sa thạch giàu silic, vi lượng. Sau khi nung chảy các chất dinh dưỡng được chuyển hóa, giải phóng thành nguyên liệu dễ tiêu cây trồng sử dụng được.

Lân nung chảy Văn Điển có 2 dạng: dạng bột và dạng hạt. Thành phần dinh dưỡng chính gồm có: Chất lân dễ tiêu P2O5 = 16%; chất CaO (vôi) = 30%; chất magie (MgO) = 15%; chất silic (SiO2) = 24%; cùng 6 chất vi lượng xác định: kẽm (Zn); Bo (B); mangan (Mn); sắt (Fe) ; đồng (Cu) và coban (Co).

Phân lân Văn Điển có độ pH = 8, tan hoàn toàn trong dịch chua của cây tiết ra đồng hóa lân, tan trong đất chua, đất lầy thụt, tan chậm trong đất ít chua. Phân lân Văn Điển rất thích hợp và hiệu quả rất cao đối với đất lúa miền Trung cung cấp lân dễ tiêu hữu dụng cao, cung cấp canxi (vôi) để cải tạo độ chua cho đất thay thế bón vôi, cung cấp magie, bổ sung loại dinh dưỡng nghèo kiệt ở miền Trung. Đặc biệt, phân lân Văn Điển cung cấp lượng silic dễ tiêu lớn mà đất ở đây đang thiếu hụt nghiêm trọng.

Phân lân Văn Điển từ lâu đã được bà con nông dân sản xuất lúa miền Trung sử dụng, kỹ thuật được khuyến cáo bón lót trước khi sạ lúa, vùi phân vào sâu lớp đất canh tác để dự trữ nguồn dinh dưỡng cho cây lúa suốt cả vụ cũng như khử chua đưa độ pH thích hợp cho cây lúa phát triển, vụ Đông Xuân lượng bón từ 450 -500 kg/ha. Vụ Hè Thu bón từ 350 -400 kg/ha. Sau khi bừa đất kỹ chuẩn bị lên luống thì rải phân, dùng bùn gạt kéo cho lân hòa lẫn với bùn đất trước khi gieo sạ giống.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển:

Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển được sản xuất từ quá trình hóa hợp lân nung chảy Văn Điển có 10 thành phần chất dinh dưỡng với đạm, kali, lưu huỳnh trên dây chuyền hiện đại sản xuất ra cá dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa nhiều thành phần dinh dưỡng (13 loại chất dinh dưỡng).

Sự khác biệt nhất về chất lượng của các dòng sản phẩm phân bón ĐYT NPK Văn Điển là: Trong mỗi hạt phân bón, có chứa cân đối dinh dưỡng đa lượng NPK theo nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa đặc biệt thời kỳ đẻ nhánh, thời kỳ làm đòng, đồng thời còn có tỷ lệ vôi, magie, silic cao mà nhiều loại phân NPK thông thường hiện nay không có được.

Trong phân bón ĐYT NPK Văn Điển các chất dinh dưỡng vi lượng được xác định rõ ràng từ lân nung chảy Văn Điển tạo nên. Với đặc thù đất trồng lúa ở miền Trung vốn mất cân bằng dinh dưỡng nghiêm trọng thì phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển được sử dụng ở nơi đây sẽ bổ xung hữu hiệu đầy đủ nhất dinh dưỡng cho cây lúa và cho đất. Các dòng sản phẩm phân bón ĐYT NPK Văn Điển được bà con nông dân khu vực miền Trung đang ưa thích là:

Ba dòng sản phẩm phân lót lúa:

+ Phân bón ĐYT NPK 10.7.3 có thành phần dinh dưỡng: N = 10%; P2O5 = 7%; K2O = 3%; CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 6%; S = 2% và 6 chất vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

+ Phân bón  ĐYT NPK 8.8.4 có thành phần dinh dưỡng: N = 8%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 6% ; S = 2% và 6 vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co.

+ Phân bón ĐYT NPK 9.7.4 có thành phần dinh dưỡng: N = 9%; P2O5 = 7%; K2O = 4%; CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 6% ; S = 2% và 6 chất vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co.

Hai dòng sản phẩm phân bón thúc lúa:

+ Phân bón ĐYT NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4%; S = 11% và 6 chất i lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co.

+ Phân bón ĐYT NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4% ; S = 11% và 6 vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co.

Kỹ thuật bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho thâm canh cây lúa vụ Hè Thu ở miền Trung.

Một số lưu ý khi bón phân Văn Điển

Đối với những chân ruộng chua chũng, chua phèn cần phải bón lót phân lân Văn Điển trước khi sạ giống, lượng bón từ 300 – 400 kg/ ha kết hợp với phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng lót theo khuyến cáo.

Bà con nông dân đã bón đầy đủ phân bón Văn Điển thì không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác.

Lúa được bón khép kín từ lót đến thúc bằng phân bón Văn Điển trên đồng ruộng có sự khác biệt dễ quan sát như: đẻ nhánh sớm, nhánh cây mập, lá dày, màu xanh sáng bóng, cứng cây, sức chống đổ tốt, kháng được nhiều loại sâu bệnh gây hại, người trồng lúa ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Dàn lúa phát triển đồng đều, trỗ thoát bông nhanh, độ mẩy hạt cao, khi lúa chín: Thân cây, lá đòng, bông vàng, gạo lật xay sát đạt tỷ lệ cao, chất lượng, gạo cải thiện, dễ tiêu thụ giá cao trên thị trường.

                                 Việt Hà – Nam Phong