Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa
Cây vú sữa có tên khoa học là: Chrysophyllum cainito, được du nhập từ châu Mỹ vào Ấn Độ, Srilanka, Thái Lan và sau đó là Việt Nam. Các giống được trồng hiện nay tại Việt Nam là vú sữa Lò Rèn, vú sữa tím, vú sữa nâu…
1. Yêu cầu sinh thái
Cây vú sữa trồng thích hợp ở nhiệt độ 22-340C, ưa đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua, pH 5,5-6,5, cao độ không quá 400m
2. Mật độ và khoảng cách và cách trồng
a. Trồng với mật độ:
Hàng cách hàng 6m, cây cách cây 8m với mật độ khoảng 200 – 220 cây/ha. Các vùng đất cao bố trí khoảng cách 6 x 6m/cây theo kiểu nanh sấu với mật độ 250 – 270 cây/ha.
b. Chuẩn bị hố trồng và cách trồng
Trước khi trồng 15 – 20 ngày tiến hành đào hố rộng 40-50cm, sâu 20 – 25cm, trộn đều lớp đất này với hỗn hợp 20kg phân hữu cơ, 100g DAP, 200 – 300g phân lân nung chảy và sử dụng Confidor 100SL để trị mối gây hại.
3. Tỉa cành, tạo tán và tưới nước
Trong các năm đầu nên tỉa bớt cành, chỉ để lại các cành phân bố cành đều theo các hướng, tạo cho cây có tán tròn đều và khống chế chiều cao không vượt quá 4 – 4,5 m. Cắt bỏ cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính, cành mọc gần mặt đất.
Tưới nước đầy đủ là yếu tố thiết yếu đối với cây vú sữa nhằm đảm bảo sinh trưởng. Tưới đẫm sau thời kỳ khô hạn tạo tác dụng ra hoa đồng loạt cho cây và đảm bảo tỉ lệ đậu trái cao. Giai đoạn cây con: cần cung cấp đầy đủ cho cây vú sữa, tưới 3-5 lần/ tuần, 20-30 lít nước/lần/cây. Giai đoạn cây ra hoa và mang trái cần tưới nước thường xuyên 2-3 ngày/lần.
4. Bón phân
Nên bón đều xung quanh và cách gốc khoảng 2/3 đường kính tán cây.
Từ khi trồng đến một năm: Tưới 20 – 30g phân DAP hòa trong 20 lít nước/cây/lần/tháng.
Từ 1 – 3 năm: Bón tổng lượng phân/cây/năm là hỗn hợp 1 – 2kg phân Urea + DAP + NPK (20-20-15) với tỉ lệ 1/1/1 chia đều làm 4 lần bón trong một năm, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tháng.
Cây vú sữa từ năm thứ 5 sau khi trồng nên bón 4 lần phân vào các giai đoạn: xử lý ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 – 2 tháng. Liều lượng phân bón thay đổi, tăng dần theo tuổi cây từ 5 – 20 năm. Cần bón vôi ngay sau khi thu hoạch vụ trước từ 5 –10 kg vôi để xử lý nấm bệnh và nâng cao độ pH trước khi bón lần 1 khoảng 7-10 ngày.
Lần 1: Bón vào giai đoạn xử lý ra hoa từ 20 – 40kg phân hữu cơ hoai và sau khoảng 10 – 15 ngày sau bón 3 – 4kg NPK (20 – 20 – 15).
Lần 2: Bón lúc trái có đường kính khoảng 1cm với lượng 1-2kg Urea + 1-2kg DAP/cây.
Lần 3: Bón lúc trái có đường kính khoảng 3cm, với hỗn hợp 2-3kg phân NPK 20-20-15 + 1-2kg KCl/cây.
Lần 4: Bón trước thu hoạch 2 tháng với liều lượng 1 – 2kg phân NPK + 1-2kg KCl/cây.
5. Phòng trừ sâu bệnh
5.1. Phòng trị sâu hại
5.1.1. Sâu đục trái (Alophia sp- Pyralidae)
Gây hại từ khi trái có đường kính 2cm đến khi trái chín.
Phòng trừ bằng các loại thuốc như: Carbosulfan 200 e/1 + Chlorpvrifos Ethyl 400g/l (Bop 600EC); Alpha-cypcrmethrin 2% + Chlorpyrifos Ethyl 38% (Careman 40EC) để phun với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện và mức thiệt hại trái khoảng 2-3%. Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng để tránh dư lượng thuốc gây hại cho người tiêu dùng.
5.1.2. Sâu ăn bông (Eustalodes anthivora – Gelecchiidae)
Gây hại khi cây ở giai đoạn trổ bông.
Phòng trừ bằng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học khi cần thiết như: Emaraectin benzoate (Actimax 50WG), Protein Toxins (Dipel 6.4DF), Abamectin (Flutel 0.9EC), Spinosad (Success 25 SC), Bacillus thuringiensis (Biobit 32B FC), liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nên phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện
5.1.3. Rệp sáp (Pseudococcus sp – Pseudococcidae)
Gây hại chủ yếu vào mùa khô trên tất cả các bộ phận của cây.
Cần thường xuyên thăm vườn cây để phát hiện rệp kịp thời, khi rệp mới xuất hiện với tỷ lệ bị hại còn thấp có thể cắt bỏ các cành bị rệp, thu gom và đưa ra ngoài vườn để tiêu diệt.
Phun các loại thuốc như: Chlopyrifos Ethyl (Mapy 48 EC); Cypemethrin 40s/l + Profenofos 400g/l (Acotrin p 440EC); Spirotetramat (Movento 150 OD); Chlorpyrifos Ethyl 200o/l + Imidacloprid 20g/l (Fidur 220EC)
5.2. Phòng trị bệnh hại
5.2.1. Bệnh thối trái do nấm Colletotrichum sp.
Vệ sinh vườn sạch sẽ, thoáng mát đầy đủ ánh sáng. Khi thấy bệnh bắt đầu xuất hiện cần phải phun các loại thuốc như: Fosetyl-aluminium (Aliette 800 WG; Alimet 90SP) hoặc Phosphonate (Agri- Fos 400SL), Metalaxyl (Mataxyl 500WP) nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tỉa bỏ trái bệnh và tiêu hủy.
5.2.2. Bệnh thối trái do Lasiodiplodia theobromae
Gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm vào mùa mưa.
Phun các loại thuốc như: Mancozeb 64% + Metalaxyl 8% (Mancolaxyl 72WP; Mexyl MZ 72WP); Cymoxanil 8% + Mancozeb 64% (Carozale 72WP); Copper Hydroxide (Champion 37.5SC)…
5.2.3. Bệnh bồ hóng
Nấm bệnh bám thành mảng trên mặt lá, thân, trái. Nấm không gây hại trực tiếp vì không hút được dinh dưỡng từ cây nhưng tạo thành lớp nấm đen dính vào mặt lá làm giảm sự quang hợp ở lá ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa nắng đi kèm với rệp sáp.
Phòng trừ bằng cách tỉa cành tạo tán hợp lý, phun các loại thuốc để diệt rệp như Thiamethoxam (Actara® 25 WG), Rotenone (Dibaroten 5WP, 5SL, 5GR) kết hợp với thuốc trừ nấm như: Fosetyl-aluminium (Acaete 80WP; Agofast 80 WP; Aliette 800 WG); Mancozeb 64% + Metalaxyl 8% (Mancolaxyl 72WP; Mexyl MZ 72WP; Copper Hydroxide (Champion 37.5SC)… với liều lượng theo khuyến cáo.
(Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)
-
'Sẽ đề nghị Chính phủ có Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3' -
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu -
Hưng Yên: Hàng trăm người dân mất tiền tỷ vì cây cảnh ngập lụt, lợn phải bán non -
Quảng Trị: Bốn huyện đã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò
- TP.HCM: Mô hình trồng lúa ST25 hữu cơ cho hiệu quả đầu tiên của huyện ngoại thành Bình Chánh
- Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ
- Ban hành Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Nông dân ven sông Lam đánh thức tiềm năng “vốn tự nhiên” từ con rươi
- TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới
- Quảng Trị: Huyện Hướng Hóa công bố dịch lở mồm long móng
- Khẩn trương phổ biến phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy trên bò sữa ở tỉnh Lâm Đồng
-
Mailisa chi 10 tỷ đồng tiền mặt và 50 tấn gạo ủng hộ đồng bào vùng lũ - Ấm lòng tình người sau cơn bão(Tapchinongthonmoi.vn) – Sau chuyến thiện nguyện đợt 1, nhận thấy bà con nhiều vùng còn quá khó khăn, doanh nhân Mailisa Hoàng Kim Khánh quyết định chi thêm 7 tỷ tiền mặt thực hiện chuyến thiện nguyện đợt 2 xây nhà cho bà con. Nâng số tiền chính thức ủng hộ bà con miền Bắc khắc phục bão lũ lên đến 10 tỷ tiền mặt và 50 tấn gạo (đợt một 3 tỷ đồng tiền mặt và 50 tấn gạo).
-
Lễ mừng lúa mới của người Jrai: Lòng biết ơn mẹ thiên nhiênLễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên để tạ ơn thần linh, mẹ thiên nhiên đã ban cho mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no. Đây cũng là dịp để gia đình, bạn bè, dòng tộc và cộng đồng lưu giữ những kết nối tình cảm gắn bó, yêu thương.
-
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu từ cấp chi bộ đến Trung ươngĐảng viên tại TP Hồ Chí Minh nhận định những đánh giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về tồn tại, hạn chế về phương thức lãnh đạo của Đảng là rất sát, rất thực tiễn chứ không chỉ là “câu chữ."
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên Hợp quốcTại Liên hợp quốc (LHQ), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp quan trọng ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, với vai trò trung tâm của LHQ đối với hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới.
-
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình- Quảng Trị, miền Trung mưa lớn, cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lỡ đất(Tapchinongthonmoi. vn) - Chiều ngày 19/9, bão số 4 giật cấp 10 đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình- Quảng Trị. Hoàn lưu bão gây gió rất mạnh và mưa to trong những giờ tới cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung QuốcNgày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc với sự quan tâm của gần 30 Sở NN&PTNT, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hiệp hội Sầu riêng và các đơn vị xuất khẩu, hợp tác xã, đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
-
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu PhiChiều 18/9, tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì cuộc họp với đoàn Đại sứ 11 nước châu Phi.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới CubaTừ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
-
Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN, đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng NinhNgày 18/9, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Tân Long tổ chức chương trình thăm hỏi và tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 3 huyện: Đầm Hà, Tiên Yên và Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội Nông dân các cấp và đông đảo bà con nông dân tại địa phương.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
4 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!