
Ký ức hào hùng của Chiến sĩ Điện Biên 92 tuổi
Kỳ 2: Miếng vải dù cứu mạng
Cuộc đột kích vào trong lòng địch
Lúc này, sân bay Mường Thanh đã bị quân ta khống chế. Các loại súng cối, pháo cao xạ, đại liên, 12 li 7... đã áp sát sân bay. Máy bay địch không còn tự do cất, hạ cánh như trước nữa, chúng chỉ còn cách dùng máy bay thả dù tiếp tế. Một buổi chiều, Đại đội phó Cát cho tập hợp đại đội lại. Anh nói: “Cần một số đồng chí đi làm nhiệm vụ đặc biệt tối nay". Ông Củng đứng ở hàng trên liền giơ tay ngay, anh Cát lập tức chọn ông cùng khoảng 20 người, trong đó có 2 xạ thủ trung liên.
Cho đại đội giải tán, đồng chí Cát dẫn nhóm tới cửa hầm đại đội rồi tuyên bố nhiệm vụ: "Tối nay ta đột kích vào sân bay Mường Thanh, nhiệm vụ của chúng ta là rải truyền đơn và bắt sống lấy một tên địch làm tù bình đưa về để khai thác". Ngoài súng, lựu đạn, chạc ba đỡ hàng rào, mỗi người còn phải mang theo 1 bó truyền đơn. Ông Củng tranh thủ đọc qua tờ truyền đơn thì thấy viết bằng 3 thứ tiếng: Tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Thái. Nội dung chủ yếu kêu gọi binh lính địch ra hàng.
Khi lên đường thì trời đổ mưa, lúc đầu mưa nhỏ rồi mưa cứ to dần. Súng trung liên đồng chí Đại đội Phó chỉ thị không cho mặc áo súng (lớp vải bạt phủ ngoài) vì phải sẵn sàng chiến đấu. Trời tối đen như mực, các chiến sĩ trước đây ghét pháo sáng bao nhiêu thì giờ lại mong nó bắn lên bấy nhiêu để biết đường mà đi. Súng và người đều ướt sũng và bẩn, ngã liên tục. Sau bao vất vả, cuối cùng nhóm đột kích cũng đã lọt vào sân bay. Đồng chí Đại đội Phó Cát phân công hai khẩu súng máy được hướng ra hai nơi cảnh giới, còn tất cả tản ra đi rải truyền đơn.
Bộ đội ta tiến vào sân bay Mường Thanh. Ảnh tư liệu.
Vừa rải xong truyền đơn, thì đồng chí cảnh giới phát hiện có chừng một trung đội địch đang đi về phía toán đột kích. Anh Cát yêu cầu bình tĩnh, để địch vào gần mới bắn cho chắc ăn. Khi địch còn cách quân ta chừng 100m, anh Cát hô bắn, xạ thủ trung liên lên đạn rồi bóp cò nhưng súng không nổ chỉ nghe tiếng kim hỏa đập lạch cạch. Đồng chí bình tĩnh lên đạn lại, bóp cò lần thứ hai vẫn không nổ. Để đảm bảo an toàn, đồng chí Cát ra lệnh rút, đúng lúc này, pháo sáng địch bắn lên rực trời. Liếc mắt nhìn thấy quân ta vẫn chưa ra khỏi hàng rào, ông Củng nghĩ nhanh: "Mình cần phải tấn công bất ngờ thì quân địch mới hoang mang. Toàn đội mới có thời cơ thoát ra ngoài an toàn". Ông nhoài người, lấy hết sức ném quả thủ pháo vào giữa đội hình địch, rồi ném bồi thêm liên tiếp hai quả lựu đạn, tiếng nổ bất ngờ dậy đất, quân địch bị tấn công phủ đầu ngã xuống la liệt, chúng la hét om sòm, bắn xối xả ra xung quanh. Khu vực sân bay lúc này như bừng tỉnh, pháo sáng được liên tiếp bắn lên, sáng rực cả bầu trời, súng trong đồn thi nhau nhả đạn.
Ông Củng đề nghị với đồng chí Đại đội phó Cát cho anh em rút về, ông sẽ đi cuối cùng yểm trợ. Thấy đồng đội cuối cùng đã qua hàng rào an toàn, ông Củng định bò lùi ra thì pháo sáng rực trời, đèn pha trong căn cứ quét vào hàng rào nhìn rõ từng ngọn cỏ, đạn bay xối xả.
Xứng danh người chiến sĩ Điện Biên
Trong lằn ranh giới sinh tử, thấy một hố đại bác giữa hàng rào, ông Củng liền trượt ngay xuống, chui vào trong một chiếc dù trắng đang bị vùi ba phần tư dưới đất, đậy lên người. Lúc này, các đơn vị súng cối của ta bắn yểm hộ cấp tập vào sân bay. Những tên Pháp sót lại của nhóm tuần tra hốt hoảng tháo chạy vào các lô cốt, bắn trả lại. Ông Củng vừa mừng lại vừa lo: Mừng vì đơn vị đã rút ra ngoài an toàn, còn lo vì mình đang nằm trong làn đạn của cả hai bên, tiếng nổ inh tai, mảnh đạn bay vèo vèo, cắm xuống đất phầm phập ngay quanh mình.
Mệt, đói và buồn ngủ. Đã nhiều ngày đi chiến đấu, đêm thì đi đào giao thông hào nên ông Củng rất thèm được ngủ. Vùi người xuống đất đã bị bom đạn cày tơi xốp, cẩn thận kéo chiếc dù che kín đầu, ông Củng ngủ lúc nào không hay biết, giữa làn đạn hai bên. Nóng bức của mùa Hè như thiêu, như đốt, ông Củng bừng tỉnh, thấy mặt trời đã lên cao, không khí dưới một chiếc dù nóng bức và ngột ngạt không thể nào chịu nổi. Ông Củng thận trọng hé một góc dù để được hít thở không khí bên ngoài. Trời cao xanh không một đám mây, không một làn gió, nóng nung người. Máu trong người ông như sôi lên, mồ hôi vã ra như tắm, môi khô, cổ họng rát bỏng, chân tay bị chuột rút co quắp đau buốt.
Càng về chiều thì cái nóng càng nhân lên gấp nhiều lần, một mình nằm giữa vòng vây của quân thù, nếu chỉ sơ hở một chút là có thể bị bắt sống hoặc bắn chết. Ban ngày máy bay địch thả dù tiếp tế, nhiều chiếc rơi gần chỗ ông Củng nằm, địch ra lấy hàng tấp nập. Cũng may là địch rất sợ ta bắn tỉa, chúng vội vã ra lấy hàng rồi vội vã quay về đồn nên không phát hiện ra có một Tiểu đội trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đang nằm cách chúng chỉ vài mét. Trời sẩm tối, lính địch thay phiên nhau đi tuần sát hàng rào chỗ ông nằm, ánh đèn pin được chiếu loang loáng. Địch gần đến nỗi ông Củng nhìn rõ mặt toán lính Pháp chạy ra nhặt mấy tờ truyền đơn, chụm đầu lại, rọi đèn pin đọc cho nhau nghe. Có thằng còn nhét mấy tờ truyền đơn vào túi rồi lại đi tiếp.
Trời tối hẳn, trong sân bay, những quả pháo sáng thỉnh thoảng lại được bắn lên trời. Đã đến lúc từ biệt chiếc dù, vị "ân nhân" cứu mạng đêm qua, ông Củng lấy lưỡi dao lam mang theo, cắt lấy một miếng mang về làm kỷ niệm. Cẩn thận nâng từng sợi dây thép gai, ông luồn người qua để di chuyển. Mỗi lần có đợt pháo sáng, ông Củng phải nằm yên bất động, đợi pháo sáng tắt hẳn mới tiếp tục di chuyển. Mất gần 30 phút, ông Củng mới ra khỏi hàng rào cuối cùng, toàn thân đầy máu do hàng rào kẽm gai của địch móc vào.
Rời khỏi khu vực nguy hiểm, ông Củng tìm ngay đến 1 hố bom đầy nước, để khẩu súng trên miệng hố, ông nhào xuống, bất kể nước trong hồ đục hay trong, uống một hơi dài. Thấy khỏe hơn, ông lần về đơn vị, thì gặp anh Cát, Đại đội Phó đang ngồi đầu chiến hào. Anh Cát mừng rỡ gọi anh nuôi trong đơn vị nấu cho ông Củng luôn hai suất cơm. Trong lúc chờ đợi cơm chín ông kể vắn tắt sự việc xảy ra đêm qua và việc nằm trong lòng địch suốt 24 giờ không ăn, không có nước uống. Anh Cát vỗ vai và khen ông Củng và khẳng định, nếu không có mấy quả lựu đạn của ông ném giữa đội hình, làm cho địch bất ngờ, thiệt hại nặng thì đội đột kích của ta khó lòng thoát ra ngoài an toàn. Đồng chí Đại đội Phó cũng cho biết thêm: Đài quan sát của ta báo về cho biết trận đánh đêm qua địch chết và bị thương gần 20 tên.
Người bạn 60 năm chung thủy
Sau trận đột kích táo bạo, anh hùng đó, ông Củng được thăng chức Tiểu đội Trưởng Tiểu đội Súng máy, tiếp tục tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngày 28/4, sau một trận giao tranh ác liệt trên cánh đồng Mường Thanh, ông bị thương nặng phải chuyển về hậu cứ. Nằm hôn mê mấy ngày, vừa tỉnh táo lại thì ông nghe thông báo trong nỗi niềm vừa vui mừng, vừa tiếc nuối: Chúng ta đã giành chiến thắng tại Điện Biên Phủ, một chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Mừng vì máu xương đồng đội không tiếp tục đổ xuống trên lòng chảo Điện Biên, tiếc nuối vì không được có mặt trên chiến trường đến giờ phút lịch sử cuối cùng.
Cựu chiến binh Điện Biên Phủ, Hoàng Công Củng và ông Hoàng Trung Thành, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Đông Xá.
Tấm vải dù cứu mạng đó đã trở thành người bạn bất ly thân của người cựu chiến sĩ Điện Biên suốt đời. Ông nâng niu giữ gìn nó như một vật báu, đề dưới ba lô, thinh thoảng lại mang ra vuốt ve ngắm nhìn, nhớ lại những ngày ác liệt tại Điện Biên. Nhiều khi hành quân mang vác nặng, phải tính toán nên để lại cái gì còn cái gì thì bỏ, riêng tấm vải dù luôn được ông ưu tiên để lại. Nó đồng hành cùng ông suốt cả quãng đời chiến sĩ. Hòa bình lập lại, ít lâu sau, ông Hoàng Công Củng được chuyển công tác. Tấm vải dù lại cùng ông lên đường công tác vào khu 4, nơi mà giặc Mỹ đánh phá ác liệt nhất lúc bấy giờ. Đơn vị đã nhiều lần bị bom Mỹ thả trúng, bạn bè đã có người hy sinh nhưng kỳ lạ và may mắn thay, ông và nó vẫn an toàn. Tấm vải dù đã cùng ông đi qua cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ, theo ông khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam tận cho đến khi nghỉ hưu. Vinh quang cũng lắm, cực khổ cũng nhiều, ông và tấm vải dù đều cùng nhau nếm trải. Sau gần 60 năm bên ông, cuối cùng, tấm vải dù, người bạn chung thủy và lặng im đó đã quá mục nát. Nhưng trong trái tim người chiến sĩ Điện Biên 92 tuổi, người bạn quý đó vẫn còn mãi mãi.
Ở tuổi ngoài 90 nhưng trong các dịp lễ lớn của dân tộc, UBND huyện Đông Hưng, UBND xã Đông Xá vẫn mời ông đi kể chuyện Điện Biên cho các lứa học sinh của huyện, của xã nghe. "Những câu chuyện sinh động, phong phú, chân thật về chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" 70 năm về trước của ông Củng đã giúp các cháu học sinh, các bạn trẻ; nhân dân và bạn bè quốc tế hiểu sâu hơn về ý chí, khát vọng của nhân dân Việt Nam; góp phần củng cố thêm lòng tin của nhân dân với Đảng, với quân đội", ông Hoàng Trung Thành, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Đông Xá cho biết.

-
52 năm ký Hiệp định Paris: Đỉnh cao của trí tuệ, bản lĩnh ngoại giao Việt Nam
-
"Chiến thắng 7/1 đã khắc sâu vào tâm khảm của nhân dân Campuchia"
-
“Thực là một đội quân kỳ lạ”
-
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du khách
- Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in sâu trong tâm thức người dân Lào
- Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương, chế độ và trợ cấp theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP
- Bài 3: Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi
- Bài 2: Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi
- Bài 1: Hỗ trợ sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước
- Tự hào 94 năm ngành Tuyên giáo!
- 70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình
-
Trà hoa vàng và câu chuyện phát hiện, bảo tồn cây dược liệu quý ở Thái NguyênTheo PGS.TS Trần Ninh, trong gần 30 năm gắn bó cùng các đồng nghiệp, ông đã đi khắp các vùng miền Việt Nam và phát hiện được 25 loài trà hoa vàng mới cho khoa học. Ông đã đặt tên cho loài hoa trà hoa vàng bản địa Thái Nguyên trên dãy núi Tam Đảo là Hakodae Ninh. Từ những phát hiện trên, "Nhà Khoa học của nhà nông" Phạm Thị Lý đã lựa chọn trà hoa vàng để đưa vào "mô hình đa hệ sinh học dược liệu dưới tán rừng".
-
Lễ hội Cà phê lần thứ 9: “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”Ngày 26/2, tại tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Họp báo Lễ hội Cà phê lần thứ 9 năm 2025, với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”. Đây là sự kiện thiết thực, ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk.
-
Người bác sỹ già cứu sống nhiều bệnh nhân tim mạch nguy kịchVới tâm huyết, kinh nghiệm và tay nghề cao, dù đã nghỉ hưu hơn 10 năm, bác sỹ Huy vẫn trực tiếp tham gia nhiều ca can thiệp tim mạch phức tạp, cứu sống nhiều bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bảo đảm người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế gần nhất với chất lượng tốt nhấtTối 26/2, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Y tế tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Bản hùng ca người chiến sĩ áo trắng”. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo.
-
Vinamilk đồng hành cùng Giải chạy vì cộng đồng nhân dịp 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt NamVinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
-
“Trong ngành y, đào tạo thực tế là rất quan trọng”Cách đây không lâu, trên một chuyến máy bay, có 1 nữ hành khách quốc tế lên cơn đau bất ngờ, cần sự giúp đỡ ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Tiếp viên trưởng ra tín hiểu khẩn tới toàn kíp bay và hành khách: “Có ai trong đoàn bay là bác sĩ không? Chúng tôi cần được giúp đỡ!”.
-
Ông Vũ Đức Thuận được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn LaNgày 26/2, tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức công bố các quyết định về công tác cán bộ tại Hội Nông dân tỉnh Sơn La. Dự Hội nghị có các ông Lò Minh Hùng, Phó Bí thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Sơn La, lãnh đạo huyện ủy Mường La.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Viện Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ươngNhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025), sáng 25/2, tại Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức Lễ khánh thành hai tòa nhà: Viện Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ương (A11) và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm (A4), góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ của Bệnh viện hạng đặc biệt trong công tác khám, chữa bệnh cho các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân.
-
Trải nghiệm Xuân vùng cao Hà Giang theo những cung đường “hot” nhấtSức hút từ những điểm đến hoang sơ và độc đáo như cung đường Hà Giang cho thấy du khách trong nước và quốc tế ngày càng muốn có những trải nghiệm chân thực, yêu thích phiêu lưu và khám phá văn hóa.
-
Phú Mỹ và Hanwa ký kết biên bản ghi nhớNgày 24 tháng 2 năm 2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo – Phú Mỹ) và Công ty Hanwa (Nhật Bản) đã chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ (MoU), đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng với sự tham dự của Ban lãnh đạo cấp cao từ cả Phú Mỹ và Hanwa.