Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột phá
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết về khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Theo các đại biểu Quốc hội đây cũng chính là tâm tư nguyện vọng của cử tri, kỳ vọng chủ trương của Đảng và sự quyết liệt của người đứng đầu trong thực hiện sẽ là giải pháp khắc phục những chồng chéo, lãng phí, tiêu cực hiện nay, để bộ máy thực sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Các đại biểu Quốc hội phân tích chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 18, nhưng sau 7 năm thực hiện nghị quyết, đến nay, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, còn trùng lắp, chồng chéo, gây cản trở sự phát triển. Đại biểu Nguyễn Tạo, đoàn Lâm Đồng kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ tạo ra những đột phá thúc đẩy phát triển của địa phương và đất nước.
“Như Tổng Bí thư nói, phải tinh gọn bộ máy. Tôi cho rằng đây là cuộc cách mạng và mong rằng chỉ đạo của Tổng Bí thư trở thành hiệu triệu cho đất nước: nói đi đôi với hành động. Chúng ta mong chờ thời gian tới sự chuyển biến, sự thấm nhuần những nghị quyết của Trung ương về cải cách thủ tục hành chính, về tinh gọn bộ máy. Việc con người, nhân sự gắn với bộ máy đó như thế nào, có toàn tâm toàn ý với dân không, đó là một vấn đề. Từ thể chế, cơ chế chính sách tới bộ máy, tới con người đảm nhận vị trí, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, toàn tâm toàn ý vì nhân dân, vì đất nước phục vụ" - Đại biểu Nguyễn Tạo bày tỏ.
Khẳng định bộ máy hành chính hiện đang còn cồng kềnh trong các cấp, các ngành, dẫn tới chi thường xuyên ngân sách lớn, đại biểu Hồ Thị Minh, đoàn Quảng Trị nhất trí cần thiết phải khẩn trương tinh gọn lại bộ máy. Trên cơ sở rà soát, đánh giá để đảm bảo việc tinh gọn thực hiện nghiêm túc trong cả hệ thống chính trị, với phương châm tinh gọn hướng tới chất lượng, trí tuệ của bộ máy thay vì tinh giảm cơ học như đang thực hiện:
Đại biểu Hồ Thị Minh thấy ý tưởng trong bài viết của Tổng bí thư, tất cả các đơn vị, bộ, ngành và các khâu trung gian trong công tác tham mưu, phải siết gọn lại và hướng về cơ sở. Bộ máy cấp trên và cơ sở phải có sự thống nhất trong công tác điều hành, còn bộ phận trung gian tham mưu mà nếu chức năng trùng lắp, không cần thiết thì có thể tinh gọn lại.
"Để làm thế nào trong thời gian tới khi chúng ta siết, ngạch bậc lương theo vị trí việc làm thì thật sự đem lại hiệu quả và đảm bảo được đời sống cho cán bộ", nữ đại biểu chia sẻ.
Nêu rõ hiện nay nhiều bộ máy, cơ cấu tổ chức chưa minh bạch chức năng, nhiệm vụ, thậm chí còn chồng chéo, vừa tạo ra tình trạng lãng phí về con người, và vừa không thể triển khai được chức trách nhiệm vụ nhanh, thậm chí không quy trách nhiêm được, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả là cần thiết.
Cũng theo đại biểu, tinh giảm biên chế phải đi liền với tinh gọn, nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy. Trong một cơ quan đơn vị xác định được số lượng nhân lực phù hợp sẽ xác định chức trách nhiệm vụ của từng vị trí, khắc phục được tình trạng không phân định rõ chức năng, nhiệm vụ từng người dẫn tới còn kìm hãm quá trình thực hiện công vụ, cản trở hiệu suất hoạt động. Do vậy, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, tinh giản biên chế là phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả và nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức.
"Không thể áp dụng máy móc là tinh giản bao nhiêu phần trăm, việc đó sẽ không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức và khối lượng các công việc của mỗi một ngành, mỗi một lĩnh vực phải có. Phải rà soát lại cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống vị trí việc làm, từ đó xác định cơ cấu tổ chức cần bao nhiêu, vị trí việc làm bao nhiêu và chúng ta sẽ giữ lại bao nhiêu trong bộ máy”, ông Hoàng Văn Cường phân tích.
Trong bài viết, Tổng Bí thư nêu rõ 3 nhiệm vụ trọng tâm thực hiện thời gian tới. Trong đó xác định tập trung hoàn thiện thể chế theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống.
Cùng với đó gắn tinh gọn tổ chức bộ máy với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, biên chế hợp lý, chuẩn hóa chức danh. Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ theo hướng thực chất...
Tuy nhiên, để tinh gọn bộ máy thực sự chuyển biến, thúc đẩy phát triển của đất nước, thời gian tới cần sự triển khai đồng bộ quyết liệt từ trung ương đến địa phương và mỗi cơ quan đơn vị.
Theo VOV
-
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu từ cấp chi bộ đến Trung ương -
Đoàn kết, vững lòng tin vào Đảng, Chính phủ để vượt qua siêu bão Yagi -
Trí tuệ nhân tạo giúp tối ưu hoá sản xuất nông nghiệp -
Ứng dụng AI - Cơ hội phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững
- Thiêng liêng hai tiếng Việt Nam
- Phát triển chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản
- 'Có biểu hiện của lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng văn bản pháp luật'
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thương hiệu là niềm tin của người tiêu dùng
- Từ 01/8, người dùng sẽ phải trả phí sử dụng dữ liệu từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai
- Những điều có thể bạn chưa biết về Quỹ Phát triển đất
- Thêm nhiều hình thức thiết thực hỗ trợ cho người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi
-
Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạoĐể góp phần thực hiện đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp), UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành văn bản triển khai "Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp".
-
Quốc hội thảo luận một loạt dự án luật và Luật Điện lực sửa đổiNgày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước... và Luật Điện lực sửa đổi.
-
Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột pháĐại biểu Quốc hội cho rằng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, còn trùng lắp, chồng chéo; đồng thời kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ tạo ra đột phá thúc đẩy phát triển của địa phương và đất nước.
-
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của MỹKết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
-
Vợ sinh con, chồng tham gia BHXH được hưởng chế độ thai sảnBạn Ngô Văn Bường (Kon Tum): Tôi làm công nhân, có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi vợ tôi sinh con, tôi có được nghỉ chăm vợ không? Ngoài ra, khi vợ sinh con, chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng còn được hưởng những quyền lợi BHXH gì?
-
Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão YagiTrung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức hỗ trợ cá trắm giống cho hội viên nông dân thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
-
Hội Nông dân xã Hương Sơn: Chủ động “tìm nguồn” để phát triển sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Bằng nhiều giải pháp cụ thể và đặc biệt là chủ động “tìm nguồn” để hỗ trợ xây dựng các sản phẩm OCOP, vì vậy mà 3 năm trở lại đây, năm nào Hội Nông dân xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cũng hỗ trợ cho các chủ thể trên địa bàn để xây dựng thành công sản phẩm đạt OCOP.
-
An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quảHiện nay, ngành Nông nghiệp tỉnh An Giang đã sử dụng 265 drone phục vụ sạ lúa, bón phân; ứng dụng nền tảng số, phần mềm ghi nhật ký, truy xuất nguồn gốc; ứng dụng với các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và chuỗi khối (Blockchain) đã giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, mở ra cơ hội kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.
-
Bộ Y tế phản bác thông tin sử dụng thực phẩm bổ sung I-ốt gây cường giápTrước thông tin dùng thực phẩm bổ sung I-ốt làm gia tăng bệnh về tuyến giáp do thừa vi chất này, Bộ Y tế cho biết, đây là thông tin thiếu cơ sở khoa học gây hoang mang dư luận.
-
Khát vọng, đam mê sáng tạo vì môi trường xanh – sạch – đẹpNgày 5/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường (HUNRE) tổ chức Chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành: Giảm đốt rơm, rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật”. Tham dự vòng chung kết có 10 nhóm/thí sinh là các em học sinh, sinh viên đến từ một số trường đại học, cao đẳng, THPT.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
5 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế