Lãi hơn tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng nhãn trên đất cằn
15:56 27/03/2020 GMT+7
Tại tỉnh Gia Lai, nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ những cây ngắn ngày sang cây ăn trái và bước đầu đã mang lại hiệu quả. Giữa mùa khô, trong lúc cả vùng bạt ngàn mía đang khô quắt thì vườn nhãn của gia đình bà Nguyễn Thị
Tại tỉnh Gia Lai, nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ những cây ngắn ngày sang cây ăn trái và bước đầu đã mang lại hiệu quả.
Vườn nhãn bạc tỷ của gia đình bà Nguyễn Thị Huyền, thôn Chư Wâu, xã Chư A Thai.
Giữa mùa khô, trong lúc cả vùng bạt ngàn mía đang khô quắt thì vườn nhãn của gia đình bà Nguyễn Thị Huyền, thôn Chư Wâu, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai trở nên nổi bật bởi màu xanh.
Đứng cạnh những cây nhãn đang trĩu quả, chuẩn bị thu hoạch, bà Nguyễn Thị Huyền phấn khởi cho biết, bà chuyển đổi 3ha từ trồng mía sang trồng nhãn được 8 năm. Hiện vườn nhãn bước vào năm kinh doanh thứ 5, với khoảng 500 cây nhãn lồng Hưng Yên và nhãn Thái cho năng suất bình quân từ 70-90kg/cây.
Nhãn chất lượng cao nên thương lái cũng tìm đến tận vườn để thu mua, gia đình bà không phải chở đi bán. Với giá bán khá cao, bình quân từ 25.000 – 45.000đồng/kg, tùy thuộc vào mùa vụ, vườn nhãn đang mang lại khoản thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm cho gia đình bà Huyền.
“Quê của gia đình là quê đất nhãn lồng Hưng Yên, nên thấy vùng đất ở đây khó khăn quá, tôi mới đưa cây nhãn ở ngoài quê vào áp dụng, trồng thử, làm mô hình. Nhưng rất may là về đến đây thì cây chịu đựng được và bắt đầu mình nhân rộng”, bà Huyền nói.
Cũng quê gốc Hưng Yên, trong 10 năm, gia đình ông Bùi Đức Quý, thôn Hải Yên, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã mạnh dạn chuyển đổi dần 5 hecta từ cây mía sang cây nhãn và hiện vườn nhãn đã có hơn 800 cây lớn, nhỏ. Những cây lớn hiện cho thu đến 1 tạ/năm. Dày công tìm tòi, nghiên cứu với thổ nhưỡng và khí hậu ở vùng đất khô cằn, sỏi đá như Chư A Thai, ông Quý đã làm chủ được công nghệ làm cho vườn nhãn ra hoa, đậu quả quanh năm, tháng nào cũng có nhãn bán ra thị trường. Nhờ đó, nguồn thu ổn định và rất cao, với bình quân khoảng 1,2 tỷ đồng/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng mía như trước đây.
“Trong này là nhãn cho ra quả quanh năm, tôi muốn cây nào cho ra quả cũng được. Đồng thời, trong 12 tháng là tôi đều có nhãn bán cả. Có nghĩa là nhãn bán tứ quý. Nhưng không phải là một cây cho ra nhiều lần, mà thu cây này thì cho ra quả cây khác”, ông Quý chia sẻ.
Ông Bùi Đức Quý, thôn Hải Yên, xã Chư A Thai đã làm chủ được công nghệ làm cho vườn nhãn ra hoa, đậu quả quanh năm.
Từ những người đầu tiên quê ở Hưng Yên tiến hành chuyển đổi từ trồng mía và một số loại cây ngắn ngày sang trồng nhãn, đến nay, nghề trồng nhãn ở vùng đất cằn Chư A Thai đã phát triển với nhiều người học tập, làm theo. Nhiều mô hình đang cho hiệu quả kinh tế khá tốt. Như gia đình ông Lại Quang Huấn, thôn Chư Wâu, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai, đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 3ha mía sang trồng nhãn được 3-4 năm. Hiện vườn nhãn bắt đầu bước vào kinh doanh và đời sống của gia đình ông Huấn nhờ đó cũng đang dần khấm khá lên.
Theo ông Huấn, nghề trồng nhãn đòi hỏi kỹ thuật khá cao nên người trồng phải cần cù, chịu khó học hỏi, cẩn thận từ khâu chọn giống đến trồng, chăm sóc mới có thể làm chủ được vườn nhãn. Ở vùng đất thiếu nước, ông Huấn đã nghiên cứu để đầu tư theo hướng nông nghiệp công nghệ cao với một hệ thống tưới nước tiết kiệm, vừa giúp cây nhãn phát triển ổn định vừa tiết kiệm được nhân công.
“Nói chung, đầu tư được hệ thống tưới này, mình vừa tiết kiệm được công, hai nữa là rất là nhàn. Mình chỉ có đi điều chỉnh các van để tưới khu nào là điều chỉnh van ở đấy. Mà cây cối phát triển rất tốt vì chủ động được nguồn nước”, ông Huấn cho hay.
Nghề trồng nhãn đang dần hình thành ở xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Những cây nhãn đang phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ động và tích cực học hỏi kinh nghiệm để áp dụng thực tiễn, đang mang lại những hiệu quả thiết thực cho các hộ dân trồng nhãn trên vùng đất cằn. Đây là những mô hình hay, đáng để học tập, nhân rộng về cách làm trong bối cảnh ngành nông nghiệp ở địa phương còn nhiều khó khăn như hiện nay./.
(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
Chiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
Thủ tướng yêu cầu nội dung Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 5 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng; đồng thời gợi ý nhiều định hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể trong xây dựng Quy hoạch vùng, trong đó nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới.
(Tapchinongthonmoi.vn) - Mô hình “Nông dân dạy nông dân” đang phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét ở khu vực kinh tế nông thôn. Những thầy giáo không “bằng cấp” này không có giáo án bài giảng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi, trồng trọt của mình để truyền đạt kiến thức cho các nông dân khác để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. So với Luật Căn cước công dân, Luật Căn cước có điểm gì mới? Tiến sĩ luật Trần Thị Thu Hà (giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính…
Phí tham quan một lượt với mỗi khách đến Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám là 70.000 đồng; Đền Ngọc Sơn 50.000 đồng; Di tích Nhà tù Hỏa Lò 50.000 đồng; Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 100.000 đồng.
11 tháng của năm 2023, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 14.589 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 11.521 tỷ đồng; số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 474,258 tỷ đồng.
(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 6/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam tổ chức hội nghị Hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) khi xuất khẩu nông sản thực phẩm vào Trung Quốc.