Lúa mùa “vượt gió, đội mưa” đến ngày gặt hái bằng phân bón Văn Điển
Từ đầu mùa Hè năm 2020, các tỉnh miền núi phía Bắc mưa nhiều và mưa rất to. Còn các tỉnh đồng bằng Bắc bộ thì nắng nóng gay gắt kéo dài, trời hầu như không mưa. Nhà nông cần lưu ý điều gì để cây lúa “sống sót” và bảo vệ thành quả cho đến ngày gặt hái?
Trao đổi với phóng viên Làng Mới, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình phân tích: Năm nay các cây nhãn rất nhiều hoa, sai quả, dự báo nước lớn. Hơn nữa, ngày Giáp Tý mùa Hè (21/5/2020) trời mưa, theo kinh nghiệm dân gian thì “xanh thuyền- nhập thịnh”, nghĩa là có mưa lớn, thuyền vào tận chợ, cá bơi trên đường. Xem thiên tượng sáng ngày tết Đoan Ngọ và xem măng tre thì các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ có thể chuẩn bị đón nhận những trận bão khá to kèm mưa lớn. Đứng trước điều kiện thiên tai bất khả kháng, con người cần ứng phó linh hoạt để phần nào đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp.
Vụ Mùa năm nay, thời tiết có chậm lại chút ít vì ngày 16/7 mới vào tiết Sơ phục (hạ chí Sơ phục tam canh). Nông dân các địa phương gieo cấy sớm và “khá sớm” so với khung thời vụ an toàn. Tuy vậy, “công cấy là công bỏ, bón phân làm cỏ là công ăn”; có thể khâu giống và thời vụ làm rất tốt, song nếu bón phân không đúng cũng dễ mất mùa. Để cây lúa khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn chế tác hại của thời tiết bất thuận…, cần cung cấp đầy đủ và cân đối các dưỡng chất thiết yếu cho sinh trưởng khỏe của cây lúa.
Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, khuyến cáo, trên thị trường phân bón hiện nay có rất nhiều sản phẩm, bà con nông dân có thể lựa chọn cho phù hợp với mùa vụ và điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Một trong số các thương hiệu phân bón đã được bà con nông dân tin dùng rộng rãi là phân bón Văn Điển. Đối với cây lúa, phân bón ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như:
– Phân đa yếu tố NPK(16 :5 :17) có hàm lượng đạm (N)=16%, lân (P2O5)=5%, kali (K2O)=17%, magie (Mg)=5%, silic (SiO2)=7%, canxi (CaO)=8%, lưu huỳnh (S)=2%,…;
– Phân bón đa yếu tố NPK (12 :5 :10) có hàm lượng N=12%, P2O5=5%, K2O=10%, Mg=2%, SiO2=4%, CaO=5%…
Hiện nay nhiều nơi bà con sử dụng công thức NPK 13:3:10 +TE.
Trên đây là các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân. Hàm lượng dinh dưỡng kali khá cao trong phân bón thúc nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải, kali giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ; đồng thời kali vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu, giúp ruộng lúa thông thoáng nhưng khóm lúa gọn, nhiều bông. Ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa giai đoạn đẻ nhánh, còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận đáp ứng được nhu cầu trên.
Bón thúc sớm cho lúa Mùa bằng phân bón Văn Điển
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng
Đây là giai đoạn cây lúa tập trung vào phát triển bộ lá, đẻ nhánh và làm bẹ lá, là giai đoạn sinh trưởng quan trọng nhất, quyết định đến cả chu kỳ sinh trưởng, phát triển và năng suất ruộng lúa. Khác với nhiều cây lương thực khác, cây lúa có khả năng “Tự điều tiết quần thể”, nghĩa là nếu gieo cấy thưa, dinh dưỡng đầy đủ, lúa sẽ đẻ nhiều nhánh; ngược lại, gieo cấy dày hoặc bón ít phân thì lúa sẽ hạn chế đẻ nhánh, thậm chí còn tự chết lụi những dảnh thiếu ánh sáng, thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, chỉ những dảnh lúa được đẻ sớm, gần mắt gốc, có nhiều lá trên thân và được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ mới có thể cho bông to. Vì vậy cần bón thúc đẻ sớm, bón ngay khi cây lúa ra rễ, ra lá mới. Nếu cấy bằng mạ nền cứng thì bón thúc đẻ sau cấy 3-5 ngày; nếu cấy bằng mạ dày xúc, mạ nhổ… thì bón thúc sau cấy 6-7 ngày. Các giống cảm ôn ngắn ngày hoặc lúa mùa sớm chỉ bón thúc 1 lần là xong, các giống dài ngày hơn có thể bón lần 2 sau đó 7-10 ngày, bón hết lượng phân thúc còn lại.
Căn cứ vào chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa mà chuẩn bị phân đa yếu tố chuyên bón thúc cho lúa (lúa 2) như sau:
– Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng…. bón khoảng 10-12kg/ sào (sào Bắc Bộ); ruộng vàn, vàn cao, hay mất nước, cấy giống lúa cao sản cần bón khoảng 12-15kg/ sào. Đây là phân bón giàu chất đạm và kali, đồng thời đầy đủ các dinh dưỡng trung- vi lượng; giúp cây lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung và đủ sức nuôi các nhánh mới đẻ sinh trưởng khỏe để phát triển thành những dảnh lúa hữu hiệu.
Một số nơi quen dùng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm xử lý cho lúa cấy thì có thể trộn đều 1-2kg ure với thuốc cỏ rắc đều cho 1 sào lúa cấy. Sau đó khoảng 7-10 ngày tập trung bón hết phân chuyên bón thúc lúa Văn Điển.
Giai đoạn bón phân thúc và lúa đẻ nhánh cần giữ nông mặt ruộng, chỉ cần đủ ẩm cho xuất hiện mùn giun vừa tăng hiệu lực phân bón thúc, vừa tạo điều kiện cho lúa đẻ khỏe, đẻ tập trung. Do vậy, sau cấy cần giữ mặt ruộng đủ ẩm hoặc chế độ nước xen kẽ lúc khô, lúc ngập.
Khi lúa bị úng ngập, không chỉ tạo ra thân mềm, lá mỏng mà nguy hại hơn là bộ rễ dễ bị vàng, thậm chí bị đen thối, làm chậm quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Duy trì mực nước sâu vài ngày đã kìm hãm sự đẻ nhánh, mất đi những dảnh gốc – những dảnh dễ cho bông to, hạt mảy nhiều nhất. Do vậy, cần tiêu nước kịp thời, thực hiện phương pháp tưới tiêu theo nhu cầu sinh lý cây lúa là “Nông- Lộ- Phơi”, trước hết giai đoạn đầu vụ nên chủ động thực hiện “Tháo cạn lòng sông, tưới nông mặt ruộng”.
– Chủ động phun trừ bọ trĩ hại lá non, đặc biệt lưu ý những chân ruộng, những đám lúa cấy muộn “cấy vá đồng” hoặc mới được tiêu thoát úng ngập, nhằm giúp cây lúa hồi phục nhanh và sinh trưởng khỏe.
Bón phân giai đoạn sinh trưởng sinh thực
Từ khi lúa đứng cái làm đòng đến trổ bông và vào mẩy… là giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Thân chính cây lúa vươn cao phân đốt và làm đòng, làm hạt. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây lúa giai đoạn làm bông, làm hạt bằng cách vùi sâu phân bón lót là tốt nhất. Nếu bón thúc nông lúc này dễ làm cho thân lá sinh trưởng mạnh hơn, không cân đối với bông và hạt; mặt khác vụ mùa thường nhiều mưa gió, bão càng bất lợi cho ruộng lúa năng suất cao. Nếu thời tiết sẽ diễn biến thuận lợi thì có thể xử lý một số trường hợp cá biệt:
– Ruộng lúa chân cao, mỏng màu, ruộng không bón phân lót sâu… có biểu hiện lúa đói ăn cuối đẻ nhánh, có thể bón thêm 3-4kg phân đa yếu tố chuyên thúc lúa Văn Điển vào khi lúa tròn gốc.
-Những giống lúa bông to, thân lá phát triển mạnh, khi lúa đứng cái có thể bón thêm 3-5kg kali đỏ/sào; bón lúc chiều mát khi thân lá lúa khô, trời có gió nhẹ; tránh làm kali đọng trên bẹ lá dễ làm cháy bẹ lá, đứt mạch dẫn trên thân, lá lúa. Nếu lúc này bón thêm phân đạm hoặc bón ít kali (1-2kg/sào) dễ kích thích cây lúa khai thác thêm phân đạm, dẫn tới dư đạm cuối vụ, làm cho bộ lá đòng to hơn, mỏng hơn sẽ rất bất lợi khi gặp mưa gió cuối vụ.
Lưu ý:
Mỗi lần bón phân thúc, bón nông, bón thêm dinh dưỡng đạm là lại kích thích bộ rễ ăn nông phát triển, đồng thời kích thích lúa đẻ thêm nhánh phụ và kéo dài thời gian sinh trưởng. Do vậy, lúa vụ Mùa không được bón tăng phân đạm, không nên bón thúc muộn, không nên bón nuôi đòng, nuôi hạt
Để giảm bớt thất thoát phân bón do hiện tượng bốc hơi, rửa trôi hay thẩm lậu, không nên bón phân thúc khi trời nắng nóng và khi ruộng nhiều nước. Nên bón phân khi trời mát và ruộng cạn nước. Để đảm bảo an toàn cho lúa mùa với mức năng suất phấn đấu, tốt nhất sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa (phân đa yếu tố Văn Điển chuyên bón lót và chuyên bón thúc lúa), không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn, không bón rải làm nhiều lần sẽ giúp lúa vụ Mùa phát triển cân đối, khỏe mạnh; màu sắc lá không xanh đen, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn./.
Trọng Hòa – Nam Phong
-
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu -
Hưng Yên: Hàng trăm người dân mất tiền tỷ vì cây cảnh ngập lụt, lợn phải bán non -
Quảng Trị: Bốn huyện đã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò -
TP.HCM: Mô hình trồng lúa ST25 hữu cơ cho hiệu quả đầu tiên của huyện ngoại thành Bình Chánh
- Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ
- Ban hành Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Nông dân ven sông Lam đánh thức tiềm năng “vốn tự nhiên” từ con rươi
- TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới
- Quảng Trị: Huyện Hướng Hóa công bố dịch lở mồm long móng
- Khẩn trương phổ biến phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy trên bò sữa ở tỉnh Lâm Đồng
- Bộ NN&PTNT báo cáo vụ bò sữa chết bất thường sau tiêm vaccine ở Lâm Đồng
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triểnThủ tướng chỉ đạo quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật phải đảm bảo thể chế hóa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển.
-
Hà Nội: Sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê đã được khắc phụcDo mực nước sông dâng cao (trên báo động 3) đã làm vỡ một đoạn bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê, trên địa bàn thôn Đình Tràng, xã Dục Tú (Đông Anh, TP. Hà Nội).
-
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 13 hợp tác xã (HTX) với tổng diện tích 694ha được cấp mã số vùng trồng đối với cây chuối, sầu riêng, chôm chôm, xoài để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Newzealand.
-
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bãoThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
-
Đoàn công tác của Phó Chủ tịch Nước hỗ trợ 500 triệu đồng giúp tỉnh Lạng Sơn khắc phục hậu quả sau bão Yagi(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong chiều ngày 13/9, tại thôn Đồng Bụt (xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão số 3 (bão Yagi) và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân địa phương.
-
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn LaChiều 13/9, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã tới kiểm tra tình hình thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ do tác động của hoàn lưu cơn bão số 3 tại xã Hua Păng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3