Một năm “rực rỡ” của xuất khẩu nông sản
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2018 ước đạt 40,02 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2017. Thặng dư thương mại đạt 8,72 tỷ USD tương đương năm 2017, trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 19,51 tỷ USD, tăng 1,4%.
Năm 2018, ngành NN&PTNT triển khai kế hoạch trong bối cảnh thuận lợi, khó khăn đan xen. Ngoài sự thuận lợi hơn về thời tiết so với năm trước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như tiêu thụ nông sản phải cạnh tranh gay gắt bởi nhiều quốc gia và chịu tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung; Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, nhất là nguy cơ xâm nhập dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam; Những yếu kém nội tại của sản xuất nhỏ trước đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn chậm được khắc phục….
Cũng chính vì vậy một trong những điểm nổi bật trong công tác xúc tiến thương mại quốc tế trong năm là sự nỗ lực tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại 2 thị trường lớn Trung Quốc và EU. Theo Bộ NN&PTNT, năm vừa qua Bộ đã có 6 đoàn công tác sang làm việc với các cơ quan chức năng kết hợp tổ chức/tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu quảng bá sản phẩm nông sản tại thị trường Trung Quốc. Từ những nỗ lực này, Trung Quốc đã đồng ý mở cửa chính ngạch thêm 7 loại trái cây Việt Nam, chấp thuận cho 13 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu sang nước này. Còn tại thị trường EU đã chuyển hướng tiếp cận mới cho việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thông qua tăng cường sự hiện diện của nông sản Việt Nam tại các siêu thị lớn và chợ đầu mối quan trọng của Pháp và Châu Âu.
Đồng thời chủ động tháo gỡ nhiều rào cản, vướng mắc các thị trường cho xuất khẩu, như: Các mặt hàng thịt bò, sữa vào Malaysia, thịt lợn, gà, trứng vào Singapore, thịt lợn, sữa, thủy sản, gạo vào Trung Quốc… năm 2018 đã mở cửa các thị trường mới như thịt gà vào Nhật Bản, thịt lợn đông lạnh vào Myanmar, vú sữa vào Hoa Kỳ, chôm chôm vào New Zealand, chanh leo vào EU…
Qua đó, hầu hết các loại nông sản được tiêu thụ kịp thời, giá ở mức có lợi cho nông dân, xuất khẩu tăng mạnh (trừ một số mặt hàng cây công nghiệp giá giảm). Năm 2018 ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (tôm: 3,59 tỷ USD, rau quả: 3,81 tỷ USD, hạt điều: 3,43 tỷ USD, cà phê: 3,46 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ: 8,86 tỷ USD).
Bên cạnh đó, các hình thức tổ chức sản xuất trong nước tiếp tục được đổi mới và nâng cao hiệu quả: Các doanh nghiệp nhà nước, các công ty nông, lâm nghiệp tiếp tục được sắp xếp, chuyển đổi, hoạt động hiệu quả hơn. Lực lượng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh và tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hơn, trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản.
Năm 2018, có 2.200 doanh nghiệp nông nghiệp thành lập mới, tăng 12,3% so với năm 2017, nâng tổng số doanh nghiệp nông nghiệp cả nước lên 9.235 doanh nghiệp. Số lượng trang trại, HTX nông nghiệp tiếp tục tăng, hoạt động có hiệu quả hơn. Đến nay, cả nước có 13.400 HTX nông nghiệp và 55% số HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả. Số HTX thành lập mới năm 2018 là 1.935 HTX, tăng 63%. Cả nước có 35.500 trang trại, tăng 1.500 trang trại; trang trại ngày càng sử dụng nhiều đất đai, lao động và sản xuất lượng nông sản hàng hóa lớn. Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn tiếp tục phát triển theo cơ chế thị trường và đang có sự chuyển dịch hiệu quả hơn.
Về những thách thức có thể tác động đến tình hình xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho những biến động thị trường và thiên tai luôn là hai bài toán khó đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và của nông nghiệp Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, nếu dự báo tốt cả 2 yếu tố này thì chúng ta sẽ có những giải pháp chủ động ứng phó hiệu quả để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và thị trường gây ra. Chẳng hạn ở vùng hạn hán, thiếu nước sản xuất như vùng Nam Trung Bộ sẽ lựa chọn những loại cây, con phù hợp và ứng dụng khoa học công nghệ (giống chịu hạn, sử dụng thiết bị tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước…). Hay như vùng Đồng bằng sông Cửu Long để ứng phó với biến đổi khí hậu thì chúng ta có thể giảm diện tích lúa thay thế bằng thủy sản, trái cây hoặc đưa vào trồng những giống lúa chịu mặn, chịu ngập; đồng thời, nâng cao năng lực dự báo và phòng chống thiên tai …
Trong thời gian tới, về công tác thị trường, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp chặt với Bộ Công Thương, thương vụ của Việt Nam ở các nước để dự báo thị trường, làm cơ sở để sản xuất. Về thị trường trong nước, Bộ cũng sẽ tích cực tham gia cùng Bộ Công Thương tổ chức lại thị trường (cả trong nước và xuất khẩu) để đảm bảo cung ứng sản phẩm nông sản tới, hạn chế tình trạng dư thừa cục bộ (nơi thừa, nơi thiếu) gây thiệt hại cho bà con nông dân và người tiêu dùng trong nước.
Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối toàn Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và chuẩn bị ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Hai Hiệp định này đem đến cơ hội mở rộng thị trường cho xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của Việt Nam hiện nay như thủy sản, lâm sản và đồ gỗ, rau quả và trái cây, ngoài ra cả nông sản khác như: gạo, cà phê, cao su…
Năm 2019, Bộ NN&PTNT xác định một số công tác trọng tâm để thúc đẩy phát triển ngành như: Tiếp tục cơ cấu lại ngành và đẩy mạnh sản xuất, chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, thúc đẩy tăng trưởng bền vững; Phát triển nông thôn, trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tăng cường quản lý tài nguyên; chú trọng phát triển thủy lợi và phòng chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu; Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành; …..
Một số chỉ tiêu được ngành nông nghiệp đề ra: Đối với lĩnh vực trồng trọt, phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất 1,75 – 1,78%; kim ngạch xuất khẩu tối thiểu 20,5 tỷ USD; Chăn nuôi phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất 3,95 – 4,15%; Thủy sản phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất từ 4,25 – 4,69; kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD; Lâm nghiệp: Độ che phủ rừng đạt 41,85%. Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất từ 5-6%; kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD…
Nguồn CP
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL -
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững -
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể -
Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
-
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồngVi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCLNgày 12/12, tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình hợp tác xã tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL”.
-
Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lựcNgày 13/12, tại tỉnh Bến Tre, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”.
-
Khai mạc Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024Tối 13/12, tại Nhà thi đấu thể thao Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức), Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đây là một hoạt động thường niên do Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội kết hợp với Hội võ thuật Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc, thúc đẩy phong trào luyện tập môn phái võ cổ truyền trong các tầng lớp nhân dân.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 132/CĐ-TTg ngày 12/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
-
"Tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng"So với những lần trước, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng, đấy là điểm khác biệt và đáng chú ý nhất - Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá.
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân PhúcCăn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; Khiển trách đồng chí Trương Thị Mai.
-
Phân bón Văn Điển gia tăng giá trị cho nông sản và tăng thu nhập cho nông dânCác sản phẩm phân bón Văn Điển nói chung, phân lân nung chảy Văn Điển nói riêng đang được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng ngày càng nhiều, bởi nhiều tính năng nổi trội của sản phẩm trong việc tăng "sức khỏe" và năng suất, chất lượng cho nông sản, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, đồng thời tiết kiệm chi phí cho nông dân.
-
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) tổ chức Sự kiện ra mắt sàn Thương mại điện tử nongsan.buudien.vn. Đây là nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Vietnam Post làm chủ về công nghệ và vận hành.
-
Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệpChủ trương, giải pháp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh là hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2024. Trong năm, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 5,1%. Duy trì sản xuất trên diện tích 328.500ha; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng giá trị sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuấ
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
5 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển