Bế mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội cơ sở
Tới dự Lễ bế giảng về phía Trung ương Hội Nông dân Việt Nam có bà Cao Xuân Thu Vân – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; ông Nguyễn Hồng Sơn - Trưởng Ban Tuyên huấn; ông Nguyễn Tiến Cường – quyền Trưởng Ban Kinh tế.
Về phía Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam có ông Nguyễn Khắc Toàn – Hiệu trưởng Nhà trường; ông Nguyễn Văn Sinh, bà Phạm Thị Kim Anh, ông Nguyễn Sỹ Hùng – Phó Hiệu trưởng Nhà trường và các cán bộ, giảng viên Nhà trường cùng 77 học viên.
Tại Hà Nội sau một tuần học tập từ ngày 19 đến 23/6/2023, 77 Chủ tịch Hội Nông dân cấp xã của 14 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc miền Trung đã hoàn thành Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội và được cấp giấy chứng nhận.
Đại diện Nhà trường, ông Nguyễn Văn Sinh cho biết: Trong 1 tuần học tập các học viên đã được học tập tại Trường với 8 chuyên đề: Một số phương pháp công tác của Cán bộ Hội; Công tác tuyên truyền của Hội Nông dân Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam với công tác hòa giải ở cơ sở; Kỹ năng tuyên truyền miệng; Công tác xây dựng tổ chức Hội và công tác kiểm tra của Hội Nông dân Việt Nam; Xây dựng mô hình kinh tế tập thể và tham gia liên kết trong chuỗi giá trị; Hội Nông dân Việt Nam với việc thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội; Hoạt động kinh tế - xã hội của Hội Nông dân Việt Nam và 1 buổi học tập thực tế tại Khu Di tích cách mạng K9 - Đá Chông (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội).
Các học viên tham dự lớp tập huấn đều là người có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cao, cùng với sự nhiệt tình của các đồng chí giảng viên, các học viên đã hoàn thành tốt các nội dung học tập. Trên lớp học các học viên đều đã tập chung ghi chép, trong thảo luận, thực hành đã chuẩn bị chu đáo, hoàn thành tốt các nội dung được phân công.
Lớp tập huấn đã góp phần giúp các đồng chí học viên cập nhật kiến thức, chủ trương, chính sách mới, trau dồi nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, công tác làm cơ sở góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác của mỗi đồng chí khi về triển khai công tác Hội tại cơ sở, góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, bắt đầu ngay từ chính cơ sở Hội.
Từ những kiến thức đã học được các học viên sẽ về triển khai ở địa phương góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và xây dựng nông thôn mới ngày một thành công.
Đại diện cho các học viên tham dự lớp tập huấn, ông Phạm Đức Tú (Đoàn Ninh Bình) cho biết: Được sự quan tâm của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân các tỉnh thành, phố đã mở được lớp bồi dưỡng, đây là hoạt động hết sức cần thiết, bởi từ lớp học chúng tôi đã được bổ trợ những kỹ năng trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của công tác Hội. Trong 5 ngày học với những kiến thức đã được truyền đạt sẽ là cẩm nang để các Chủ tịch Hội nông dân cơ sở chúng tôi về tổ chức triển khai những nhiệm vụ của công tác hội và Hội nông dân. Từ đó sẽ góp phần xây dựng tổ chức Hội ở cơ sở ngày một vững mạnh và Hội Nông dân Việt nam ngày một vững mạnh phù hợp với giai đoạn Cách mạng hiện nay.
Đồng quan điểm với ông Tú, ông Trần Đức Thuỷ (đoàn Hưng Yên) cho biết thêm: Với 8 chuyên đề được giảng dạy, mỗi 1 nội dung đều có phương pháp cách thức, tổ chức cũng như làm cơ sở thực tiễn khác nhau, phù hợp với gian đoạn hiện nay, các nội dung rất là thực tế để áp dụng trong quá trình tổ chức thực hiện ở cơ sở. Đặc biệt trong đó có nội dung về kỹ năng tổ chức tập hợp các mô hình để liên kết sản xuất tạo giá trị sẽ là vấn đề rất thiết thực cần triển khai ở cơ sở để hỗ trợ hội viên nông dân.
Phát biểu tại sự kiện này, ông Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh: Khi trở về địa phương công tác các học viên cần tiếp cận triển khai các nhiệm vụ:
Một là, chủ động bám sát, nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng chính đáng, của Hội viên nông dân để phản ảnh, báo cáo kịp thời với cấp trên và trực tiếp chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục thuyết phục hội viên nông dân, ngăn chặn tính tự phát của nông dân, hoặc sự lợi dụng nông dân của những thế lực thù địch, những phần tử chống phá Đảng, Nhà nước.
Hai là, chủ động, tích cực chỉ đạo, xây dựng chương trình công tác toàn khoá, của Ban chấp hành Hội Nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028. Bám sát, khai thác các chương trình dự án, các nguồn vốn khác nhau nhằm thúc đẩy các hoạt động của Hội Nông dân cơ sở để tạo ra những thành quả, hữu ích cho hội viên nông dân.
Ba là, tổ chức các hoạt động tham ra xây dựng Đảng, Chính quyền, cơ sở một cách bài bản, có chương trình, kế hoạch với các giải pháp khả thi hơn trong công tác tham gia giám sát xã hội.
Bốn là, chỉ đạo làm tốt các hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân trong vay vốn, tiếp cận khoa học, công nghệ, thị trường, đầu vào đầu ra cho sản xuất và tổ chức dạy nghề hướng nghiệp cho hội viên.
Năm là, tích cực tham mưu và tổ chức các hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới, ở địa phương cơ sở, làm tốt vai trò, trung tâm nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới.
Một số hình ảnh tại buổi Lễ bế mạc:
-
Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024 -
TIN BUỒN: Cụ Nguyễn Văn Cang từ trần -
Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
Sát cánh cùng nông dân vượt khó, Cụm thi đua số 1 đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác Hội
- Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh: "Thành phố sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ nông dân..."
- Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua
- "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ
- Nghệ An: Hội nghị truyền thông vận động nông dân xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Nhân rộng mô hình, đưa hoạt động nông dân tham gia bảo vệ môi trường đi vào chiều sâu, bền vững
- Năm 2024, đạt và vượt 16/18 chỉ tiêu Trung ương Hội giao
- Thừa Thiên Huế: Mô hình nông dân bảo vệ môi trường sẽ thành điểm sáng và lan tỏa, nhân rộng
-
Sắp xếp bộ máy: Trong thời hạn 5 năm, giảm số lượng cấp phó theo quy định chungTheo Bộ Nội vụ, bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng cấp phó theo quy định chung trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án sắp xếp bộ máy).
-
Tinh gọn bộ máy: Sự hy sinh phải đi kèm với công bằng, hợp lýTheo ý kiến chuyên gia, nếu sự hi sinh quyền lợi cá nhân là điều cần thiết để cải cách bộ máy hành chính, thì điều quan trọng là phải có chính sách hỗ trợ hợp lý. Cán bộ, công chức, viên chức không chỉ hy sinh vì lợi ích của tập thể mà phải cảm nhận được sự công bằng và sự chăm lo từ phía Nhà nước.
-
Thị trường chứng khoán có cú đảo chiều ngoạn mụcTuần trước, VN-Idex đã có tuần giao dịch đầy biến động với điểm nhấn là phiên tăng mạnh ngày 5/12/2024. Đây là phiên tăng điểm bứt phá đầu tiên với thanh khoản đột biến sau hơn 10 phiên giao dịch từ nỗ lực hồi phục và tạo đáy đầu tiên. Sắc xanh lan tỏa và dòng tiền tham gia mạnh mẽ ở nhiều nhóm ngành. Khối ngoại đảo chiều mua ròng, đồng pha với diễn biến tích cực của chỉ số trong ngắn hạn.
-
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt NamTheo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam đạt 67.802 tấn, tăng 41,1% và chiếm 28,8% tổng lượng xuất khẩu.
-
Đẩy mạnh Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng ban hành, theo đó các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được phân giao đến từng bộ, ngành, địa phương.
-
Những lưu ý về xử lý khi người lao động vi phạm kỷ luật lao độngĐể giúp người lao động có kiến thức hiểu biết về một số luật trong lao động khi làm việc tại các Công ty. Chuyên gia lĩnh vực lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội sẽ giải đáp một số câu hỏi của các bạn đọc gửi về Tạp chí Nông thôn mới như sau:
-
Tin vui nông sản Việt: Chanh leo Việt Nam sẽ lần đầu tới thị trường Mỹ trong năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã hoàn tất quá trình đàm phán kỹ thuật, chuyển sang thực hiện các thủ tục pháp lý cho phép nhập khẩu chanh leo Việt Nam vào thị trường Mỹ, dự kiến sản phẩm sẽ "bay" sang Mỹ ngay trong năm 2025.
-
Mô hình "Vườn mẫu về phát triển cây ăn trái" tại xã Quảng NgãiĐể khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cũng như tạo điều kiện giúp bà con học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, ngành Nông nghiệp huyện Cát Tiên (nay là huyện Đạ Huoai), tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng mô hình vườn mẫu trên địa bàn toàn huyện.
-
Bón phân Văn Điển – giải pháp âm thầm vun đắp giá trị cho cây “vàng đen tỷ đô” ở Tây NguyênTheo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, chăm bón cây hồ tiêu ở Tây Nguyên bằng các sản phẩm phân bón Văn Điển trong giai đoạn ra hoa và đậu quả sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh, nâng cao năng suất chất lượng hồ tiêu – cây được mệnh danh là “vàng đen”, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho nhà nông Tây Nguyên.
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội