Người đem bình yên về bản Pha Luông
Từng là “điểm nóng” về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thế nhưng đến nay, bản Pha Luông (xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã có những đổi thay tích cực. Pha Luông hiện không còn người nghiện ma túy, không còn tình trạng phá rừng, vượt biên trái phép. Những ngôi nhà khang trang, kiên cố, mái ngói đỏ tươi xen lẫn các nương ngô, đồi sắn xanh ngát cả một vùng cao nguyên.
Được biết, Pha Luông được như ngày nay có công không nhỏ của Trưởng bản Sùng A Tủa, người dân tộc Mông, người 12 năm liên tục được suy tôn là Người có uy tín.
Tuyên truyền xoá bỏ các hủ tục lạc hậu
Tính đến nay, ông Sùng A Tủa đã có hơn 20 năm làm Trưởng bản Pha Luông. Ông Sùng A Tủa cho biết: Bản Pha Luông có 88 hộ, với 550 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Pha Luông nằm cách xã Chiềng Sơn khoảng 20km, địa hình đồi núi cao, rừng rậm, nhiều đường mòn, lối tắt đi qua biên giới nước bạn Lào. Nhiều năm trước, cuộc sống của bà con nhân dân chủ yếu dựa vào việc trồng ngô, trồng sắn, đời sống bấp bênh, tình trạng đói vào mùa giáp hạt vẫn diễn ra. Chính vì vậy, một thời gian dài ở Pha Luông xảy ra tình trạng vượt biên trái phép, phá rừng, buôn bán ma túy.
Ông Tủa cho biết, khi được bầu làm Người có uy tín của bản, ông quyết tâm vận động, tuyên truyền bà con không vượt biên, không phá rừng và phá bỏ cây thuốc phiện. “Tôi đã trực tiếp đến gõ cửa từng gia đình có con cháu thường xuyên vượt biên để trò chuyện, chia sẻ và phân tích tại sao không nên vượt biên trái phép mà cần phải tu chí làm ăn để thay đổi cuộc sống. Nhiều buổi họp, vận động tuyên truyền bà con ngay tại nhà mình, tôi đã nói để bà con hiểu rằng vượt biên là trái phép, muốn cuộc sống tốt đẹp hơn thì phải xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhờ vậy, từ năm 2016 ở Pha Luông không còn tình trạng người dân vượt biên trái phép đi lao động nữa”, ông Tủa tâm sự.
Cùng với việc tuyên truyền nhằm ngăn chặn, thay đổi tư tưởng vượt biên trái phép của bà con trong bản, ông Sùng A Tủa còn thường xuyên tổ chức các buổi họp dân bản tại nhà mình để tuyên truyền vận động bà con đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời lồng ghép tuyên truyền nhằm xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.
Ông Tủa chia sẻ: “Đồng bào dân tộc Mông vốn có tục bắt vợ, nhưng bây giờ không còn nữa, việc trai gái kết hôn đều dựa trên sự tự nguyện và phải đủ 18 tuổi đối với nữ mới được phép đăng ký kết hôn. Nếu trước đây chỉ con trai mới được đến trường, mọi việc từ đồng áng cho đến chăm con đều do một tay người phụ nữ thì nay đã khác, các gia đình đã coi trọng cả con trai và con gái, đều cho con mình được đến trường để học tập. Pha Luông không còn tình trạng trẻ không được đến trường”.
Tiên phong trong phát triển kinh tế
Không chỉ được bà con quý mến bởi sự nhiệt huyết, tận tâm, bản thân Trưởng bản Sùng A Tủa còn tiên phong, đi đầu trong phát triển kinh tế. Ông cho biết: Khi thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ông mạnh dạn chuyển đổi đất trồng ngô của gia đình sang trồng chanh leo và nuôi thêm 10 con trâu, 5 con bò… bình quân gia đình ông thu về trên 250 triệu đồng/năm.
“Mình thành công, cuộc sống của mình và gia đình mình thay đổi thì người dân mới tin và nghe theo. Từ một hộ, hai hộ đến nay là 10 hộ gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng ngô sang trồng chanh leo hoặc cây sơn tra; nhiều hộ đã chuyển từ trồng lúa nương sang khai thác trồng lúa trên ruộng bậc thang… cho thu nhập cao và ổn định hơn”. Ông Tủa khẳng định.
Cuộc sống của nhân dân khá hơn, thì việc vận động bà con tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới sẽ thuận lợi hơn. Cụ thể, năm 2015, khi Pha Luông được nhà nước hỗ trợ xi măng để xây dựng hạ tầng nông thôn, bằng uy tín của mình ông Tủa đã vận động bà con đóng góp gần 600 triệu đồng để làm con đường nội bản dài 4km, và xây nhà văn hóa bản.
Ông Tủa cho biết: Phát huy vai trò của Người uy tín, với sự tin yêu của nhân dân, thời gian tới ông tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi diện tích đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả, nâng cao thu nhập, mục tiêu là không để hộ dân nào thiếu cái ăn, cái mặc. Cùng với đó, ông sẽ cùng với các cấp ủy, chính quyền địa phương vận động các hộ gia đình trong bản trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Với vai trò của mình, ông tiếp tục tuyên truyền bà con ở Pha Luông thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng Pha Luông ngày một đẹp giàu, văn minh.
Nhận xét về Trưởng bản, người uy tín Sùng A Tủa, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Chiềng Sơn Phan Thanh Hoằng cho biết: Đồng chí Tủa là người con của đồng bào dân tộc Mông, với tinh thần, trách nhiệm của một trưởng bản, người uy tín, nhiều năm qua đồng chí đã phát huy vai trò của mình trong việc vận động nhân dân tham gia triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch của huyện, của xã tại bản Pha Luông, được cấp ủy và nhân dân tin tưởng, ủng hộ. Đồng chí là tấm gương điển hình gương mẫu, đi đầu trong việc phát triển kinh tế thành công, là động lực để nhiều hộ dân tại Pha Luông học tập, làm theo. Nhờ vậy bản Pha Luông đã và đang ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày một khá lên, góp sức quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của xã Chiềng Sơn.
“Quyết tâm vận động, tuyên truyền bà con không vượt biên, không phá rừng và phá bỏ cây thuốc phiện. Tôi đã nói để bà con hiểu rằng vượt biên là trái phép, muốn cuộc sống tốt đẹp hơn thì phải xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhờ vậy, từ năm 2016 ở Pha Luông không còn tình trạng người dân vượt biên trái phép đi lao động nữa”, ông Sùng A Tủa, Trưởng bản Pha Luông, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Bài, ảnh: Mẫn Nhi
-
Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm! -
Xảy ra 118 vụ tai nạn giao thông, làm chết 56 người trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ -
Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay
- Cần làm rõ trách nhiệm vụ cây sau sau bị bứng, cây tự nhiên bị chặt hạ ở xã Hướng Linh
- Mặc dù đã có chỉ đạo bảo vệ, hàng loạt cây tự nhiên vẫn bị cưa hạ
- Chưa đơn vị nào nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng tái sinh nơi 40 cây sau sau bị bứng khỏi rừng Quảng Trị.
- Vụ bứng cây tạo "cảnh trời Âu” ra khỏi rừng Quảng Trị: Cơ quan chức năng vào cuộc
- Dùng ô tô bứng cây tạo "cảnh trời Âu” ra khỏi rừng Quảng Trị
- Hà Tĩnh: Cảnh báo tình trạng “sập bẫy” lừa đảo qua mạng
- Điện lưới thắp sáng bản làng, bình yên trải khắp vùng phên dậu
-
Mưa lớn, Sơn La thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, ách tắc giao thông cục bộDo ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ tối ngày 7/9 đến 8/9, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và ách tắc giao thông cục bộ.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về nơi tâm bão số 3 đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quảChiều nay (8/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng – nơi bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng 8/9.
-
Các tỉnh Bắc Bộ cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bãoNgay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, các địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã có thống kê ban đầu, các số liệu cho thấy bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống. Các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.
-
Cách phòng chống bệnh dịch sau bãoTrong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…
-
Thiệt hại ban đầu do bão Yagi: 5 người chết, 13 người mất tích, cơ sở vật chất thiệt hại nặng nềTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển theo hướng Tây gây mưa dông lớn ở khu vực Tây Bắc nước ta. Cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản, đặc biệt các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…
-
Huyện Phước Long: Đa dạng kế hoạch trên mọi chỉ tiêu để hoàn thành xây dựng huyện NTM trong 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đang nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ kế hoạch đề án đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 bằng những kế hoạch, giải pháp cụ thể trên mọi chỉ tiêu.
-
Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm gần đây, vấn đề tiêu thụ nông sản của nông dân, đặc biệt là những hội viên nông dân của tỉnh Bến Tre gặp nhiều khó khăn khi không thể theo kịp xu hướng mới của thị trường. Đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều hộ nông dân vì không nắm bắt được nhu cầu cũng như thay đổi về phương thức tiêu thụ trong giai đoạn “kỷ nguyên số”.
-
Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩuCần Thơ sẽ mở rộng diện tích vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh, tập trung để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay diện tích cây ăn trái của thành phố đã vượt 25.000ha cùng nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao đang xuất khẩu vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
-
Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A LướiNgày 6/9, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.
-
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm nayKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ