
Nguồn “dưỡng chất bổ sung” tuyệt vời cho lúa Xuân ở Thái Nguyên
Một khi đất nghèo được bổ sung dưỡng chất đủ các yếu tố đa, trung, vi lượng trong phân bón Văn Điển, thì cây lúa vụ Xuân ở Thái Nguyên cứ thoả sức “phất cờ mà lên”, hứa hẹn vụ mùa trĩu hạt.
Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc, địa hình đồi núi nhấp nhô xen kẽ những thung lũng và những dải đất khá bằng phẳng chạy dài theo sông suối. Đất lúa nước ở đây được hình thành chủ yếu do quá trình xói mòn, rửa trôi tạo nên những vùng đất địa hình bậc thang, thành phần cơ giới không đồng nhất, kết cấu chưa bền, chưa định hình. Địa hình bậc thang tạo nên hiện tượng rửa trôi bề mặt nên một số diện tích cao,thành phần cơ giới nhẹ; nhiều diện tích thấp trũng thành phần cơ giới nặng, thậm chí còn tình trạng lầy thụt.

“Gỡ khó” cho đất lúa nghèo dinh dưỡng
Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia giàu kinh nghiệm về bón phân cho cây lúa, đất lúa của tỉnh Thái Nguyên có hàm lượng mùn khá nghèo (riêng chân ruộng sình lầy hàm lượng mùn thô từ trung bình đến khá); nghèo lân tổng số, lân dễ tiêu rất nghèo, hàm lượng kali và cac kim loại kiềm, kiềm thổ như canxin (Ca), magie (Mg), silic (Si)… nghèo kiệt; pH thấp, hàm lượng ion nhôm (Al++), ion sắt (Fe++) rất cao nên thường gây hiện tượng kìm hãm sinh trưởng cây lúa, đặc biệt giai đoạn đầu vụ Chiêm Xuân. Do đặc điểm địa hình và nguồn nước tưới, diện tích lúa mùa nhiều hơn lúa xuân, diện tích canh tác lúa cả tỉnh có khoảng trên 40.000ha, nhiều nhất ở các huyện Phú Bình, Đại Từ, thị xã Phổ Yên…
Nghiên cứu về sinh lý cây lúa, các nhà khoa học chỉ rõ: Chu kỳ sinh trưởng cây lúa được chia làm 2 giai đoạn là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Từ khi gieo hạt thóc xuống đất đến trước lúc đứng cái, làm đòng là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Trong giai doạn này, cây lúa tập trung vào phát triển thân lá, đẻ nhánh, làm bẹ, hoạt động quang hợp, vận chuyển dinh dưỡng về các cơ quan dự trữ, chuẩn bị cho tích lũy vào hạt; tương ứng với thân lá trên mặt đất là bộ rễ lúa phát triển mạnh theo chiều ngang và tập trung ở lớp đất mặt. Đây là giai đoạn sinh trưởng quan trọng nhất, quyết định đến cả chu kỳ sinh trưởng, phát triển và năng suất ruộng lúa.
Do vậy phải chọn phân bón giàu chất đạm và kali, đồng thời đầy đủ các dinh dưỡng trung- vi lượng để bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung và đủ sức nuôi các nhánh mới đẻ sinh trưởng khỏe để phát triển thành những dảnh lúa hữu hiệu.
Những điểm ưu việt của phân bón Văn Điển
Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như:
– Phân đa yếu tố NPK (16 : 5 : 17) có hàm lượng N 16%, P2O5 5%. K2O 17%, Mg 5%, SiO2 7%, CaO 8%, S 2%;
– Phân bón đa yếu tố loại NPK 12 : 5 : 10 có hàm lượng N12%, P2O5 5%, K2O 10%, Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%…
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như phân ĐYT NPK 16:5:17 chuyên bón thúc dạng trộn thô (phân có nhiều gai, nhiều dằm..), nay thay thế bằng phân trộn dạng hạt, không có gai, dằm nhưng chất lượng vẫn giữ nguyên như cũ.
Ngoài ra còn các dòng sản phẩm mới như ĐYT NPK 14:6:8+TE hoặc 13:3:10 +TE. (còn gọi lá Lúa 2) chuyên bón thúc dạng viên nén…
Các sản phẩm phân bón mới có chất lượng đảm bảo, dễ sử dụng, nông dân cũng chỉ bón thúc sớm 1-2 lần tùy thời tiết và chân ruộng. Đây là các loại phân bón có thành phần dinh dưỡng nhiều nhất trong tất cả các loại phân bón. Những loại phân bón này có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân.
Hàm lượng dinh dưỡng kali khá cao trong phân bón thúc nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải; kali giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ; đồng thời kali vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu. Ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa giai đoạn đẻ nhánh, còn đủ mặt các chất dinh dưỡng trung, vi lượng như Mg, Ca, Si… hình thành các phân tử cao năng và các men tổng hợp giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận, đồng thời tạo vật chất cho giai đoạn hình thành bông to, hạt mẩy, cải tiến chất lượng cơm gạo.

Cách bón phân Văn Điển cho lúa Xuân ở Thái Nguyên
Trươc đây, bà con nông dân Thái Nguyên thường gieo cấy các giống lúa dài ngày như nhóm lúa bao thai, mộc tuyền, nhóm lúa nếp cao và nhóm lúa U (nhóm lúa chịu úng); canh tác lúa bằng phân đạm và các loại phân tan nhanh; đặc biệt quen dùng các loại phân gốc chua trên nền đất chua càng làm đất chua thêm, hiện tượng lúa mới cấy bị kìm hãm nhiều hơn, rong rêu phát sinh mạnh hơn gây khó khăn trong sản xuất. Mặt khác, bón phân tan nhanh trên ruộng bậc thang càng giúp quá trình rửa trôi trên ruộng cạn, quá trình kết tủa dưới ruộng trũng diễn ra mạnh hơn, gây lãng phí phân bón nghiêm trọng. Bón thừa đạm nhưng thiếu kali và các dinh dưỡng trung, vi lượng nên lúa thường đẻ nhiều, ruộng lúa sớm tốt, chật đất nhưng đổ nhiều, sâu bệnh nặng và cho năng suất chất lượng thấp.
Vài chục năm lại đây, bên cạnh các giống lúa đặc sản địa phương như bao thai (Định Hóa), nông dân các vùng cấy lúa Thái Nguyên đã chuyển sang gieo cấy các giống lúa lai, lúa thuần năng suất, chất lượng cao; đồng thời sử dụng phân bón chuyên lúa của Văn Điển, đặc biệt sử dụng các loại sản phẩm phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón thúc lúa. Tùy chân ruộng, tùy giống lúa, tùy lượng phân hữu cơ đã được bón vào ruộng và tùy loại phân bón thúc mà tính toán lượng phân cần bón. Trung bình trên mỗi sào Bắc Bộ, cần bón khoảng trên dưới 15kg phân ĐYT NPK chuyên bón lót và khoảng 10kg phân ĐYT NPK chuyên bón thúc lúa. Gieo cấy xong giữ đủ ẩm mặt ruộng cho cây lúa sinh trưởng, đồng thời xử lý thuốc trừ cỏ cho ruộng lúa.
Với lúa gieo thẳng thì bón thúc lần đầu khi cây lúa 2,5 lá tuổi, lúc này có thể bón 1-2 kg urê nhằm kích thích đẻ nhánh. Sau khoảng 5-7 ngày thì tập trung bón phân chuyên bón thúc Lúa 2 hoặc các loại phân bón thúc khác. Với lúa cấy, bón thúc lần đầu khi trời ấm và lúa ra lá non. Để giảm bớt thất thoát phân bón do hiện tượng bốc hơi, rửa trôi hay thẩm lậu, bà con không bón phân thúc khi trời nắng nóng và khi ruộng nhiều nước. Thường bón phân khi trời mát và ruộng cạn nước, tốt nhất chỉ sử dụng phân bón chuyên thúc cho lúa, không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn, không bón rải làm nhiều lần.
Kinh nghiệm lão nông: “Vụ Xuân năm nay khá tốn phân”
Vụ Xuân 2020 thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường hơn nhiều năm gần đây, sâu bệnh, dịch hại có thể phát sinh nhiều, hiện tượng khô hạn có thể xảy ra trên diện rộng, nhiều diện tích có thể thiếu nước. Theo kinh nghiệm các lão nông thì năm nay khá “tốn phân”. Do vậy, bón phân thúc cho lúa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng, đồng thời phải cung cấp đúng thời điểm, đúng vị trí mới có thể giúp cây lúa khỏe, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh và ngoại cảnh bất thuận và có thể cho năng suất tối ưu.
Do thời tiết ấm nhiều, bà con nông dân cần tăng lượng phân bón các loại lên 10-15% (tùy thuộc tình hình thực tế), bón rải phân bón thúc làm 2 hoặc 3 lần để kéo dài thời gian sinh trưởng, tức là kéo dài thời gian tích lũy dinh dưỡng, tạo điều kiện cho năng suất và chất lượng thóc gạo cao hơn. Sử dụng phân chuyên bón thúc lúa thực hiện bón thúc sớm, không bón quá nhiều lần và không thúc muộn quá sẽ giúp cây lúa phát triển cân đối, khỏe mạnh; đẻ nhánh vừa phải, nhưng đạt tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, tạo ruộng lúa thoáng gốc, màu sắc lá không xanh đen, nhưng nhiều bông, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn, tăng năng suất và chất lượng; đạt hệ số kinh tế cao.
Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, phát huy đặc tính ưu việt của sản phẩm phân bón thúc Văn Điển là giải pháp tối ưu trong việc giảm sâu bệnh hại, nâng cao hiệu quả trong canh tác lúa Xuân 2020 ở tỉnh Thái Nguyên.
Trọng Hòa – Nam Phong
-
An Giang, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao
-
Dịch vụ môi trường rừng đã thu được gần 3.100 tỷ đồng
-
Đồng Nai tìm kiếm giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ từ công nghệ Nhật Bản
-
Sẽ có 12 ngày lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân 2023-2024 ở Bắc bộ
- Việt Nam lỡ cơ hội lần thứ 4 để gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu
- Các giải pháp bảo vệ môi trường của trang trại chăn nuôi tham gia nông nghiệp tuần hoàn
- Đồng Nai: Tìm giải pháp đưa "Cơ giới hoá, tự động hoá vào sản xuất nông nghiệp
- Nông dân Đắk Nông kỳ vọng cà phê trúng mùa, trúng giá
- Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống
- TP. Hồ Chí Minh tìm giải pháp dài hạn cho nông nghiệp công nghệ cao
- Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông HồngThủ tướng yêu cầu nội dung Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 5 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng; đồng thời gợi ý nhiều định hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể trong xây dựng Quy hoạch vùng, trong đó nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới.
-
Khi nông dân làm thầy giáo dạy cách làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) - Mô hình “Nông dân dạy nông dân” đang phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét ở khu vực kinh tế nông thôn. Những thầy giáo không “bằng cấp” này không có giáo án bài giảng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi, trồng trọt của mình để truyền đạt kiến thức cho các nông dân khác để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
-
Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩmThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Những điểm mới của Luật Căn cước(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. So với Luật Căn cước công dân, Luật Căn cước có điểm gì mới? Tiến sĩ luật Trần Thị Thu Hà (giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
'Cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh'Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính…
-
Hà Nội: Tăng phí tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sửPhí tham quan một lượt với mỗi khách đến Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám là 70.000 đồng; Đền Ngọc Sơn 50.000 đồng; Di tích Nhà tù Hỏa Lò 50.000 đồng; Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 100.000 đồng.
-
Xử lý 14.589 vụ vi phạm pháp luật hải quan, thu nộp NSNN hơn 474 tỷ đồng11 tháng của năm 2023, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 14.589 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 11.521 tỷ đồng; số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 474,258 tỷ đồng.
-
Tìm giải pháp để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 6/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam tổ chức hội nghị Hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) khi xuất khẩu nông sản thực phẩm vào Trung Quốc.
-
1 Kỳ Sơn: Phát động phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm
-
2 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
3 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
4 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
5 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"