Ninh Thuận: Giải quyết kịp thời những “điểm nóng” ở cơ sở
Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (ND) tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hội viên nông dân; phân công cán bộ Hội tham gia tổ hoà giải, phối hợp giải quyết các mâu thuẫn, tham gia tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên nông dân.
Nâng cao năng lực đội ngũ hoà giải viên cơ sở
Theo báo cáo Hội ND tỉnh Ninh Thuận, sau hơn 5 năm thực hiện Quyết định 81 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, UBND các cấp với các cấp Hội ND Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của ND”, các cấp Hội ND tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng nâng cao nhận thức pháp luật cho hội viên ND. Từ năm 2015 đến nay, các cấp Hội tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp các cấp, các ngành tổ chức 3.599 buổi tuyên truyền pháp luật cho 233.089 lượt cán bộ, hội viên, ND. Đồng thời, Hội ND tỉnh tổ chức 60 lớp tập huấn về nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của ND; một số kỹ năng, kinh nghiệm trong việc tiếp cận, giải quyết các vướng mắc của ND cho 3.913 lượt cán bộ, tuyên truyền viên cơ sở.
Đi đôi với tư vấn pháp luật, trong 5 năm qua, Ban hòa giải ở cơ sở và tổ hòa giải ở chi Hội ND luôn được củng cố và kiện toàn. Đến nay, toàn tỉnh có 65 Ban hòa giải ở cơ sở và 402 tổ hòa giải ở chi Hội. Các cấp Hội đã tiếp nhận 4.587 vụ việc, tham gia giải quyết và hòa giải 2.368 vụ việc. Trong đó đã hòa giải thành 1.526 vụ việc, các vụ việc còn lại không thuộc thẩm quyền, Hội đã chuyển các cơ quan chức năng giải quyết.
Hội ND tỉnh Ninh Thuận tham gia tiếp và tổ chức đối thoại với 192 hộ ND; phản ánh với các cấp chính quyền giải quyết 58 vụ việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của ND, đồng thời vận động hội viên, ND chấp hành các quyết định giải quyết của các cấp có thẩm quyền, góp phần hạn chế khiếu kiện giữ gìn đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
Bên cạnh đó, các cấp Hội tổ chức cho cán bộ, hội viên, ND tham gia góp ý xây dựng đảng chính quyền mà trọng tâm là việc tham gia góp ý văn kiện Đại hội Đảng các cấp; góp ý việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước đối với nhiệm vụ và giải pháp về phát triển nông nghiệp, ND, nông thôn; bổ sung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như Luật tiếp công dân, các văn bản của các cơ quan nhà nước về lĩnh vực tiếp công dân.
Hoà giải mâu thuẫn tốt từ cơ sở
Điểm nhấn đáng chú ý trong thực hiện Quyết định 81 ở Ninh Thuận là các cấp Hội ND đã tập trung xây dựng các mô hình điểm “Hội ND tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của ND gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội” ở những “điểm nóng” – các nơi có các dự án thu hồi nhiều đất nông nghiệp, những địa bàn nhạy cảm về tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo có khiếu kiện phức tạp. Mô hình điểm “Hội ND tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của ND gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội” tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước là một điển hình.
Trao đổi về tình hình địa phương, anh Vạn Thanh Trúc, Chủ tịch Hội ND xã Phước Hữu cho biết: Xã Phước Hữu nằm phía Đông Bắc của huyện Ninh Phước. Toàn xã hiện có 4.445 hộ, với 19.045 người dân sinh sống tập trung ở 7 thôn. Trong đó, đông nhất là đồng bào dân tộc Chăm có 11.652 người, chiếm 60% dân số toàn xã. Do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên việc hiểu biết về pháp luật của người dân nơi đây còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, từ khi có việc thu hồi đất, thực hiện các dự án thì tình trạng tranh chấp đất đai, khiếu kiện giá cả đền bù khi thu hồi đất ngày càng gia tăng. Một số vụ việc Ban quản lý các dự án, UBND và các ngành của huyện phải tổ chức đối thoại để giải quyết đơn thư khiếu nại. Đơn cử như vụ 46 hộ khiếu nại về xe chở vật tư điện gió, điện mặt trời gây ô nhiễm môi trường; vụ 14 hộ khiếu nại về việc bồi thường tuyến đường dây đấu nối và trạm cắt 110kv thuộc dự án nhà máy điện mặt trời…
Trước thực trạng đó, năm 2019, Hội ND tỉnh Ninh Thuận đã lựa chọn xã Phước Hữu xây dựng mô hình điểm “Hội ND tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của ND gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội”. Theo đó, tỉnh Hội đã chỉ đạo Hội ND xã tham mưu cho UBND xã ra quyết định thành lập Câu lạc bộ (CLB) “Nông dân với pháp luật” do Chủ tịch UBND xã làm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm là Chủ tịch Hội ND xã; xây dựng quy chế hoạt động của CLB.
Qua khảo sát, đánh giá mức độ nhận thức về pháp luật của hội viên, ND, Hội ND tỉnh đã tổ chức 10 lớp tập huấn về kiến thức pháp luật về khiếu nại, tố cáo, đất đai, môi trường… cho trên 500 cán bộ hội viên, ND. Qua các lớp tập huấn các thành viên CLB đã được trang bị một số kiến thức cơ bản trong việc điều hành và tổ chức sinh hoạt CLB; đồng thời nắm bắt được các phương pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, vận động hội viên, ND chấp hành pháp luật.
Không chỉ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, CLB còn bám sát cơ sở, lắng nghe, tâm tư, hòa giải, giải quyết mâu thuẫn, hạn chế thấp nhất tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ ND. Từ năm 2019 đến nay, CLB đã kết hợp hoà giải hàng chục vụ việc mâu thuẫn vướng mắc trong nội bộ ND. CLB cũng tham gia tư vấn, giải đáp và giải quyết khiếu nại, tố cáo của ND ngay tại cơ sở, hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại không đúng thẩm quyền, đơn thư vượt cấp.
Bên cạnh đó, Hội ND xã Phước Hữu phối hợp UBND xã tổ chức hội nghị lấy ý kiến bổ sung, hoàn thiện và ban hành quy chế phối hợp thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở nhằm thực hiện có hiệu quả trong công tác hòa giải, tham gia đóng góp xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Đáng chú ý, cùng với nâng cao nhận thức pháp luật cho hội viên ND, Hội ND xã Phước Hữu còn đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ hộ viên phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
“Nông dân có “sống khỏe”, chăm chỉ làm ăn phát triển kinh tế sẽ góp phần quan trọng trong việc đẩy lùi và bài trừ tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Từ đó, tổ chức Hội ND ngày càng được củng cố và phát triển, vai trò của Hội ND được nâng lên, thu hút thêm nhiều ND tham gia vào tổ chức Hội”.
Anh Vạn Thanh Trúc, Chủ tịch Hội ND xã Phước Hữu.
Hải Long
-
Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm! -
Xảy ra 118 vụ tai nạn giao thông, làm chết 56 người trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ -
Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay
- Cần làm rõ trách nhiệm vụ cây sau sau bị bứng, cây tự nhiên bị chặt hạ ở xã Hướng Linh
- Mặc dù đã có chỉ đạo bảo vệ, hàng loạt cây tự nhiên vẫn bị cưa hạ
- Chưa đơn vị nào nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng tái sinh nơi 40 cây sau sau bị bứng khỏi rừng Quảng Trị.
- Vụ bứng cây tạo "cảnh trời Âu” ra khỏi rừng Quảng Trị: Cơ quan chức năng vào cuộc
- Dùng ô tô bứng cây tạo "cảnh trời Âu” ra khỏi rừng Quảng Trị
- Hà Tĩnh: Cảnh báo tình trạng “sập bẫy” lừa đảo qua mạng
- Điện lưới thắp sáng bản làng, bình yên trải khắp vùng phên dậu
-
Mưa lớn, Sơn La thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, ách tắc giao thông cục bộDo ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ tối ngày 7/9 đến 8/9, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và ách tắc giao thông cục bộ.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về nơi tâm bão số 3 đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quảChiều nay (8/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng – nơi bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng 8/9.
-
Các tỉnh Bắc Bộ cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bãoNgay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, các địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã có thống kê ban đầu, các số liệu cho thấy bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống. Các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.
-
Cách phòng chống bệnh dịch sau bãoTrong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…
-
Thiệt hại ban đầu do bão Yagi: 5 người chết, 13 người mất tích, cơ sở vật chất thiệt hại nặng nềTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển theo hướng Tây gây mưa dông lớn ở khu vực Tây Bắc nước ta. Cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản, đặc biệt các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…
-
Huyện Phước Long: Đa dạng kế hoạch trên mọi chỉ tiêu để hoàn thành xây dựng huyện NTM trong 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đang nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ kế hoạch đề án đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 bằng những kế hoạch, giải pháp cụ thể trên mọi chỉ tiêu.
-
Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm gần đây, vấn đề tiêu thụ nông sản của nông dân, đặc biệt là những hội viên nông dân của tỉnh Bến Tre gặp nhiều khó khăn khi không thể theo kịp xu hướng mới của thị trường. Đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều hộ nông dân vì không nắm bắt được nhu cầu cũng như thay đổi về phương thức tiêu thụ trong giai đoạn “kỷ nguyên số”.
-
Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩuCần Thơ sẽ mở rộng diện tích vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh, tập trung để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay diện tích cây ăn trái của thành phố đã vượt 25.000ha cùng nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao đang xuất khẩu vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
-
Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A LướiNgày 6/9, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.
-
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm nayKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ