Nội quy kỳ họp Quốc hội bố sung họp bất thường, biểu quyết trên thiết bị di động
Sáng 17/8, tiếp tục chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi). Các ý kiến đều thống nhất cho rằng sau gần 7 năm thi hành, Nội quy năm 2015 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung.
Một trong những lý là một số điều, khoản không còn phù hợp với thực tiễn, trong quá trình hoạt động, nhất là từ năm 2016, Quốc hội đã có nhiều cải tiến, đổi mới trong công tác chuẩn bị và tiến hành kỳ họp, được thực tiễn kiểm nghiệm, được đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân đánh giá cao, cần được xem xét để bổ sung quy định để bảo đảm cơ sở pháp lý.
24 vấn đề mới
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự thảo bổ sung 5 điều, sửa đổi 41 điều và kế thừa giữ nguyên 10 điều, thể hiện 24 vấn đề mới.
Đáng chú ý là bổ sung quy định về hình thức làm việc trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến. Hay quyền tranh luận nhằm mở rộng dân chủ trong hoạt động của Quốc hội, tạo điều kiện để các vị đại biểu Quốc hội làm rõ các vấn đề đại biểu quan tâm.
Ngoài ra, phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước cũng được yêu cầu phải phát thanh và truyền hình trực tiếp, bên cạnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Lễ tuyên thệ, khai mạc, bế mạc.
Về vai trò của chủ tọa, người điều hành phiên họp, dự thảo Nội quy sửa đổi đang được thể hiện theo hướng bổ sung quy định chủ tọa, người điều hành phiên họp có quyền linh hoạt kéo dài hoặc rút ngắn thời gian phát biểu hoặc giải trình; được quyền yêu cầu đại biểu Quốc hội dừng tranh luận hoặc phát biểu nếu đại biểu Quốc hội phát biểu, tranh luận quá thời gian hoặc không phát biểu, tranh luận đúng nội dung.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.
Dự thảo cũng bổ sung quy định về trình tự bầu Trưởng Đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất nhằm bảo đảm yêu cầu triển khai công tác nhân sự ngay từ đầu kỳ họp thứ nhất của Quốc hội mỗi khóa; kịp thời điều hành hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội.
Liên quan biểu quyết, quy định mới có cả biểu quyết bằng hệ thống điện tử tại hội trường và hệ thống biểu quyết điện tử trên thiết bị di động. Khi cần thiết, Quốc hội áp dụng đồng thời hai hình thức biểu quyết theo đề nghị của Chủ tọa.
Báo cáo thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, việc áp dụng đồng thời hai hình thức biểu quyết chỉ nên thực hiện trong các trường hợp bất khả kháng, không nên quy định là “khi cần thiết” vì không bảo đảm minh bạch, chặt chẽ.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đề nghị làm rõ khái niệm “tranh luận”, “chất vấn”, “chất vấn lại” để vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
Tranh luận trong chất vấn là quyền của đại biểu
Thảo luận tại phiên họp, có ý kiến đề nghị cần quy định rõ trường hợp nào được tranh luận, trường hợp nào được chất vấn lại và không nên bỏ qua quyền chất vấn lại của đại biểu không trực tiếp chất vấn, vì chất vấn là quyền của đại biểu nói chung chứ không phải của riêng đại biểu nào.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nhấn mạnh: "Bản chất tranh luận là để đi đến tận cùng vấn đề, tìm ra chân lý. Do vậy, không nên giới hạn tranh luận hay chất vấn lại, đó là quyền của đại biểu trong nghị trường và cũng chính là mở rộng dân chủ nghị trường".
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tranh luận trong chất vấn là quyền của đại biểu, do đó không nên giới hạn chỉ những đại biểu đặt câu hỏi mới có quyền tranh luận. "Chỉ không tranh luận giữa các đại biểu với nhau, còn anh tranh luận đối với Bộ trưởng, trưởng ngành, người trả lời chất vấn thì hợp lý, dù không hỏi vẫn có thể tranh luận, đó là quyền của đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng, đại biểu nào chất vấn thì được ưu tiên tranh luận trước", Chủ tịch Quốc hội phân tích.
Về thời gian tranh luận, không quá 2 phút như dự thảo là phù hợp. Thời gian chất vấn thì không quá 1 phút. Đối với thời gian phát biểu của đại biểu tại phiên họp toàn thể, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, mốc thời gian 7 phút là phù hợp, không nên rút xuống nữa. Quan trọng là làm sao đó để phiên họp nhiều người tham gia phát biểu nhất, nhất là những phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, thứ hai là người điều hành, chủ tọa có thể xin phép giảm thời gian xuống, nhưng không nên giảm dưới 5 phút, và được sự đồng ý của Quốc hội mới thực hiện.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị, nên chăng dành quyền linh hoạt cho chủ tọa và cho Quốc hội trong điều hành phiên họp, theo tinh thần "Quốc hội làm hết việc chứ không hết giờ". "Tại khóa XIII, XIV chúng ta cũng đã cho kéo dài thời gian phiên họp rồi. Có thể không phải 17h mà 17h30, 18h, thậm chí 19h. Có những phiên đông người, nội dung thảo luận nhiều, thấy cần thiết kéo dài thì làm, nhưng với điều kiện được Quốc hội đồng tình", Chủ tịch Quốc hội nói.
Sau khi thảo luận, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc bổ sung dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 tới, theo quy trình tại một kỳ họp.
Theo VOV
-
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ -
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị -
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh -
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia
- Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nước
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản
- Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọng
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Triển khai công việc theo tinh thần 'vừa chạy vừa xếp hàng'
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
- Tổng Bí thư: Mục tiêu cao nhất của dân vận giai đoạn cách mạng mới là vì dân
-
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộTổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện NQ18 làm cơ sở báo cáo Trung ương có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
-
COP29: Một bước lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầuCác nhà khoa học cảnh báo rằng mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở 1,5 độ C mà các quốc gia đã cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đang bị đe dọa nghiêm trọng.
-
Hà Nam: Thúc đẩy hỗ trợ kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xãNgày 24/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm, liên kết chuỗi giá trị các HTX trên địa bàn tỉnh.
-
Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên: Chuyển đổi số toàn diện(Tapchinongthonmoi.vn) - Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên xác định chuyển đổi số sẽ là động lực để phát triển và là hướng đi mới trong nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó thầy và trò nhà trường đã triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực: Tuyển sinh, dạy/học, quản lý và đào tạo…
-
Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng(Tapchinongthonmoi.vn) - Do ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua (lượng mưa đêm 24/11 lên đến 800mm) gây ra rất nhiều điểm sạt lở trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, tuyến đường quốc lộ 40B đoạn qua xã Trà Bắc của huyện Bắc Trà My nhiều điểm bị sạt lở xuống nền gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
4 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết -
5 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa