Pa-pua Niu Ghi-nê: Người chăn nuôi lợn tận dụng công nghệ blockchain
Chăn nuôi lợn đóng một vai trò quan trọng ở Pa-pua Niu Ghi-nê cả về văn hóa và kinh tế. Nhu cầu thịt lợn gia tăng trên toàn cầu đã tạo cơ hội xuất khẩu mới nếu người nông dân chứng minh được chất lượng sản phẩm của mình.
Trước khi hệ thống được triển khai, người tiêu dùng không có phương tiện để xác minh thông tin này. Việc thực hiện hệ thống theo dõi mới là rất quan trọng để thiết lập niềm tin của người tiêu dùng và đảm bảo nông dân có thể mở rộng thị trường và kiếm được lợi nhuận hợp lý từ các khoản đầu tư của họ.
Ở Pa-pua Niu Ghi-nê, không có lễ kỷ niệm nào mà không có một con lợn quay. Là một trong số ít động vật có vú sống trên đảo, lợn đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa và kinh tế của đất nước. Theo truyền thống, các hộ chăn nuôi lợn đều cho thị trường tại địa phương, khi nhu cầu thịt lợn gia tăng trên toàn cầu có nghĩa là họ có cơ hội mới để tiếp cận thị trường quốc tế.
Theo yêu cầu của chính quyền tỉnh Jiwaka, FAO và Liên minh Viễn thông quốc tế đã khái niệm hóa và thiết kế một hệ thống blockchain theo dõi chăn nuôi mới cho người chăn nuôi lợn nhỏ. Thông qua việc sử dụng thẻ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) và ứng dụng trên điện thoại thông minh, nông dân có thể lưu giữ hồ sơ kỹ thuật số về quá trình nuôi lợn – ví dụ như chế độ ăn của lợn, loại vắc-xin thích hợp đã tiêm cho lợn,… Nhờ vào lịch sử kỹ thuật số mạnh mẽ này, người mua có thể yên tâm về chất lượng thịt, trong khi nông dân lại kiếm được lợi tức hợp lý hơn từ khoản đầu tư của họ.
Hệ thống blockchain hiện đang được thí điểm tại tỉnh Jiwaka, nơi các thành viên cộng đồng mong muốn thử nghiệm sáng kiến này. Chính quyền tỉnh tài trợ điện thoại thông minh cho 25 nông dân sản xuất nhỏ và đào tạo họ về cách sử dụng ứng dụng blockchain. Các cơ quan truyền thông quốc gia cũng đang cải thiện kết nối băng thông rộng địa phương để nông dân có thể dễ dàng sử dụng điện thoại thông minh cập nhật hồ sơ chăn nuôi.
Johannes Pakange, một nông dân chăn nuôi lợn nhỏ cho biết: “Tôi đang mong muốn tìm công nghệ mới trong chăn nuôi lợn và tôi đã rất vui khi FAO đang thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc này ở Jiwakai. Tôi đã gắn thẻ cho lợn con của mình và khi lợn đạt khoảng 100 kg, tôi có thể bán và mọi người có thể truy cập thông tin về cách nuôi lợn của tôi”.
Phần mềm blockchain không những làm tăng niềm tin và cơ hội cho thị trường trong nước mà còn đặt nền tảng cho các hệ thống trong tương lai cho phép các nhà sản xuất nhỏ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu chăn nuôi.
Ngoài công nghệ blockchain, FAO cũng đang phát triển các sáng kiến khác liên quan đến chăn nuôi. Cùng với Sở Nông nghiệp và Chăn nuôi Pa-pua Niu Ghi-nê, FAO đang hỗ trợ các khóa đào tạo về chăn nuôi để nông dân chăn nuôi nhỏ có thể cải thiện sức khỏe và giá trị của đàn lợn. FAO và ITU cũng đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong việc phát triển chiến lược nông nghiệp điện tử quốc gia Pa-pua Niu Ghi-nê để giúp nước này tận dụng các công nghệ truyền thông giải quyết các thách thức nông nghiệp. Quan trọng hơn, FAO cũng đang làm việc với các quan chức y tế tỉnh để nâng cao nhận thức về kháng sinh và tầm quan trọng của việc nuôi và tiêu thụ động vật khỏe mạnh. Bên cạnh đó, FAO đang khuyến khích nông dân thực hành phương pháp “One Health – một sức khỏe” tích hợp nhằm bảo vệ sức khỏe con người và động vật để giảm các mối đe dọa về bệnh và đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn.
Các bước tiếp theo cho dự án là cải thiện ứng dụng và cung cấp cho nhiều nhóm nông dân. FAO cũng đang làm việc với các ngân hàng và nhà khai thác di động để cho phép thanh toán được thực hiện trực tuyến.
Hiện tại, FAO cũng đang giúp nông dân tạo cơ hội mới trong chuỗi giá trị nhằm tăng thu nhập cho người dân hướng tới mục tiêu toàn cầu là không đói nghèo.
(Theo TT Khuyến nông Quốc gia)
-
Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạch -
Trang trại bò sữa TH trả về từng giọt nước lành cho Mẹ Thiên nhiên -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
-
Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ươngNgày 30/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao các quyết định.
-
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Sáng ngày 30/12 Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
-
Đổi thay ở vùng nông thôn mới Bạc LiêuQua 15 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông mới, đến nay tỉnh Bạc Liêu có 49/49 xã nông thôn mới, 22 xã nông thôn mới nâng cao, 8 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
-
Dự kiến cần 130.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách sau sắp xếp bộ máyBộ Nội vụ cho biết, dự kiến cần 130.000 tỷ đồng để thực hiện các chính sách, chế độ nêu trên do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Sôi nổi Ngày hội văn hóa dân tộc Mông ở vùng biên giới Điện BiênNgày 29/12, tại bản Na Ư, xã biên giới Na Ư, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), UBND huyện tổ chức khai mạc Ngày hội Giao lưu văn hóa dân tộc Mông lần thứ 5, năm 2024.
-
Vì sao nông dân Đắk Nông khó tiếp cận vốn ngân hàng?Chiều 27/12, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông thực hiện Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024, với sự tham dự của 200 nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu biểu đại diện cho hơn 63.000 nông dân trong tỉnh.
-
Chủ tịch Quốc hội: Thừa Thiên Huế phải đi tắt, đón đầu để phát triển kinh tế - xã hộiTrong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế phải đi tắt, đón đầu nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội.
-
Điện thăm hỏi vụ tai nạn máy bay tại Hàn QuốcĐược tin vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air xảy ra ngày 29/12/2024 khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương, cùng ngày Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện thăm hỏi tới Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện thăm hỏi tới Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ AnSáng 29/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ và tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.
-
Đối ngoại 2024 tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mìnhPhó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh các hoạt động đối ngoại trong năm qua được triển khai chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
1 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao