
Phân bón Văn Điển lọt vào “mắt xanh” nông dân quê lúa Thái Bình
Nói đến trồng lúa vụ Xuân, có lẽ khó vùng nào dám so tài với người dân quê lúa Thái Bình. Trước một thị trường phân bón có tới hàng ngàn tên gọi, thật giả lẫn lộn, họ đã làm gì để chọn ra được loại phân bón tốt nhất và tiết kiệm công sức nhất cho mình?
Diễn biến thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất nông nghiệp. Do vậy, dù nông lịch tính theo mặt trời (dương lịch), song kinh nghiệm sản xuất vẫn phải gắn với mặt trăng (âm lịch). Xem các tiết khí nông lịch năm nay, ngày tết Nguyên đán và ngày Lập Xuân đều đóng chữ Đinh – dự báo “tuy ma quý’ (tằm, vừng đắt). Có thể do thời tiết hay sâu bệnh phức tạp mà cây vừng – tuy rất dễ tính nhưng có thể năm nay cũng đắt đỏ. Mặt khác, ngày Tý đầu tiên trong năm Canh Tý lại là Bính Tý – dự báo khô hạn, có thể nước mặn xâm lấn sâu hơn, sớm hơn.

Thực tế, ngay từ đầu năm 2020 thời tiết diễn biến phức tạp khó lường: Từ đêm giao thừa và cả ngày đầu năm, hầu hết các tỉnh miền Bắc có mưa đá và mưa rào, sấm sét. Theo kinh nghiệm mà dự báo thì sản xuất nông nghiệp năm nay có thể phải chống chọi với nhiều dịch bệnh. Để sản xuất an toàn và hiệu quả, nhà nông nhất thiết phải tạo điều kiện cho cây trồng khỏe mạnh, tăng sức đề kháng trước các đối tượng gây hại.
Quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa có thể chia làm 4 giai đoạn chính; trong đó, giai đoạn cây con và đẻ nhánh có bộ rễ ăn nông theo chiều ngang; dinh dưỡng đa lượng chủ yếu là đạm và kaly. Từ khi đứng cái, làm đòng thì bộ rễ phát triển theo chiều sâu, nhu cầu dinh dưỡng về đạm giảm bớt mà tăng lân và kaly.
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì… phân bón chuẩn
Nghiên cứu về dinh dưỡng cây lúa, các kết quả khoa học cho thấy: Ngoài các chất cacbon, hydro, oxy ra, cây lúa còn cần đến 19 nguyên tố dinh dưỡng khác. So với các dinh dưỡng đa lượng (NPK) thì cây lúa cần dinh dưỡng Silíc (Si) nhiều gấp trên 4 lần dinh dưỡng đạm. Khi được cây lúa hấp thụ, Si tạo thành lớp màng bảo vệ làm cho thân cứng, lá đứng, bản lá dày hơn, giúp cây lúa không chỉ quang hợp tốt hơn mà còn tăng khả năng chống đổ, chịu hạn và chịu mặn tốt hơn; hạn chế sự xâm nhiễm gây hại của nhiều đối tượng sâu bệnh, đặc biệt nấm bệnh đạo ôn, nấm bênh đốm nâu, sâu, rầy… Như vậy, bên cạnh những tác động ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, nước, thì yếu tố nội lực của cây trồng, nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa có tác động quyết định đến năng suất thóc, đến khả năng chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh bất thuận.
Theo ghi nhận của các nhà quản lý nông nghiệp, hiện nay nước ta có hàng nghìn cơ sở sản xuất và chế biến phân bón, tạo ra hàng ngàn tên gọi sản phẩm phân bón khác nhau. Nhiều cơ sở sản xuất bằng công nghệ thô sơ, làm ra các loại sản phẩm phân bón thành phần dinh dưỡng đơn điệu với hàm lượng rất thấp, nhưng bù lại là hình thức khá bắt mắt. Do đó giá thành rất thấp nên được bán với giá rất rẻ, lại được khuyến mại nhiều và trích hoa hồng lại cho người bán hàng rất hậu hĩnh. Phần vì thiếu hiểu biết về phân bón và cây trồng, phần vì ham lợi trước mắt, rất nhiều người bán hàng ham mê, tư vấn nông dân sử dụng các loại phân bón này. Hệ lụy là nông dân sử dụng nhiều loại phân bón chất lượng thấp, phải chăm bón nhiều lần mà sâu bệnh nhiều, năng suất thấp, chi phí tăng, môi trường nhiều ô nhiễm.
Khử chua, rửa mặn, bồi bổ đất, không bị rửa trôi
Trong khi đó, phân Lân nung chảy Văn Điển dù không cần phải quảng bá nhiều, bà con nông dân nếu ai đã từng dùng thì dễ dàng bị thuyết phục bởi hiệu quả của nó. Loại phân này chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và đầy đủ các chất vi lượng như: Chất sắt: 4%, chất mangan: 0,4%; chất đồng: 0,02%; chất molipden: 0,001%; chất coban: 0,002; chất bo: 0,008%; chất kẽm: 0,00014%. Phân nung chảy Văn Điển chứa hàm lượng cao các chất kiềm và kiềm thổ (Ca, Mg, Si…) nên thuộc dạng phân sinh lý kiềm, có tác dụng khử chua, rửa mặn, bồi bổ và tăng độ tơi xốp cho đất. Hơn nữa, sản phẩm này không tan trong nước nên không bị thất thoát do rửa trôi, bay hơi hay bị chất sắt (Fe), nhôm (Al) bám giữ như các loại phân bón khác; chỉ tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra, được cây ăn từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, nếu cây không ăn hết thì phân còn tồn lại cho các vụ sau.

Phân nung chảy Văn Điển kết hợp với chất đạm và kaly để sản xuất ra phân đa yếu tố (ĐYT) NPK là loại phân có chứa đầy đủ và cân đối các chất đa lượng NPK, các chất trung lượng như Ca, Mg, Si và nhiều chất vi lượng khác mà các loại phân bón thông thường không có. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như phân ĐYT NPK 6:11:2 chuyên bón lót và 16:5:17 chuyên bón thuc dạng trộn thô (phân có nhiều gai, nhiều dằm…), nay những sản phẩm đó đã được thay thế bằng ĐYT NPK công thức 6:11:3 và ĐYT NPK 16 :5 :17 phân trộn dạng hạt, không có gai, dằm nhưng chất lượng vẫn giữ nguyên thậm chí còn tăng thêm.
Ngoài ra còn các dòng sản phẩm mới như ĐYT NPK 10 :7 :3 +TE chuyên bón lót và ĐYT NPK 13 :3 :10 chuyên bón thúc dạng viên nén… Các sản phẩm phân bón mới chất lượng đảm bảo, dễ sử dụng, nông dân cũng chỉ bón lót sâu và bón thúc sớm 1-2 lần tùy thời tiết, lượng bón có thê giảm bớt tùy chân ruộng và giống lúa
Quyến luyến như “đôi tình nhân”
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển, đất đai được hình thành trên nền biển qua quá trình bồi tụ phù sa từ 2 hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là tỉnh thuần nông và chủ yếu phát triển lúa nước. Nông dân Thái Bình có kinh nghiệm truyền đời về sản xuất lúa, và là tỉnh thâm canh lúa nổi tiếng cả nước. Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, cùng với sự nhanh nhạy tiếp thu tiến bộ kỹ thuật về giống, về công nghệ sản xuất, người Thái Bình rất coi trọng phân bón, coi đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe cây trồng và kết quả sản xuất. Từ sản xuất thử đến sản xuất diện rộng, phân bón ĐYT NPK Văn Điển đã chiếm được lòng tin và sự ưu ái của nông dân Thái Bình. Những năm 2003-2008, Công ty phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp với các HTX nông nghiệp, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ các xã đã triển khai chương trình hội thảo giới thiệu về sản phẩm phân bón Văn Điển và hướng dẫn nông dân, hội viên sử dụng hiệu quả phân bón ĐYT NPK Văn Điển cho cây trồng.
Sau nhiều năm sử dụng loại phân này, tuy người dân không bón thêm nhiều vôi, nhưng đồng ruộng Thái Bình đã giảm chua phèn rất rõ, ít còn cánh đồng năn, lác, hàm lượng lân dễ tiêu trong đất đã được tăng thêm. Qua thực tiễn sản xuất lúa, bà con chỉ sử dụng phân đa yếu tố NPK chuyên bón lót và chuyên bón thúc cho lúa với 1 lần lót sâu và 1-2 lần bón thúc, không bón nhiều lần, không phải bón thêm các loại phân bón khác nhưng cây lúa sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh mà cho nhiều bông, bông to, nặng hạt.
Uy tín và thương hiệu phân bón Văn Điển đã ăn sâu vào tiềm thức nông dân Thái Bình nên phân bón ĐYT NPK chuyên dùng cho lúa của Văn Điển là sự lựa chọn chính của người dân nơi đây. Nhiều xã có diện tích chua trũng nhiều, tỷ lệ phân bón Văn Điển đã nhiều năm đạt trên 90% như các xã thuộc khu An (Quỳnh Phụ), khu Vũ (Kiến Xương, Vũ Thư), khu Đông (Đông Hưng), hay vùng đất chua mặn ven biển như các xã khu Thụy (Thái Thụy), khu nam Tiền Hải… Đặc biệt xã Quỳnh Khê (Quỳnh Phụ) hay các xã địa hình thấp trũng như Thái Thành (Thái Thụy), Tây Tiến (Tiền Hải)… trong nhiều năm qua, nông dân chỉ sử dụng sản phẩm phân bón ĐYT NPK Văn Điển cho cây lúa.
Năm 2020, tiết Lập Xuân muộn, sau tết Nguyên đán, nông dân Thái Bình mới xuống đồng gieo cấy lúa Xuân. Trên khắp cánh đồng, dễ dàng nhìn thấy bao phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển. Bà con nông dân đánh giá vỏ bao phân mới đẹp và bền hơn, hạt phân đều và dễ bón hơn. Về khắp mọi làng quê, ngày 2 buổi sáng và chiều khi loa truyền thanh của xã thông báo về chỉ đạo sản xuất nông nghiệp đều có phần hướng dẫn sử dụng phân bón cho lúa, trong đó có phần giới thiệu các sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK và các loại phân bón chất lượng cao để chăm bón lúa Xuân 2020.
Phân bón ĐYT NPK Văn Điển không chỉ là sự lựa chọn hoàn hảo của nông dân Thái Bình trên đồng ruộng, mà thực sự đã góp phần mang lại niềm vui và cải thiện cuộc sống của mỗi gia đình nông dân quê lúa.
Trọng Hòa – Nam Phong
-
An Giang, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao
-
Dịch vụ môi trường rừng đã thu được gần 3.100 tỷ đồng
-
Đồng Nai tìm kiếm giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ từ công nghệ Nhật Bản
-
Sẽ có 12 ngày lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân 2023-2024 ở Bắc bộ
- Việt Nam lỡ cơ hội lần thứ 4 để gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu
- Các giải pháp bảo vệ môi trường của trang trại chăn nuôi tham gia nông nghiệp tuần hoàn
- Đồng Nai: Tìm giải pháp đưa "Cơ giới hoá, tự động hoá vào sản xuất nông nghiệp
- Nông dân Đắk Nông kỳ vọng cà phê trúng mùa, trúng giá
- Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống
- TP. Hồ Chí Minh tìm giải pháp dài hạn cho nông nghiệp công nghệ cao
- Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022
-
Còn nhiều thách thức khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (SXNN) đang là xu hướng chủ đạo, là chìa khóa thành công của các nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới hiện nay. Những lợi ích của xu hướng này đã thấy rõ nhưng việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức không nhỏ.
-
Tuyên truyền tốt để giúp nông dân không phạm luật(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm qua, thông qua nhiều hoạt động thiết thực, gắn với cuộc sống của hội viên, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân, góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với thực tiễn ở địa phương.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết quốc tế, chung tay vì sự phát triển thịnh vượng của nhân loạiTrưa ngày 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới được tổ chức tại Dubai, UAE. Trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị.
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIIISáng 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu “Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang và anh hùng, tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam ngày càng vững mạnh toàn diện, xứng đáng là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
-
Số hóa giấy chuyển việnBà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đang xúc tiến để phối hợp với Bộ Công an để có thể áp dụng các giấy chuyển viện, giấy hẹn khám lại vào hệ thống phần mềm bảo hiểm xã hội (VssID) và app VNeID của Bộ Công an.
-
Bộ trưởng Nông nghiệp vùng Kaluga (Nga): "Rất mong dự án của TH đem lại lực đẩy phát triển cho nông nghiệp Kaluga”Qua cuộc phỏng vấn nhanh với ngài bộ trưởng tại khuôn viên trang trại, chúng tôi mới hiểu được lý do vì sao ngài đặc biệt quan tâm, tìm hiểu các trang trại bò sữa của Tập đoàn TH đến vậy.
-
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt trọng tâm vào 3 khâu đột pháMột trong ba khâu đột phá mà Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 đặt ra là đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, an toàn lao động...
-
Tổng Bí thư: Công đoàn quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của người lao độngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý việc chăm lo của Công đoàn phải cụ thể, chu đáo, quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ, niềm vui, nỗi buồn của đoàn viên, người lao động và gia đình của họ.
-
Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 1/12, tại tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân năm 2023. Chủ đề: Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
-
Bột sắn dây Nhuận Trạch sản phẩm đạt OCOP 3 sao của Hòa Bình(Tapchinongthonmoi.vn) Sau nhiều năm kiên trì, gia đình anh Thu cùng 8 hộ chuyên trồng sắn dây ở Lương Sơn, Hòa Bình đã thành lập HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch để chuẩn hoá quy trình trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng đầu vào, đồng thời đầu tư hệ thống máy nghiền liên hoàn, máy sấy, qua đó đã xây dựng được quy trình sản xuất khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
1 Kỳ Sơn: Phát động phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm
-
2 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
3 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
4 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
5 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"