Phân bón Văn Điển và những kỷ niệm khó quên của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh
Phóng viên Tạp chí Nông thôn mới đã có cuộc trò chuyện thú vị với kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh về những điều chưa kể về người được nông dân gọi là “kỹ sư phân bón” này.
Phóng viên: Thưa kỹ sư, ông muốn chia sẻ điều gì khi có nông dân muốn biết thêm về người kỹ sư hướng dẫn sử dụng phân bón có thực sự là chuyên gia hay chỉ là “người đọc sách” thông thường?
Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh: : Nếu thực sự chỉ là người đọc, thì người nghe là nông dân có kinh nghiệm và chú tâm, họ sẽ nhanh chóng nhận ra tôi ngay! Tôi đã có gần 10 năm công tác ở Sở Nông nghiệp Hà Tuyên cũ (gộp Hà Giang và Tuyên Quang từ năm 1975-1991). Đến năm 1985 thì tôi chuyển công tác về Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình và làm việc ở đó cho đến năm 2015 thì nghỉ hưu. Trong nhiều năm giữ chức Trưởng phòng kỹ thuật ở Trung tâm Khuyến nông Thái Bình, tôi đã tiếp xúc, tìm hiểu và trải nghiệm, tổ chức hội thảo với nhiều loại phân bón của các hãng sản xuất khác nhau và có duyên gắn bó rất nhiều với nông dân trong lĩnh vực này.
Từ năm 2015, tôi nghỉ hưu nhưng do vẫn yêu thích hoạt động chuyên môn, nên tiếp tục làm chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp, viết bài kỹ thuật hướng dẫn bà con nông dân, tham gia các hội thảo về phân bón. Năm nào tham gia nhiều thì có tới 50-60 hội thảo, năm ít (như năm 2023) tôi cũng tham gia tới 30 cuộc hội thảo, hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón Văn Điển. Vì vậy, thật may mắn là kiến thức cũng như thực tế trên đồng ruộng thường xuyên được cập nhật. Nhà báo đừng tưởng là nói với nông dân thì nói thế nào cũng được! Họ là người thực tế, nhiều người rất thông minh, mình nói không chuẩn là họ tranh luận lại ngay! Huống hồ, ngày nay, báo chí, truyền thông và mạng xã hội đều có thể tiếp cận ngay trên điện thoại. Họ có thể tra cứu, đối chiếu. Tuy nhiên, cái giá trị của người làm chuyên môn vẫn có vị trí riêng, vì không phải là kiến thức sách vở, mà chính là công thức, kinh nghiệm đúc kết và khả năng ứng dụng vào mùa màng trong điều kiện khác nhau của thời tiết, mùa màng, thổ nhưỡng, văn hoá canh tác từng vùng. Đây chính là cái mà nông dân cần trước một “rừng” thông tin rậm rạp trên mạng hiện nay.
Phóng viên: Ông từng hội thảo, viết hoặc trả lời tư vấn nhiều lần về phương pháp sử dụng phân bón các loại khác nhau, xin cho biết điều gì khiến ông tâm đắc và thích thú nhất?
Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh: Trong hơn 40 năm công tác, trải nghiệm với nhiều sản phẩm phân bón của các nhà sản xuất khác nhau, đi qua các miền quê khắp đất nước ta, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm chuyên sâu về sử dụng phân bón cho từng loại cây, từng mùa vụ. Song với tư cách một người làm chuyên môn kỹ thuật, với sự công tâm khách quan, tôi vẫn phải nói lên một điều, là đến bây giờ tôi vẫn rất tâm đắc về tính chất đặc biệt của phân lân nung chảy Văn Điển – một loại phân mà tôi cho là “rất tinh khiết”. Các bạn cứ hình dung, trong một bao phân bón Urea trên nhãn mác ghi 46%, tức là tỷ lệ dinh dưỡng đạm mà cây trồng có thể hấp thụ được từ loại phân này ở mức 46%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở phân lân nung chảy Văn Điển lên tới… 96-98%! Đây là loại lân nung chảy, được chế biến hoàn toàn từ quặng khoáng thiên nhiên, được nung chảy ở nhiệt độ cao, rồi làm lạnh đột ngột, do đó phân lân nung chảy không tan trong nước, mà chỉ tan trong môi trường a xít yếu do rễ cây tiết ra. Vì vậy mà cây có thể “ăn” từ từ mà không lo phân bị rửa trôi hay thẩm thấu vào trong đất. Tôi đã thể nghiệm điều này trong nhiều năm qua, và đến bây giờ tôi vẫn thấy cực kỳ tâm đắc về đặc điểm này của lân nung chảy Văn Điển.
Phóng viên: Khi ông chia sẻ điều này, ông có nhận được những hoài nghi hay phản hồi nào đáng nhớ?
Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh: Với những nông dân có kinh nghiệm, thì họ thường rất thích cái mới và sẵn sàng thử nghiệm, và kết quả trên đồng ruộng sẽ giúp họ khẳng định. Nhưng cũng có những người nghi ngờ, điều đó dễ hiểu thôi. Như người nào đã ăn khế chua thì mới biết được vị chua của nó thế nào. Tôi nhớ vào năm 2015, tôi cùng một vị tiến sỹ cây trồng cùng đi hội thảo về phân bón ở Đồng Tháp cùng với đội kỹ thuật của Tập đoàn L.T (một tập đoàn nông nghiệp lớn ở miền Nam, thời điểm đó có tới hơn 1.000 kỹ sư bám đồng ruộng cùng người sản xuất), sau khi phân tích những đặc điểm cơ bản của phân lân nung chảy Văn Điển, nhiều số kỹ sư trẻ mới tốt nghiệp Đại học ra, tỏ vẻ vẫn hoài nghi do chưa được kiểm chứng trực tiếp. Lúc đó, trên bàn hội thảo có mẫu phân lân Văn Điển và một số chai nước lọc tinh khiết (dùng để phục vụ quan khách uống trong hội thảo) , bèn nảy ra ý định tạo ra một trải nghiệm nhanh cho các kỹ sư trẻ. Tôi đề nghị họ cho một ít phân lân nung chảy vào chai nước thì nước vẫn trong (phân không tan), sau đó vắt chanh vào thì thấy phản ứng nước chuyển màu đục ngay (phân bắt đầu tan). Khi cho quỳ tím (chất thử) vào thì có phản ứng, quỳ chuyển màu ngay. Vì vậy, tính chất đặc biệt của phân lân nung chảy được kiểm chứng ngay tại chỗ, thuyết phục được những người cán bộ trẻ ấy.
Phóng viên: Trong quá trình tư vấn cho nông dân, ông có từng gặp phải “tai nạn nghề nghiệp” nào không?
Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh: Tôi hiểu rằng khi nhà nông bón phân cho cây, thì phải một thời gian sau mới thấy kết quả. Kể cả chọn được phân bón tốt như phân bón Văn Điển, mà quy trình sai, hoặc kể cả quy trình đúng mà không hợp thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng vùng miền thì nhà nông cũng “mất ăn”. Nếu người tư vấn sai, hoặc tư vấn không tới, thì sau một thời gian dài thực hành họ mới biết, lúc đó họ đã tốn kém thời gian, tiền bạc nhiều rồi. Nên tôi luôn tự nhắc mình thận trọng, nghiên cứu kỹ, thực chứng rồi mới hướng dẫn, do đó chưa có “tai nạn” đáng tiếc nào xảy ra.
Tuy nhiên chuyện “cười ra nước mắt” thì có. Chẳng hạn, tôi nhớ một lần về hội thảo ở xã Duyên Hải của huyện Hưng Hà ở Thái Bình, khi đang chia sẻ về đặc điểm của phân lân nung chảy Văn Điển thì một bác nông dân chạy lên cướp micro và nói đề nghị công ty bỏ cái dằm đi, vì khi bốc phân lân gặp phải những “cái dằm” đâm vào tay đau lắm mà không khêu được. Thực ra “Cái dằm nhỏ” đó chính là những tinh thể silic, loại dinh dưỡng quý, chiếm tỷ lệ khá nhiều trong lân nung chảy, chứ không phải vật vô tác dụng lẫn vào phân như bác này tưởng. Lân nung chảy được làm lạnh đột ngột, các tinh thể silic kết tinh lại như những cái dằm thuỷ tinh nhỏ, có thể găm vào làm đau tay. Tôi hỏi lại các bác đã tuân thủ hướng dẫn ghi trên bao bì phân bón chưa? Trên đó có ghi rõ cần dùng bao tay khi bốc, trộn phân bón; nếu bị dằm thì không cần rửa hoặc khêu, chỉ dùng dấm chua hoặc múi chanh, múi quất xát nhẹ là hết dằm. Mọi người ồ ra, đúng là chưa đọc kỹ nên không tuân theo. Về sau thì Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã từng bước cải tiến, nghiền nhỏ ra để tránh “dằm” đâm vào tay, sau đó cải tiến tiếp thành vo viên như hiện nay để khi dùng không còn trở ngại “dằm” đâm vào tay nữa.
Phóng viên: Thưa ông, nông dân được mùa nông sản từ hướng dẫn sử dụng phân bón của ông thường thể hiện tình cảm của họ như thế nào?
Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh: Tôi rất vui vì dù đã nghỉ hưu vẫn được gắn bó với nông dân, với lĩnh vực mà tôi yêu thích. Rất nhiều lần, tôi được nhà nông tặng quà, nhiều nhất là trái cây, bởi phân bón Văn Điển cực kỳ hợp với cây ăn quả và đã góp phần giúp nông dân nhiều vùng trên đất nước ta thu được năng suất chất lượng cao. Chẳng hạn, vùng Tân Lạc (tỉnh Hoà Bình) nơi tôi nhiều lần hội thảo với nông dân là một trong những vùng cây ăn quả có dấu ấn rõ rệt của việc sử dụng phân bón Văn Điển. Còn nhiều vùng khác nữa…
Nhưng “Món quà” lớn nhất mà những người làm kỹ thuật như tôi, cũng như các doanh nghiệp có thương hiệu như Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển nhận được, chính là sự thành công của nhà nông trong từng mùa vụ. Đời sống vật chất, tinh thần của họ ngày một nâng cao, sản phẩm của họ làm ra đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, gián tiếp củng cố sức khoẻ của người tiêu dùng. Đó là điều làm cho những người làm chuyên môn như tôi thấy vui nhất!
Xin cảm ơn kỹ sư!
Nam Phong thực hiện
-
Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi -
Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững -
Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi -
Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
- Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024
- TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp
- TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch
- Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025
- “Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê
- Tìm hướng đi mới, giải quyết những vướng mắc cho ngành Điều Việt Nam
- Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa DominicaTừ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-MalaysiaTrong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bảnVới đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dượcHội chợ dược liệu, y dược cổ truyền sẽ góp phần giúp hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
-
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hìnhChiều ngày 21/11/2024, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thăm và lắng nghe tình hình công tác Hội và phong trào nông dân cơ sở năm 2024.
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mớiHiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An thực sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh. Những kết quả đạt được này mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân (HND) Nghệ An.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh