Phân cấp, phân quyền tốt giúp tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máy
“Tôi đăng ký miếng đất vườn của bố mẹ để lại cho tôi mà mất hơn 1 năm,” đây là câu chuyện thực tế của nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, được ông chia sẻ tại Hội thảo khoa học phân quyền, phân cấp trong cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy do Bộ Nội vụ và Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức mới đây.
Nhiều câu chuyện vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước, những bất cập trong việc phân cấp, phân quyền cho thấy cần phải đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền, đi liền với đó là kiểm soát quyền lực. Phân cấp, phân quyền tốt giúp cho việc tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Một con bò 3 bộ quản lý
Phân tích về vấn đề phân cấp giữa Nhà nước và thị trường, theo nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát, có chỗ Nhà nước làm thay thị trường nên kém hiệu quả và tham nhũng.
Kể câu chuyện đi đăng ký miếng đất vườn của bố mẹ để lại cho mình mất đến hơn 1 năm, ông Phát cho biết thuế đất theo quy định về dân sự đã giao cho mỗi người một miếng, muốn trao đổi với nhau thì phải đến xin phép, trao đổi xong, khi giao đất lại làm thủ tục chuyển tên, “rất nhiều loại thủ tục, tự mình đẻ ra việc.”
Đề cập đến phân cấp trong nội bộ từng cấp, giữa Chính phủ và các bộ, lý giải việc “bộ trưởng cứ đưa mọi việc lên Thủ tướng,” ông Cao Đức Phát cho rằng vì bộ trưởng ký quyết định về một chiến lược nào đó không đi liền với tiền, chính sách và nhân lực.
“Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp ký mà không có tiền để làm nên phải đưa lên Thủ tướng ký, mới giao trách nhiệm cho các bộ. Bộ Tài chính lo tiền, Bộ Kế hoạch phải đảm bảo nguồn lực…, mới có hiệu lực.”
Ông dẫn thực tế hồi làm Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, có dịch xảy ra cần có vaccine để dập dịch. “Khi dịch lan ra, Bộ trưởng Nông nghiệp chịu trách nhiệm nhưng vaccine lại nằm trong quỹ dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý. Tôi phải làm thủ tục đi qua đi qua nhiều tầng nấc để xin vaccine, 2-3 tuần sau về, dịch lan rộng ra.” Bên cạnh đó là phân cấp cũng không rõ, giữa các bộ chồng chéo nhau, 1 con bò sữa mà có đến 3 bộ quản lý.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý con bò, Bộ Công Thương quản lý chế biến và giá, Bộ Y tế quản lý thức ăn (sữa bò) nhưng cuối cùng vẫn có vấn đề xảy ra.
Phân quyền trong nội bộ từng nhánh quyền lực
Cùng bàn về câu chuyện đẩy việc lên Thủ tướng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận cho rằng lâu nay chúng ta lo bàn phân quyền ngang và phân quyền dọc, nhưng chưa bàn đến phân quyền trong nội bộ của các quyền này.
Hiện nay, mọi việc của Chính phủ hầu như dồn lên Thủ tướng, “hoạch định chính sách là cứ đẩy việc lên Thủ tướng, trong khi Bộ trưởng là người quản lý ngành, lĩnh vực.”
Theo ông, trước đây khi làm Hiến pháp năm 1992, Luật Tổ chức Chính phủ, đã phân định có 9 nội dung mà Chính phủ phải thảo luận tập thể quyết định theo đa số, còn lại là quyền của Bộ trưởng.
Hiến pháp quy định Bộ trưởng ban hành văn bản và quản lý theo ngành, lĩnh vực và có giá trị trên thực tế. Nhưng hiện nay có tình trạng nếu không có thông tư liên tịch là các “quân lính” của các bộ khác không thực hiện. Cán bộ chỉ chấp hành lệnh của thủ trưởng mình, mà không chấp hành lệnh của bộ trưởng khác, trong khi Hiến pháp khẳng định Bộ trưởng là người quản lý ngành, lĩnh vực.
“Bây giờ bàn quản lý chính quyền địa phương, có chuyện phê chuẩn Chủ tịch thôi mà cũng phải để Thủ tướng. Việc gì phải làm? Bộ trưởng Nội vụ làm được không?,” ông Thuận đặt vấn đề. Cũng theo nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trong nội bộ Chính phủ là chưa phân quyền, có tình trạng chủ tịch, bí thư tỉnh không hỏi bộ trưởng mà lên hỏi thẳng Thủ tướng.
“Nghỉ Tết bao nhiêu ngày bộ trưởng cũng phải báo cáo Thủ tướng, thi môn gì Bộ trưởng Giáo dục cũng phải báo cáo Thủ tướng, nghỉ hè thế nào cũng báo cáo Thủ tướng, thế ông Bộ trưởng làm gì,” ông nói.
Từ những phân tích trên, ông Nguyễn Văn Thuận cho rằng bên cạnh phân quyền ngang (lập pháp, hành pháp, tư pháp), phân quyền dọc (chính quyền Trung ương, địa phương), trong nội bộ chính quyền cũng phải phân quyền cho rõ ràng, phân quyền trong nội bộ từng nhánh quyền lực. Ngay lập pháp cũng vậy, cũng có phân quyền.
Ông ví dụ ở Hàn Quốc, Ủy ban Pháp luật không tán thành đưa một luật ra Quốc hội là không được đưa ra thảo luận. Nhưng để tránh sự lạm quyền của Ủy ban Pháp luật, riêng Chủ tịch Quốc hội có quyền bác ý kiến của Ủy ban này.
Kiểm soát quyền lực Lenin từng nói: Hãy cho tôi một tổ chức mạnh, tôi sẽ bẩy cả nước Nga đi. Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác tổ chức, bao gồm cả vấn đề con người và tổ chức bộ máy.
Theo nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, trong tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền rất quan trọng, nếu không nói đây là vấn đề cốt lõi. Phân cấp không phải phân chia theo chiều ngang mà theo chiều dọc. Phân cấp luôn gắn với phân quyền. Nếu phân cấp, phân quyền tốt giúp cho tinh gọn được tổ chức bộ máy.
Cho rằng có nhiều cách phân cấp: phân cấp trong quản lý, quản trị, phân cấp hành chính…, theo ông, từ cấp Trung ương xuống cơ sở có rất nhiều cấp trung gian, quan trọng là bàn xem có thể bỏ được cấp nào? Nhìn nhận một số định hướng của Trung ương rất hợp lòng dân, như việc bỏ bớt tổng cục, ông dẫn chứng “tôi là người sinh ra ở ngành thuế, ban đầu thuế chỉ nằm trong Sở Tài chính (cấp phòng), quy mô nhỏ.” Ông cũng đặt câu hỏi: “Tổng cục Thuế bây giờ câu chuyện thế nào?.”
Nhấn mạnh quan trọng nhất hiện nay là phân quyền, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ ra các quyền quan trọng: quyền ban hành chính sách; quyền tổ chức về cán bộ; quyền tài chính-ngân sách; vấn đề tổ chức điều hành cũng phải phân quyền.
Phân quyền về kinh tế quan trọng nhất, trong đó phân quyền về tài chính là cốt lõi. Tăng cường phân quyền gắn với trách nhiệm, quyền càng cao, trách nhiệm càng lớn. Cùng với đó là phải kiểm soát quyền lực, kiểm soát từ trên xuống, kiểm soát ngang, thậm chí kiểm soát từ dưới lên.
Đặt vấn đề xác định mô hình chính quyền địa phương thế nào để có thể tự quản, theo ông Phùng Quốc Hiển, nên hình thành quan hệ mới. Chính quyền có Trung ương và chính quyền địa phương. Phải làm rõ vai trò quản lý của địa phương; Trung ương nên nắm gì, địa phương nắm gì.
Ví dụ về ngân sách, ông đã từng đề xuất Quốc hội chỉ quyết định ngân sách Trung ương (hiện Quốc hội quyết toàn bộ hệ thống ngân sách). Hay chuyện thuế, Hiến pháp quy định Quốc hội quyết định vấn đề thuế. “Tôi cho rằng Trung ương chỉ nên quyết định một số thuế thôi, ví dụ, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Một số thuế nên giao cho địa phương như thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường,” ông nói.
Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng muốn phân cấp, phân quyền phải sửa Hiến pháp. Chúng ta theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Câu chuyện phụ trách thế nào hay tập thể lãnh đạo thế nào phải phân định cho rõ. Theo ông, tập thể lãnh đạo cũng chỉ một phần nào đó trong hệ thống chính trị, còn lại là cơ chế “thủ trưởng.”
Nêu quan điểm chia ra 3 nhóm, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đề xuất với quốc phòng, ngoại giao, an ninh, đất đai, tài nguyên, môi trường, khoáng sản là Trung ương phải quản chặt. Nhóm thứ hai là nhóm Trung ương, địa phương đều quản, chẳng hạn như lĩnh vực giáo dục.
Trước đây Trung ương quản lý đại học và vấn đề chính sách giáo dục, địa phương chỉ quản lý từ cấp 1,2,3, nhưng bây giờ tỉnh nào cũng có đại học, ngành nào cũng có đại học. Hay như chính sách thuế, cần làm rõ loại thuế nào do Trung ương và địa phương ban hành. Nhóm thứ ba gồm các lĩnh vực còn lại do địa phương quản lý.
“Khi làm các đạo luật chuyên ngành chúng ta phải bàn từng cái một, không thể cái gì cũng là bộ trưởng nghiên cứu trình Thủ tướng quyết định. Bộ trưởng phải quyết định,” theo ông Thuận./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Tinh gọn bộ máy: Sự hy sinh phải đi kèm với công bằng, hợp lý -
Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa -
Tinh gọn bộ máy: Làm lợi cho nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế -
Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột phá
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu từ cấp chi bộ đến Trung ương
- Đoàn kết, vững lòng tin vào Đảng, Chính phủ để vượt qua siêu bão Yagi
- Trí tuệ nhân tạo giúp tối ưu hoá sản xuất nông nghiệp
- Ứng dụng AI - Cơ hội phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững
- Thiêng liêng hai tiếng Việt Nam
- Phát triển chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản
- 'Có biểu hiện của lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng văn bản pháp luật'
-
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Thủ đô đến năm 2030(Tapchinongthonmoi.vn) - UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 358/KH-UBND về việc triển khai thực hiện “Đề án Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030” trên địa bàn Hà Nội.
-
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững“Mô hình thực nghiệm trồng cam FVF theo hướng nông nghiệp sạch và ứng dụng công nghệ hiện đại đã giúp người nông dân địa phương thấy được hướng đi mới trong việc cải thiện hiệu quả kinh tế trên chính mảnh đất của họ” - Ông Nguyễn Văn Nam – Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An nhận định.
-
Phiên chợ giúp nông dân miền núi tiêu thụ nông sảnNhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn các huyện miền núi, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức “Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024” trong 2 ngày 8-9/12 tại huyện Sơn Hà.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách và cựu chiến binh lão thành tỉnh Đồng ThápHướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 11/12, tiếp tục chương trình công tác tại Đồng Tháp, tại Trụ sở UBND huyện Tam Nông, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã gặp mặt, tặng quà cho đại diện 80 hộ gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh lão thành trên địa bàn tỉnh.
-
Thủ tướng: Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt NamSáng 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.
-
Thu gần 7 tỷ USD, rau củ Việt Nam đạt kỷ lục xuất khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ đầu năm 2024 đến nay kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu đề ra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ngành hàng rau quả trong năm nay là giá trị xuất khẩu ước đạt 6-6,5 tỷ USD.
-
Phát huy giá trị Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịchTỉnh Ninh Thuận đang tập trung khai thác tối đa giá trị của các di sản văn hóa, đặc biệt là Di sản văn hóa Chăm để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
-
Mục sở thị quy trình từ đồng cỏ đến ly sữa tại Trang trại bò sữa hữu cơ TH true MILKTại trang trại bò sữa hữu cơ TH, đàn bò được ăn thức ăn đạt chứng nhận organic, được tắm nắng để tăng vận động và đề kháng tự nhiên. Nếu ốm, chúng được điều trị bằng thảo dược thay vì kháng sinh,…
-
Tổng Bí thư: Tiềm năng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn rất lớnTổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ, trong đó có Quỹ KKR tiếp tục đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hợp tác song phương.
-
Dự báo quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ trong bối cảnh mớiVề thương mại, Việt Nam nên tăng sức mua từ Hoa Kỳ, kể cả sản phẩm và nguyên liệu phục vụ sản xuất, nhằm giảm sự chênh lệch trong cán cân thương mại song phương.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
4 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
5 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ