
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh điều này trại cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Covid-19 gây ra với các địa phương sáng 14/2.

Tại cuộc họp, cho ý kiến về việc học sinh đi học trở lại, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Ngày 11/2, tôi đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương có hướng dẫn thật chi tiết, dễ hiểu để các cấp, nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh khi đi học trở lại”.
Nhấn mạnh “tinh thần là phải an toàn, an tâm mới đi học trở lại”, Phó Thủ tướng yêu cầu trước hết, nhất thiết chính quyền, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các giải pháp để đảm bảo trường học, lớp học thật sự an toàn. Nhưng như vậy cũng chưa đủ mà còn phải hướng dẫn, tuyên truyền để phụ huynh, học sinh an tâm.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chưa làm được cho phụ huynh và học sinh an tâm thì chưa cho học sinh đi học trở lại ngay. Còn khi các em đã đi học trở lại thì trường, lớp phải thực sự an toàn.
“An toàn cả dưới giác độ chuyên môn lẫn trong suy nghĩ của học sinh, của phụ huynh học sinh. An toàn và an tâm. Không nên cho đi học trở lại mà học sinh vẫn lo sợ bị lây nhiễm ở trường, vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cho rằng việc cho học sinh nghỉ học tiếp chắc chắn có gây xáo trộn, trở ngại cho ngành Giáo dục và cả công việc, sinh hoạt của phụ huynh, của xã hội. Tuy nhiên, những điều đó không thể so sánh được với sức khỏe, sự an tâm, tin tưởng của nhân dân. Bởi những việc liên quan tới đông đảo người dân thì ngoài những yếu tố mang tính chuyên môn cũng phải đặc biệt lưu ý tới sự đồng thuận của nhân dân. Vì thế, cần cân nhắc thật kỹ lưỡng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Dù thế nào thì cũng phải tiếp tục thực hiện thật tốt công tác phòng chống dịch, công tác đảm bảo an toàn trong trường học và đặc biệt là phải tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền để nhân dân hiểu đúng, đồng thuận và tích cực tham gia thực hiện các biện pháp chống dịch nói chung và việc trở lại trường của học sinh nói riêng./.
(Theo Chính phủ)
-
Tránh đầu tư dàn trải, lãng phí tại các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
-
Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe trên cả nước
-
Hơn 3.000 công dân ở Nghệ An lên đường nhập ngũ
-
Miền Bắc và miền Trung duy trì mưa rét
- Kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay sẽ kéo dài gần bằng nghỉ Tết Quý Mão
- Xâm nhập mặn bắt đầu ảnh hưởng đến lấy nước ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Đại lễ cầu Quốc thái dân an tại chùa Viên Quang
- Thị trường lao động tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2023
- Tháng 2/2023, khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở vùng núi và trung du Bắc Bộ
- Năm 2023 Bộ Nội vụ sẽ rà soát, xây dựng hàng loạt văn bản liên quan đến công chức, viên chức
- Báo chí phải nhanh, nhạy, chính xác, chuyên nghiệp, sát với thực tiễn hơn
-
Tránh đầu tư dàn trải, lãng phí tại các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núiChiều 7/2, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với Ủy ban Dân tộc về công tác dân tộc, việc thực hiện chính sách dân tộc và quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2022.
-
Người Cơ Tu vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồngDu lịch cộng đồng và du lịch sinh thái đang phát triển mạnh tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Nhiều nơi đã thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.
-
Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe trên cả nướcBộ Giao thông vận tải vừa ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX).
-
Tiếp tục triển khai thiết thực, hiệu quả các phong trào thi đuaChiều ngày 7/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Hội đồng nhiệm kỳ 2021-2026.
-
Định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thốngPhó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 7/2/2023 về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống.
-
Chuẩn hóa vùng trồng để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung QuốcCục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong năm nay sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ chuẩn hóa vùng trồng để có thể xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đối với chanh leo, khoai lang, ớt, một số cây có múi và dừa.
-
Chủ tịch Quốc hội: Có thể làm việc cả ngày nghỉ, giờ nghỉ để hoàn thiện Luật Đất đaiÔng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể làm việc vào ngày nghỉ, giờ nghỉ để xem xét nội dung rất quan trọng là dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho kịp tiến độ.
-
Hơn 3.000 công dân ở Nghệ An lên đường nhập ngũ(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2023, tỉnh Nghệ An được Chính phủ, Bộ Quốc phòng giao gọi 3.102 công dân nhập ngũ với 16 đơn vị nhận quân. Nghệ An chốt quân số, phát lệnh gọi nhập ngũ vào Quân đội 3.257 công dân (chính thức 3.102 công dân, dự phòng 155 công dân).
-
Sau Tết, giá mít Thái tăng hơn 20.000 đồng/kgHiện nay, giá mít Thái tại tỉnh Đồng Tháp tăng trở lại sau Tết và có giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, tăng hơn 20.000 đồng/kg so với đầu tháng 1/2023.
-
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng caoGiá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày 5/2 đã tăng 15 USD/tấn so với cuối tháng trước. Cụ thể, loại 5% tấm giao dịch ở 473 USD/tấn, gạo 25% tấm 453 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất trong vài năm qua.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh