Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Tồn tại hay không tồn tại ?
Tại cuộc họp báo thường kỳ đầu tháng 4/2019, ông Đỗ Thắng Hải -Thứ trưởng Bộ Công Thương, đã trả lời những băn khoăn về công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Đó là tiền của người tiêu dùng, ngân sách Nhà nước không can thiệp.
Quỹ bình ổn: Của người tiêu dùng, vì người tiêu dùng
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã có những chia sẻ xoay quanh vai trò của Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong bối cảnh giá mặt hàng này tăng mạnh, lại không tiệm cận với giá thị trường thế giới. Trong khi đó, việc ém giá xăng-dầu không tăng cùng với giá điện (20/4) đã khiến kỳ điều hành gần đây nhất giá xăng-dầu đồng loạt tăng rất cao.
Lý giải vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết: Kỳ điều hành giá xăng dầu hôm 2/4 vừa qua, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng thêm 1.377 đồng, lên mức 18.588 đồng; xăng RON 95 tăng 1.484 đồng, lên mức 20.033 đồng. Tuy nhiên, cần phải quay lại kỳ điều hành trước đó (18/3), phải sử dụng Quỹ bình ổn tới hơn 2.000 đồng cho một lít xăng RON95 và hơn 2.800 đồng cho 1 lít xăng E5 RON92 để giữ bình ổn giá.
“Vừa rồi, thuế bình quân gia quyền giảm, mặt hàng dầu diesel giảm 0,27% nhưng giá xăng dầu vẫn tăng bởi tại kỳ điều hành 15 ngày trước đó (18/3), Quỹ bình ổn đã chi rất nhiều cho các mặt hàng xăng dầu. Bởi chúng tôi không muốn ngày 20/3 tăng giá điện mà ngày 18/3 tăng giá xăng dầu. Việc chi Quỹ bình ổn ở mức cao để tránh tác động kép tới người tiêu dùng. Chính vì thế, liên Bộ Công Thương-Tài chính đã trực tiếp báo cáo lên Chính phủ không tăng giá xăng dầu trong ngày 18/3” -Thứ trưởng phân tích.
Thậm chí, lãnh đạo ngành Công Thương còn cho biết, nếu như kỳ điều hành gần đây nhất không chi sử dụng từ Quỹ bình ổn thì giá mặt hàng xăng, dầu sẽ tăng ở mức gần 3.000 đồng/lít chứ không phải là tăng 1.377 đồng/lít bởi còn phải bù từ việc tăng giá của kỳ điều hành trước đó. Điều này cho thấy Quỹ bình ổn giá xăng dầu như quỹ tiết kiệm, là tiền của người tiêu dùng, ngân sách Nhà nước không phải bỏ một đồng nào can thiệp điều hành xăng dầu.
Quỹ bình ổn: Do ai điều tiết ?
“Tôi khẳng định giá mặt hàng xăng dầu hiện nay là một trong số ít những mặt hàng thiết yếu đang tiến dần đến điều hành theo cơ chế thị trường. Chúng ta có 28 đầu mối trực tiếp nhập khẩu xăng dầu (hiện đang xem xét tăng thêm) và điều hành theo Nghị định 83 của Chính phủ đã có công thức tính giá rõ ràng, lấy giá bình quân 15 ngày theo mức giá nhập khẩu tại sàn Singapore lắp vào công thức và đưa ra giá bán” -Thứ trưởng Hải nói.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, cá nhân ông không muốn tồn tại quỹ này, song trong bối cảnh thực tế của Việt Nam hiện nay, phải dùng quỹ để đảm bảo kiểm soát ổn định vĩ mô, tránh tăng giá sốc vào những dịp lễ, tết… gây tác động cộng hưởng tới thị trường và người tiêu dùng.
Cụ thể, với kỳ điều hành giá xăng dầu hôm 18/3 phải sử dụng quỹ bình ổn tới hơn 2.000 đồng cho một lít xăng Ron95 và hơn 2.800 đồng cho 1 lít xăng E5Ron92 để giữ bình ổn giá. Hay như trong kỳ điều hành giá xăng dầu hôm 2/4 vừa qua, nếu không sử dụng quỹ bình ổn thì mỗi lít xăng phải tăng từ hơn 2.700 đến hơn 3.000 đồng/lít (tùy loại).
Về việc điều hành giá xăng dầu thời gian tới, ông Đỗ Thắng Hải, khẳng định sẽ bám sát tình hình thực tế của thị trường, trên cơ sở của Nghị định 83 của Chính phủ, cũng như khả năng cung cấp của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn:
“Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hôm 24/2 vừa qua có chút sự cố, trong khi hiện nay sản lượng xăng dầu của nhà máy này chiếm khoảng 40% thị phần xăng dầu trong nước. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Petrolimex đã phải nhập ngay 200.000m3 với thuế suất là 20%, thay vì nhập từ Hàn Quốc với thuế suất FTA là 10% để đảm bảo đáp ứng ngay nhu cầu”.
Vì sao 9/28 doanh nghiệp xăng dầu âm quỹ ?
Về thông tin chi sử dụng quá nhiều từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu trong thời gian gần đây khiến một số doanh nghiệp đầu mối âm quỹ, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải giải thích:
“Trên thực tế, mỗi lít xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam đều tự động trích 300 đồng để đưa vào quỹ và quỹ do các doanh nghiệp tự quản lý. Hiện chúng ta có 28 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, có những doanh nghiệp lâu năm và cũng có những doanh nghiệp mới nên việc tích lũy quỹ không giống nhau.
Khi được lệnh xả quỹ để bình ổn thì có những doanh nghiệp tích lũy thấp sẽ bị âm quỹ. Vừa rồi Bộ Công Thương cũng đã báo cáo lên Chính phủ về việc 9/28 doanh nghiệp âm quỹ, phân tích rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp cân đối trong thời gian tới”.
Hiện có 28 đầu mối kinh doanh nhập khẩu xăng dầu, sắp tới còn tăng thêm. Bộ Công Thương đang xem xét tiếp, bất cứ doanh nghiệp nào đáp ứng đủ điều kiện đều có thể kinh doanh, phân phối, nhập khẩu xăng dầu.
Đại Hữu
-
Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạch -
21 ngày 'hồi sinh' từng giọt nước thải ở trang trại bò sữa TH -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
-
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phíMục tiêu của Chương trình là thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức.
-
Việt Nam luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoạiTổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Nga, luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
-
Xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2024 lập kỷ lục, tiếp tục dẫn đầu thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) - Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới trong năm thứ 18 liên tiếp, chiếm hơn 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu toàn cầu. Với kim ngạch đạt 4,37 tỷ USD, xuất khẩu hạt điều năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng cả về lượng và giá trị, khẳng định sức mạnh của ngành Điều Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Tổng Bí thư đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thịTổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh tỉnh Bắc Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối năm 2026, đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thị.
-
Thủ tướng: Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào kỷ nguyên mớiThủ tướng cho biết bước sang năm mới 2025, Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
-
Phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số giúp đất nước phát triển nhanh và bền vữngNgày 13/01, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Ba Đình kết hợp với trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối nămThực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Nguyên đán, Xuân Ất Tỵ và các lễ hội Xuân 2025, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn huy động lực lượng, phương tiện đồng loạt ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn.
-
Vai trò của công tác giáo dục xã hội trong phát triển đất nướcTrong sự phát triển toàn diện của đất nước, công tác giáo dục xã hội đạt được những thành quả đáng tự hào và trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển chung; góp phần nâng cao dân trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của giáo dục xã hội là minh chứng sống động cho khát vọng vươn lên và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời củng cố vị thế của đất nước trên bản đồ thế giới.
-
Quảng Bình: Cứu nạn 8 ngư dân trên hai tàu cá bị chìm, cháy trên biểnTàu cá số hiệu NĐ-92357.TS bị mắc cạn, sóng to đánh chìm, 6 thuyền viên được đưa vào bờ an toàn trong khi tàu cá BV-92536.TS bị chập điện gây cháy.
-
Thủ tướng: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà dột nátThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix