Mạnh dạn chuyển đổi sản xuất nhờ vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân
Phát triển nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh
Các dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã tạo điều kiện giúp các hội viên mở rộng quy mô, xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng liên kết, tiếp cận với các nguồn vốn, kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi.
Theo ông Sùng Mí Thề - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Hà Giang, Quỹ HTND thành lập với mục đích giúp nông dân có thêm nguồn lực đầu tư, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế, nâng cao quy mô sản xuất, hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Quỹ được triển khai theo các dự án vay vốn theo nhóm hộ với mức vay trên 50 triệu đồng/hộ và quy mô là từ 200 triệu đồng đến 750 triệu đồng/dự án. Các hội viên vay vốn chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và hiện nay hướng đến cả du lịch phù hợp với đồng bào vùng cao.
Hiệu quả của nguồn Quỹ HTND trước mắt là thay đổi tư duy của nông dân từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Thứ hai là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tập thể ở nông thôn, tạo việc làm và ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp để khai thác được tiềm năng thế mạnh của từng vùng, tạo ra những loại nông sản hàng hóa có giá trị. Đặc biệt là tạo điều kiện cho Hội Nông dân các cấp hoạt động, tuyên truyền và vận động nông dân thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế gắn với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Các mô hình tiêu biểu như: Trồng và chăm sóc cam theo hướng VietGAP tại các xã Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Tiên Kiều, Vĩnh Hảo (huyện Bắc Quang); xã Yên Hà, Hương Sơn (huyện Quang Bình); chăn nuôi trâu tại các xã Vĩ Thượng, thị trấn Yên Bình (huyện Quang Bình); trồng “na núi đá” phường Quang Trung (TP. Hà Giang); mô hình “Nông dân làm du lịch” - nhà nghỉ homestay xã Lũng Cú (huyện Đồng Văn).
Để quản lý nguồn vốn Quỹ HTND, Ban Thường vụ, Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh đã sâu sát, cụ thể, tuân thủ các quy định của điều lệ quỹ và pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt các khâu từ lựa chọn mô hình đầu tư, hộ vay, thẩm định dự án, giải ngân cho vay; kết hợp tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án tại cơ sở; đặc biệt là phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm cho Hội cấp dưới và các cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ. Nhờ vậy, hầu hết các hộ hội viên vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả đồng vốn.
Các cấp Hội ND trong tỉnh còn chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các gia đình thực hiện tốt phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Cùng với đó, Hội ND các cấp đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung tâm Khuyến nông mở được 1.300 lớp tập huấn kỹ thuật nông, lâm nghiệp cho 53.000 lượt hội viên nông dân; hướng dẫn và hỗ trợ các hội viên nông dân xây dựng 433 mô hình thâm canh mẫu về lúa, ngô, trồng rừng kinh tế và phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
Trong năm 2023, Quỹ HTND tỉnh Hà Giang đã giải ngân trên 12 tỷ đồng cho hội viên, nông dân vay vốn phát triển kinh tế.
Tạo điều kiện cho nông dân vươn lên
Trong giai đoạn 2021-2025, Hội ND tỉnh hỗ trợ hội viên phát triển 5 loại cây, 3 loại con trở thành sản phẩm nông nghiệp đặc trưng theo chuỗi giá trị. 5 loại cây gồm: Cây ăn quả ôn đới, chè San tuyết, cây dược liệu, lúa đặc sản chất lượng cao và tam giác mạch; 3 loại con là bò vàng, lợn đen, mật ong bạc hà.
Không chỉ hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế thông qua nguồn Quỹ HTND mà hiện nay để bắt nhịp với xu thế thời đại 4.0, Hội ND tỉnh Hà Giang cũng đã và đang tiến hành hỗ trợ, hướng dân hội viên nông dân từng bước ứng dụng công nghệ số trong sản xuất. Qua đó góp phần quan trọng vào từ đột phá năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho nông dân.
Ngoài ra, Hội còn triển khai chương trình truyền thông về chuyển đổi số nông nghiệp nông thôn cho hội viên. Qua đó, hỗ trợ chuyển đổi số, tham gia sàn thương mại điện tử để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, chủ động tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế...
Tại huyện Đồng Văn, phát triển nông nghiệp số đang được huyện tích cực đẩy mạnh, xây dựng và truyền thông số nhằm quảng bá sâu rộng nông sản đặc trưng, đặc hữu của huyện, hỗ trợ xúc tiến thương mại, nâng cao năng suất, chất lượng sản phấm, thực hiện kiểm nghiệm đảm báo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều sản phẩm được nhiều người tiêu dùng đánh gia cao như mật ong, ớt gió ngâm dấm, thịt bò khô, dược liệu. Trong giai đoạn từ 2018 đến nay, huyện có 65 sản phẩm của 5 chủ thể tham gia đánh giá OCOP. Kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ số đã được các nhà sản xuất nông nghiệp, hộ dân ở Đồng Văn khai thác để bán hàng trên mạng.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 5,5%/năm. Giá trị sản phẩm trồng trọt bình quân trên 1ha đất canh tác đạt 63 triệu đồng. Hội ND tỉnh tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp đặc trưng theo chuỗi, phát triển cây trồng vật nuôi thế mạnh đặc trưng của tỉnh. Trong đó việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất cho người dân; xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp đặc trưng dựa trên lợi thế về tiểu vùng khí hậu; hướng dẫn các vùng sản xuất thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước hướng tới thị trường xuất khẩu được Hội ND đặc biệt quan tâm.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã chuyển đổi gần 7.900ha đất trồng ngô kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Trong các chuỗi liên kết này, doanh nghiệp sẽ đầu tư giống, vật tư nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, người dân cũng thay đổi tư duy sản xuất theo nhu cầu của thị trường, tránh tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt. Các sản phẩm được thu mua với giá cả ổn định. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển đổi số đã tăng lên gấp nhiều lần so với sản xuất truyền thống.
- Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi
- Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường”
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên vươn lên làm giàu
- Hội Nông dân Cà Mau hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vững
- Nghệ An: Tổ chức cho cán bộ và hội viên nông dân tham quan mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
- Nông dân Hà Nội sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, góp sức xây dựng nền nông nghiệp Thủ đô hiện đại
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa DominicaRạng sáng 23/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nướcNăm 2024, Thanh Hóa thu ngân sách ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2024 ước đạt 11,72%, vượt 11% kế hoạch đề ra và đứng thứ 3 cả nước. Trong đó, sản xuất công nghiệp đóng góp lớn nhất tạo nên sự tăng trưởng này.
-
13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5 hoàn thành chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giaoNgày 22/11, tại tỉnh Hậu Giang, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (HNDN) đã tổ chức Hội nghị giao ban tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024 của 13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5. Năm 2024, các tỉnh, thành trong Cụm cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giao, nhiều nơi có chỉ tiêu vượt so với kế hoạch.
-
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du kháchNhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ miễn 100% phí trong ngày 23/11 cho du khách (trong nước và quốc tế) đến tham quan và trải nghiệm di sản Thành Nhà Hồ.
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh