Tăng cường giao lưu, hợp tác để phát triển bền vững
Ngày 12/4/2021, tại TP. Sơn La, Hội ND tỉnh Sơn La đã tổ chức Chương trình giao lưu, gặp gỡ với Hội ND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Yên Bái, Hòa Bình và ký Chương trình phối hợp giữa Hội ND TP. Hà Nội và Hội ND tỉnh Sơn La về hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân.
Tham dự chương trình, về phía T.Ư Hội NDVN có đồng chí Thào Xuân Sùng – Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN, các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị thuộc T.Ư Hội. Về phía tỉnh Sơn La có đồng chí Lò Minh Hùng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thành Công- Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Lãnh đạo Hội ND các tỉnh có đồng chí Lường Trung Hiếu, Chủ tịch Hội ND tỉnh Sơn La; đồng chí Phạm Hải Hoa, Chủ tịch Hội ND TP. Hà Nội; đồng chí Giàng A Câu, Chủ tịch Hội ND tỉnh Yên Bái; đồng Lê Văn Thạch, Chủ tịch Hội ND tỉnh Hòa Bình cùng các đồng chí thường trực và một số ban, đơn vị chuyên môn thuộc Hội ND 4 tỉnh tham gia chương trình.
Đồng chí Lường Trung Hiếu, chủ tịch Hội ND tỉnh Sơn La cho biết: Trong 4 ngày từ 09-12/2021 tại Sơn La đã diễn ra một số hoạt động giao lưu, gặp gỡ giữa Hội ND 4 tỉnh, thành phố là Sơn La, Hà Nội, Yên Bái, Hòa Bình. Trong đó, lãnh đạo và cán bộ Hội ND các tỉnh đã tham dự Lễ ra mắt chi hội ND nghề nghiệp và HTX Nông nghiệp Chà Mạy; tham quan mô hình nông nghiệp tại huyện Yên Châu, huyện Mai Sơn; mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện Sơn La; thăm mô hình trồng cây cao su và nhà máy chế biến cao su Sơn La… Thông qua các hoạt động này, lãnh đạo, cán bộ Hội ND các tỉnh đã cùng nhau chia sẻ, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong việc tổ chức các phong trào nông dân, nhất là phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu và giảm nghèo bền vững và việc thành lập các chi, tổ hội ND nghề nghiệp.
Cùng trong chuỗi các hoạt động này, Hội ND tỉnh Sơn La và Hội ND TP. Hà Nội đã ký kết chương trình phối hợp nhằm mục đích: Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân; Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; Tham gia xây dựng nông thôn mới và đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội; Phối hợp tuyên truyền, giới thiệu các mô hình tiêu biểu, cách làm sáng tạo hiệu quả giữa 2 địa phương; Tăng cường giao lưu học hỏi, kết nối hội viên nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp giữa 2 địa phương trong liên kết sản xuất, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, giới thiệu quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho hội viên, nông dân.
Đồng chí Phạm Hải Hoa, Chủ tịch Hội ND TP.Hà Nội chia sẻ: Sơn La và Hà Nội có nhiều tiềm năng, lợi thế, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước” việc 2 tỉnh ký kết chương trình phối hợp sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động công tác Hội của 2 địa phương, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn. Hội ND 2 địa phương sẽ ký kết nhiều nội dung nhưng hàng năm sẽ chọn nhưng nội dung phối hợp cụ thể, thiết thực phù hợp, trong đó tập trung vào giới thiệu mô hình, kinh nghiệm, tăng cường kết nối giữa Hội ND các huyện của Sơn La và các huyện thị, thành của TP. Hà Nội để quảng bá sản phẩm của 2 địa phương; kết nối với doanh nghiệp cung cấp trao đổi máy móc, vật tư nông nghiệp…
Đánh giá cao chương trình hoạt động phối hợp giữa Hội ND Sơn La và Hội ND TP. Hà Nội, đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh: Việc Hội ND 2 địa phương ký kết chương trình phối hợp là thể hiện việc sớm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về thực hiện chiến lược quy hoạch vùng, liên kết vùng, thiết thực đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Sơn La nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói chung là mái nhà xanh của đất nước, là đầu nguồn của các con sông, nơi đảm bảo nguồn nước cho 28 tỉnh Bắc bộ. Vì vậy muốn có điện phải có nước (ví dụ: Thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu…), nhưng muốn có nước phải có rừng vì vậy phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng, phải có quy hoạch liên kết vùng.
Sơn La và Hà Nội nói riêng và các tỉnh trong cụm số 1 nói chung cùng xây dựng đề án để bảo vệ vùng lưu vực sông Đà, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước ngọt, nguồn thức ăn…đó chính là bảo vệ nông dân, nông nghiệp trong vùng. Xây dựng đề án phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; phải đầu tư, sơ kết, tổng kết, hiện nay tiềm năng trong vùng rất lớn nhưng mới phát triển tự phát, phải cùng nhau gỡ những điểm nghẽn để cùng phát triển; cùng nhau xây dựng vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình thành công viên sinh thái về nông nghiệp, văn hóa nông thôn của nước ta, qua đó giúp nâng cao thu nhập, đời sống của người dân trong vùng.
Để thực hiện hiệu quả chương trình phối hợp, đồng chí Lò Minh Hùng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La lưu ý: Sơn La nằm ở trung tâm vùng Tây Bắc, đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn với mục tiêu “Xanh – nhanh – bền vững” là hướng đi đúng của tỉnh. Sơn La cũng đã ký kết chương trình phối hợp với một số tỉnh trong cả nước, vì vậy việc Hội ND tỉnh ký chương trình phối hợp với Hội ND các tỉnh khác là công việc tiếp theo của việc phối hợp giữa Tỉnh ủy Sơn La và tỉnh, thành ủy các địa phương.
“Để chương trình phối hợp hiệu quả, Hội ND các tỉnh phải tăng cường liên kết, kết nối cung cầu nông sản hàng hóa; Tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo các tỉnh chỉ đạo phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng khai thác lợi thế, tiềm năng của từng tỉnh; Hợp tác trong việc tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế tập thể, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp; Tham mưu thực hiện tốt công tác quảng bá, tiêu thụ nông sản. Chương trình phối hợp phải được xây dựng và tổ chức thực hiện rất chi tiết cụ thể, tránh hình thức, phải thiết thực, hiệu quả có như vậy mới đạt được mục đích, yêu cầu đề ra”, đồng chí Lò Văn Hùng nhấn mạnh.
Huyền Đức
-
Nâng cao nhận thức pháp luật cho nông dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội -
Nghiên cứu các mô hình, tiếp thu kinh nghiệm để xây dựng nghị quyết mới về tuyên truyền, vận động nông dân trong thời kỳ mới -
Bài 3: Phong trào lan tỏa sâu rộng nhờ "Dân vận khéo" từ chủ trương đến hành động -
Công bố Quyết định thành lập Hội Nông dân thành phố Nam Định khóa I, nhiệm kỳ 2023 - 2028
- Thanh Hóa: "Vào cuộc" tuyên truyền, hỗ trợ cán bộ, hội viên nông dân cài đặt và sử dụng Nền tảng số Nông dân Việt Nam
- Hội Nông dân tỉnh Cà Mau xây dựng mô hình phân loại rác thải đạt kết quả thiết thực
- Hội Nông dân Việt Nam tiếp đoàn Đặc phái viên của Tổng thống Cộng hoà Indonesia
- Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam hoàn tất đánh giá nghiệm thu các chương trình đào tạo nghề ngắn hạn
- Triển khai kế hoạch tuyển sinh năm học 2024 - 2025
- Nhiều chương trình phát triển kinh tế của nông dân từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Quốc hội Việt Nam: 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển
-
Mưa lớn, Sơn La thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, ách tắc giao thông cục bộDo ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ tối ngày 7/9 đến 8/9, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và ách tắc giao thông cục bộ.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về nơi tâm bão số 3 đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quảChiều nay (8/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng – nơi bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng 8/9.
-
Các tỉnh Bắc Bộ cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bãoNgay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, các địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã có thống kê ban đầu, các số liệu cho thấy bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống. Các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.
-
Cách phòng chống bệnh dịch sau bãoTrong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…
-
Thiệt hại ban đầu do bão Yagi: 5 người chết, 13 người mất tích, cơ sở vật chất thiệt hại nặng nềTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển theo hướng Tây gây mưa dông lớn ở khu vực Tây Bắc nước ta. Cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản, đặc biệt các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…
-
Huyện Phước Long: Đa dạng kế hoạch trên mọi chỉ tiêu để hoàn thành xây dựng huyện NTM trong 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đang nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ kế hoạch đề án đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 bằng những kế hoạch, giải pháp cụ thể trên mọi chỉ tiêu.
-
Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm gần đây, vấn đề tiêu thụ nông sản của nông dân, đặc biệt là những hội viên nông dân của tỉnh Bến Tre gặp nhiều khó khăn khi không thể theo kịp xu hướng mới của thị trường. Đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều hộ nông dân vì không nắm bắt được nhu cầu cũng như thay đổi về phương thức tiêu thụ trong giai đoạn “kỷ nguyên số”.
-
Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩuCần Thơ sẽ mở rộng diện tích vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh, tập trung để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay diện tích cây ăn trái của thành phố đã vượt 25.000ha cùng nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao đang xuất khẩu vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
-
Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A LướiNgày 6/9, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.
-
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm nayKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ