Thái Bình: Cây vụ Đông ngóng trông “bạn đồng hành thầm lặng”
Để thu được hiệu quả cao đối với cây màu vụ Đông ở Thái Bình, theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, bà con nông dân nên chọn phân bón đa dinh dưỡng (như phân nung chảy Văn Điển), đồng thời nắm rõ kỹ thuật bón kết hợp với phân hữu cơ, thì vụ Đông chắc thắng.
Vụ lúa Mùa năm nay ở các tỉnh miền Bắc tương đối được mùa, lại được giá nên nông dân phấn khởi, tạo đà cho sản xuất cây vụ Đông thời dịch bệnh Covid-19 ở Thái Bình, nhất là những vùng có truyền thống sản xuất vụ Đông như Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Vũ Thư… Thời tiết năm nay dự báo lạnh sớm hơn và lạnh hơn năm trước, trời lại chuyển khô hanh rất sớm nên thuận cho sản xuất vụ Đông cả nhóm cây ưa ấm và nhóm cây ưa lạnh.
Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu toàn cầu nên thời tiết diễn biến phức tạp khó lường, cộng với môi trường sinh thái bị vi phạm trong nhiều năm qua đã phát sinh nhiều đối tượng sâu bệnh, dịch hại đe dọa nguy hiểm đến cây trồng và kết quả sản xuất của nông dân. Để cây trồng sinh trưởng khỏe, phát triển tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất lợi đòi hỏi phải được đáp ứng đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cả đa lượng và trung, vi lượng. Trong khi đó, thị trường phân bón quá phức tạp, giá thấp, giá cao, thật giả lẫn lộn với không ít lời quảng cáo vượt quá xa sự thật.
Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, trên thị trường phân bón hiện nay, phân nung chảy Văn Điển là phân bón đa dinh dưỡng, trong đó hàm lượng một số chất dinh dưỡng chính như: P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… với tổng chất dinh dưỡng dễ tiêu đạt trên 98%. Sản phẩm này không tan trong nước nên không bị thất thoát do rửa trôi, bay hơi hay bị chất khác giữ bám. Phân bón Văn Điển chỉ tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra, được cây ăn từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển. Kết hợp với đạm ure, kali Canada và một số dinh dưỡng vi lượng khác theo nhiều công thức để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển phù hợp với từng loại cây trồng trên từng chân đất.
Thâm canh rau màu vụ Đông nhiều năm qua, bà con nông dân Thái Bình đã lựa chọn một số sản phẩm phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên dùng cho rau màu như:
– Phân chuyên bón lót: Có thể dùng sản phẩm ĐYT NPK 5.10.3 với tổng lượng dinh dưỡng trên 58%; hoặc ĐYT NPK 10:7:3 hoặc NPK 8:8:4 +TE, tổng dinh dưỡng trên 60-65%. Các loại phân bón nói trên, ngoài cân đối NPK còn chứa rất nhiều các dinh dưỡng trung lượng như: Canxi (Ca), magie (Mg), silic (Si), lưu huỳnh (S) và các chất vi lượng như sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), bo (B), coban (Co), mangan (Mn)… mà các loại phân bón thông thường không có.
– Phân chuyên bón thúc: Có thể dùng sản phẩm đa yếu tố NPK công thức 12:5:10 hoặc 13:3:10, hoặc 13:3:13+TE Văn Điển. Đây là những loại phân có đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng NPK chất trung lượng CaO, MgO, SiO, S và các chất vi lượng khác; hoặc sản phẩm ĐYT NPK 22:5:11 chuyên cho rau và khoai tây. Riêng phân bón ĐYT NPK 12:12:17 có hàm lượng dinh dưỡng kali cao và được sản xuất bằng kali sunphat nên rất tốt cho các loại nông sản nhiều tinh dầu như hành, tỏi…
Cách bón phân Văn Điển cho cây màu ưa ấm vụ Đông
Bón cho ngô Đông
Nếu trồng ngô bầu thì sau khi đặt bầu, nhà nông trộn phân NPK 5:10:3 hoặc 10:10:5; 10:7:3 với đất bột và 200-300kg phân hữu cơ ủ mục, rải vây kín bầu, sau đó lấp đất.
Nếu gieo ngô gốc rạ hoặc cấy mạ ngô thì khi cây 1,5-2 lá bón phân hữu cơ và NPK chuyên bón lót xung quanh gốc cây, cách gốc 3-5cm rồi xới đất tạo rãnh và vun gốc kín phân.
Bón thúc vào 2 đợt: Khi ngô 5-6 lá và khi lác đác có cây xoáy nõn loa kèn (khi ngô 11-12 lá). Bón vào khoảng giữa 2 cây hoặc giữa 2 hàng ngô, vét đất dưới rãnh lấp kín phân.
Bón cho dưa, bí các loại
Vì rễ bí ăn ngang, nên bón phân lót ngay vào hốc, với lượng khoảng 3-5 tạ phân chuồng và 20-25kg NPK 5-10-3 hoặc 10:7:3 bón trên 1 sào. Rải đều phân NPK xung quanh vị trí đặt bầu (bón kiểu vành rế), bón phân chuồng ủ mục lên trên rồi lấp đất phủ kín phân. Có thể rẽ lúa đặt bầu hoặc gặt xong, cày úp 2 xá cày rồi đặt bầu. Trồng khi cây con được 2-3 lá, bầu đặt nông rồi vun đất, ấn nhẹ rồi tưới nước cho liền thổ. Mỗi luống rộng 4,5-5m, trồng 2 hàng cách mép luống 30-40cm, cây cách cây 25-30cm, nếu làm bầu to, mổi bầu 2 cây thì trồng hốc cách hốc 50-60cm
– Để cây con mới trồng nhanh bén rễ, hồi xanh và ra lá mới, tuần đầu sau trồng cần tưới thúc liên tục 2-3 ngày/ lần. Sau trồng 3-5 ngày, mỗi lần tưới hòa thêm 1 thìa to đạm cho 1 thùng 10 lít. Nếu có phân lân ngâm nước tiểu, nước phân chuồng 1-2 ngày rồi hòa loãng tưới thêm đạm thì rất tốt. Dặm các cây mất khoảng ngay trong tuần đầu.
Khi cây bí có 5-6 lá và ngả ngọn bò, cần bón thúc mỗi sào 7-10kg ĐYT NPK phân chuyên thúc để thúc cây vươn lóng và ngoi ngọn. Bón xa gốc 15-20cm, xới nhẹ kết hợp vun gốc. Giai đoạn quả non, mỗi sào cần bón thúc thêm 7-10kg ĐYT NPK chuyên thúc để nuôi quả và lấy lứa hoa tiếp theo. Khi dây bí dài 50cm, dùng đất chặn ngang đốt, cách 1-2 đốt lại chặn để tranh thủ cho cây bí ra rễ bất định, tăng khả năng thu hút chất dinh dưỡng nuôi quả sau này, cứ 3-4 ngày lại chặn 1 lần, hướng ngọn bí ở hàng này bò sang hàng kia. Sau đó rải rơm rạ vừa để tránh lật dây, vừa để tránh quả tiếp xúc trực tiếp với đất. Nếu tranh thủ thu hoạch bí non dầu vụ thì sau đó bón thêm 3-5kg ĐYT NPK 12:5:10 hoặc NPK 13:3:10.
Cây ớt đông:
Sau khi cày xới phơi đất kỹ, sạch cỏ dại, nhà nông lên luống, mỗi luống rộng 1,2m, cao 15-20cm, rộng 20cm, trồng 2 hàng, mật độ hàng cách hàng 70cm, bổ hốc cách nhau 50cm. Mỗi sào bón 3-5 tạ phân hữu cơ ủ mục, nếu được phân gà là tốt nhất, bón thêm 25 – 30kg phân đa yếu tố NPK Văn Điển loại chuyên bón lót, tất cả được rải đều trên mặt luống; đảo đều phân với đất rồi vét rãnh và làm phẳng mặt luống. Tùy bề ngang mặt luống mà kẻ hàng giữa trồng 1 hàng hay kẻ 2 rạch trồng 2 hàng.
Có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.
-Trồng ớt xong, phủ rơm rạ rồi tưới đảm bảo đủ ẩm cho cây trong vài ngày. Khoảng 10 ngày đầu sau khi trồng nên luôn tưới đảm bảo đủ ẩm cho cây nhanh bén rễ và sinh trưởng. Sử dụng các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho cây ớt. Có thể chia làm 3-4 lần bón thúc như sau:
– Bón phân thúc bằng phân đa yếu tố NPK 13:3:10; 13:3:13 hoặc 12:8:12, lượng khoảng 40- 50kg/sào tùy mức độ thâm canh. Phân nên chia làm 3-4 lần bón:
Lần 1: 20-25 ngày sau khi trồng hoặc xuất hiện hoa đầu: Lượng bón 10-15 kg., bón cách gốc cây 15-20cm. Có thể ngâm 15-20 phút cho bở viên phân rồi tưới xa gốc cây.
Lần 2: Khi ớt đã đậu quả đều: Bón khoảng 10-15kg phân chuyên bón thúc; bón giữa 2 cây rồi lấp đất kín phân.
Lần 3: Khi bắt đầu thu quả: 10-15kg phân thúc bón giữa 2 hàng cây, lấp đất kín phân.
Lần 4: Khi thu hoạch rộ và chuẩn bị cho ra hoa quả lứa sau: Bón 7-10kg phân chuyên thúc, bón giữa 2 hàng cây, lấp đất kín phân giúp cây mau lại sức và chuẩn bị cho lứa hoa quả tiếp theo.
Lưu ý: trong giai đoạn nuôi quả, ớt thường bị thối đuôi quả do thiếu canxi, do đó mặc dù đất được bón phân lân nung chảy hoặc phân đa yếu tố NPK Văn Điển đầy đủ trước khi trồng nhưng cũng nên chú ý phun bổ sung phân clorua canxi (CaCl2) định kỳ 7-10 ngày/lần vào lúc quả non đang phát triển để ngừa bệnh thối đuôi quả. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có dinh dưỡng bo (B) để ớt dễ đậu quả và hạn chế hiện tượng quả bị sẹo.
Cách bón phân ĐYT NPK cho cây màu ưa lạnh
Bón phân cho hành tỏi:
Bón lót: Phân chuồng hoai muc khoảng 5- 6 tạ/sào và 25 – 30kg ĐYT NPK chuyên bón lót… Đặc biệt với cây hành, nếu thiếu phân chuồng mục thì phải bón thêm tro bếp và tăng phân ĐYT NPK của Văn Điển. Sau khi cày bừa kĩ, lên luống rồi bón phân lót. Rải đều phân chuồng và phân đa yếu tố NPK lên mặt luống rồi đảo đều vào lớp đất nông mặt luống, sau đó san phẳng rồi trồng hành, trồng rau màu.
Lưu ý: Không nên bỏ phân thành từng mô nhỏ rồi cắm củ hành, củ khoai tây trực tiếp trong mô phân, vừa gây thất thoát phân khi thời tiết bất lợi (mưa, nắng), vừa có nguy cơ lớn gây thối rễ, thối củ giống, nhất là bệnh vi khuẩn héo xanh thời kỳ cây con mới nhú vượt khỏi mặt rạ.
Sau khi trồng xong, phủ rơm rạ kín luống rồi tưới đẫm nước trên mặt luống, tiếp tục giữ đủ ẩm đến khi cây mọc. Khi cây rau bén rễ hồi xanh có thể bón nhử bằng phân đạm pha loãng. Khi cây màu mọc 3-4 lá thật thì có thể tưới rãnh kết hợp bón phân thúc. Tùy cây trồng mà cân đối lượng phân và số lần bón thúc, kết hợp xới xáo, vun gốc, vun luống.
Với cây hành, cây rau màu, phân đa yếu tố NPK 12:5:10, 13:3:13, 12:12:17 của Văn Điển được bổ sung một số phụ gia nên có thể dễ tan hơn, chỉ cần ngâm nước 15-20 phút thì có thể hòa loãng tưới bình thường. Tùy điều kiện thâm canh và mức sinh trưởng của cây hành mà hòa khoảng 20 – 25kg NPK chuyên thúc tưới cho 1 sào Bắc Bộ (360m2), tưới 3-4 lần như sau:
Lần đầu: Khi cây hành bật khỏi mặt rạ khoảng 10cm -12cm (15-20 ngày sau trồng).Tưới thúc khoảng 5 – 7kg NPK .
– Lần 2: Sau lần 1 khoảng 15-20 ngày. Tưới thúc khoảng 7-8kg NPK.
– Lần 3 khi hành bắt đầu xuống củ (sau trồng 55-60 ngày), tưới thúc khoảng 8-10 kg NPK, kết hợp tỉa hành, nếu cần.
– Sau lần 3 khoảng 7-10 ngày, nếu nhiệt độ cao có thể rắc thêm tro bếp và hạn chế tưới nước vừa giúp nhanh xuống củ vừa tránh cây sinh trưởng trở lại.
Bón phân cho cây khoai tây
Củ khoai tây được hình thành từ “cành địa” nên yêu cầu đất tơi xốp và nhiều mùn. Cần đảm bảo đủ các chất trung, vi lượng để tăng khả năng chống chịu và kéo dài tuổi thọ thân lá trong giai đoạn tích lũy dinh dưỡng vào củ. Có thể bón phân vào hốc, lấp đất rồi đặt củ, hoặc đặt củ rồi vây phân xung quang củ, lấp đất và phủ rạ giữ ẩm.
Khi cây khoai cao 15 – 20cm, xới nhẹ, rải 10-12kg phân thúc xung quang gốc khoai, cách gốc 7-10cm, xáo nhỏ đất rãnh rồi vun; lần này là vun đè dây: tay trái đưa vào giữa khóm khoai rồi xòe dần các ngón tay để tay phải đưa đất vào giữa khóm khoai (khoảng giữa các thân cây), nhằm đè thân xuống, tạo điều hiện cho ra nhiều cành địa. Sau đó vun tiếp cho cao luống.
Sau bón thúc đợt 1 khoảng 15 – 20 ngày, lúc này khoai tây đã được 40 – 45 ngày tuổi thì tiến hành bón thúc đợt 2, rải 10-12kg phân chuyên thúc vào giữa 2 khóm khoai và vun luống lần cuối, vét sạch đất ở rãnh luống, vun cho luống to và cao để lấp đất vùi sâu các cành địa, tạo cho khoai có nhiều củ, khi củ to không bị trồi lên mặt đất sẽ bị lục hóa vỏ củ.
Trọng Hoà – Nam Phong
-
TP.HCM: Mô hình trồng lúa ST25 hữu cơ cho hiệu quả đầu tiên của huyện ngoại thành Bình Chánh -
Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ -
Ban hành Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Nông dân ven sông Lam đánh thức tiềm năng “vốn tự nhiên” từ con rươi
- TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới
- Quảng Trị: Huyện Hướng Hóa công bố dịch lở mồm long móng
- Khẩn trương phổ biến phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy trên bò sữa ở tỉnh Lâm Đồng
- Bộ NN&PTNT báo cáo vụ bò sữa chết bất thường sau tiêm vaccine ở Lâm Đồng
- Vĩnh Phúc đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp
- Đã có phác đồ điều trị, khống chế bệnh tiêu chảy trên bò sữa ở Lâm Đồng
- Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh
-
Mưa lớn, Sơn La thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, ách tắc giao thông cục bộDo ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ tối ngày 7/9 đến 8/9, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và ách tắc giao thông cục bộ.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về nơi tâm bão số 3 đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quảChiều nay (8/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng – nơi bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng 8/9.
-
Các tỉnh Bắc Bộ cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bãoNgay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, các địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã có thống kê ban đầu, các số liệu cho thấy bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống. Các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.
-
Cách phòng chống bệnh dịch sau bãoTrong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…
-
Thiệt hại ban đầu do bão Yagi: 5 người chết, 13 người mất tích, cơ sở vật chất thiệt hại nặng nềTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển theo hướng Tây gây mưa dông lớn ở khu vực Tây Bắc nước ta. Cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản, đặc biệt các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…
-
Huyện Phước Long: Đa dạng kế hoạch trên mọi chỉ tiêu để hoàn thành xây dựng huyện NTM trong 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đang nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ kế hoạch đề án đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 bằng những kế hoạch, giải pháp cụ thể trên mọi chỉ tiêu.
-
Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm gần đây, vấn đề tiêu thụ nông sản của nông dân, đặc biệt là những hội viên nông dân của tỉnh Bến Tre gặp nhiều khó khăn khi không thể theo kịp xu hướng mới của thị trường. Đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều hộ nông dân vì không nắm bắt được nhu cầu cũng như thay đổi về phương thức tiêu thụ trong giai đoạn “kỷ nguyên số”.
-
Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩuCần Thơ sẽ mở rộng diện tích vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh, tập trung để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay diện tích cây ăn trái của thành phố đã vượt 25.000ha cùng nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao đang xuất khẩu vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
-
Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A LướiNgày 6/9, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.
-
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm nayKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ