Thiêng liêng hai tiếng Việt Nam
Những tấm bia đá biết kể chuyện
Hai chữ Việt Nam xuất hiện đầu tiên từ thời Trần, do Hàn Lâm học sĩ phụng chỉ kiêm Thẩm hình viện sứ Hồ Tông Thốc (1324-1404) viết ngay ở lời đề tựa bộ sử “Việt Nam Thế chí” của ông. Các sử gia đời sau đã rất nhiều lần nhắc tới bộ sử quan trọng này với sự trân trọng bởi nó là bộ sử đầu tiên đưa cả 18 đời vua Hùng Vương vào chính sử. Từ sự dũng cảm này của nhà sử học xứ Nghệ mà các nhà sử học như Ngô Sỹ Liên sau đó cũng đưa 18 triều Hùng nước Việt vào sách sử, để đến nay, chúng ta vẫn mãi tự hào được là con rồng cháu tiên..
Hai chữ Việt Nam được coi là xuất hiện chắc chắn trong các tác phẩm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm {1491 – 1585). Ngay trang mở đầu của tập Sấm Kỳ mang tên Trình Tiên sinh quốc ngữ đã có câu: “Việt Nam khởi tổ xây nền”. Hai chữ Việt Nam còn được Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc tới trong tập thơ mang tên Việt Nam sơn hà hải cương thưởng vịnh (Vịnh về non sông đất nước Việt Nam) và trong một số thư từ qua lại với các thi nhân khác. Điều quan trọng hơn cả là hai chữ Việt Nam đã có mặt trong hàng loạt các tấm bia cổ từ thế kỷ 14, 15, 16. Trong khuôn khổ bài viết, xin chỉ đề cập tới hai tấm bia nổi tiếng là bia Chùa Bảo Lâm 1559 và bia Thủy Môn Đình 1670.
Thác bản (bản dập nội dung in trên bia đá) văn bia Chùa Bảo Lâm được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam
Theo thác bản (bản dập nội dung in trên bia đá) được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam, văn bia Chùa Bảo Lâm được viết vào năm 1559, có 494 chữ, trong đó 8 chữ đã mất do mờ và bị đục trước khi in rập. Văn bia ghi rõ người soạn, người viết, người khắc và năm dựng.
Trên mặt bia ghi chữ “Bia trùng tu chùa Bảo Lâm” có đoạn: “Chùa có tên là Bảo Lâm, ở xã Trâu Bộ, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn. Đây là ngôi chùa to và nổi tiếng nước Việt Nam”. Không chỉ nói về thời gian xây dựng, người có công tu sửa ngôi chùa, trong tấm bia còn thông tin chi tiết, cụ thể cảnh quan ngôi chùa: “nhìn toàn cảnh như giấc mộng Hồ Thiên, như thế giới ngọc châu xưa”.
Đặc biệt trong đó là Bia Thuỷ Môn Đình (1670) ở Đồng Đăng, Lạng Sơn. Tháng 4 năm 1991, nhà khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải đã có bài viết "Tên gọi Việt Nam có từ bao giờ?" đăng trên tạp chí Người đại biểu Nhân dân công bố quá trình nghiên cứu lịch sử tên gọi "Việt Nam". Sau đó một tuần, ông nhận được thư của một độc giả cung cấp cho ông thông tin về tấm bia có hai chữ "Việt Nam" tại Đồng Đăng, tạo tác năm 1670. Ngay sau đó, Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đã cùng nhà Sử học Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học), chuyên gia Hán Nôm Hoàng Giáp (Viện Nghiên cứu Hán - Nôm) lên Đồng Đăng tìm lại tấm bia. Bia được được phát hiện trong một bụi cây tại sườn đồi Phja Mạt - thuộc khu Vườn Sái, Thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Bia Thuỷ Môn Đình, bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Lạng Sơn
Trong văn bia có câu: "Việt Nam hầu thiệt. Trấn Bắc ải quan", có nghĩa là: Đây là cửa ngõ và yết hầu của nước Việt Nam, là ải quan trấn giữ phương Bắc. Hai chữ "Việt Nam" trong tấm bia này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng chứng minh tên nước Việt Nam đã có từ lâu. Hơn nữa, hai chữ này lại xuất hiện ở ngay phần đầu của tấm bia được dựng bởi Bắc quân Đô đốc Lạng Sơn, Thao Quận công Nguyễn Đình Lộc nên có ý nghĩa hành chính rõ rệt, thể hiện rõ ý nghĩa Quốc gia và danh xưng của tên gọi "Việt Nam". Đây là lần đầu tiên trong bia biên giới khẳng định rõ ràng vùng đất Lạng Sơn xưa là cửa ngõ, yết hầu, là ải quan trấn giữ phương Bắc của nước Việt Nam. Điều này, các sách chính sử trước đó chưa từng ghi chép. Bia Thủy Môn Đình dựng ở nơi cửa ngõ của đất nước (chỉ cách cửa khẩu Hữu Nghị ngày nay 2 km), là bằng chứng hùng hồn khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước với tên gọi Việt Nam ở nơi địa đầu Tổ quốc. Bia Thủy Môn đình là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Lạng Sơn, là niềm tự hào lớn của di sản văn hóa xứ Lạng
Văn bản chính thống năm 1804
Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại Nguyễn Huệ lên ngôi và công tác ngoại giao đầu tiên là cử một phái đoàn sang Trung Quốc do Thượng thư Bộ Binh Lê Quang Định làm Chánh sứ, xin phong vương và xin đặt quốc hiệu là Nam Việt.
Nhận được sắc phong, tháng 2 năm Giáp Tý 1804, vua Gia Long ban chiếu đặt quốc hiệu mới là Việt Nam. Trong chiếu chỉ có ghi, dịch Nôm:
“Xuống chiếu cho thần dân trong thiên hạ đều biết:
Trẫm nghĩ, xưa nay các bậc đế vương dựng nước, ắt có đặt quốc hiệu để tỏ sự đổi mới, hoặc nhân tên đất lúc mới khởi lên, hoặc dùng chữ nghĩa tốt đẹp, xét trong sử sách chứng cớ đã rõ ràng. Nước ta: sao chùa Dực, chân, cõi Việt hùng cường. Từ lâu đã có tên Văn Lang, Vạn Xuân còn thô kệch. Đến đời Đinh Tiên Hoàng gọi là Đại Cồ Việt nhưng người Trung Quốc vẫn gọi là Giao Chỉ. Từ thời Lý về sau, quen dùng tên An Nam do nhà Tống phong cho ngày trước. Tuy thế, vận hội dù có đổi thay nhưng trải qua bao đời vẫn giữ theo tên cũ, thực là trái với nghĩa chân chính của việc dựng nước vậy. Trẫm nối nghiệp xưa, gây dựng cơ đồ, bờ cõi đất đai rộng nhiều hơn trước. Xem qua sổ sách, trẫm xét núi sông nên đặt tên tốt để truyền lâu dài… Ban đổi tên An Nam làm nước Việt Nam, đã tư sang Trung Quốc biết rõ”.
Ngày 2-9-1945, trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hiến pháp năm 1946 chính thức thể chế hóa Quốc hiệu Việt Nam. Suốt 79 năm dựng nước và giữ nước, quốc hiệu Việt Nam được thế giới công nhận, sử dụng phổ biến với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng trong mỗi trái tim người Việt Nam.
-
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu từ cấp chi bộ đến Trung ương -
Đoàn kết, vững lòng tin vào Đảng, Chính phủ để vượt qua siêu bão Yagi -
Trí tuệ nhân tạo giúp tối ưu hoá sản xuất nông nghiệp -
Ứng dụng AI - Cơ hội phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững
- Phát triển chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản
- 'Có biểu hiện của lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng văn bản pháp luật'
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thương hiệu là niềm tin của người tiêu dùng
- Từ 01/8, người dùng sẽ phải trả phí sử dụng dữ liệu từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai
- Những điều có thể bạn chưa biết về Quỹ Phát triển đất
- Thêm nhiều hình thức thiết thực hỗ trợ cho người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi
- Phổ biến, cập nhật quy định của các thị trường nhập khẩu cho doanh nghiệp, người dân
-
Mailisa chi 10 tỷ đồng tiền mặt và 50 tấn gạo ủng hộ đồng bào vùng lũ - Ấm lòng tình người sau cơn bão(Tapchinongthonmoi.vn) – Sau chuyến thiện nguyện đợt 1, nhận thấy bà con nhiều vùng còn quá khó khăn, doanh nhân Mailisa Hoàng Kim Khánh quyết định chi thêm 7 tỷ tiền mặt thực hiện chuyến thiện nguyện đợt 2 xây nhà cho bà con. Nâng số tiền chính thức ủng hộ bà con miền Bắc khắc phục bão lũ lên đến 10 tỷ tiền mặt và 50 tấn gạo (đợt một 3 tỷ đồng tiền mặt và 50 tấn gạo).
-
Lễ mừng lúa mới của người Jrai: Lòng biết ơn mẹ thiên nhiênLễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên để tạ ơn thần linh, mẹ thiên nhiên đã ban cho mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no. Đây cũng là dịp để gia đình, bạn bè, dòng tộc và cộng đồng lưu giữ những kết nối tình cảm gắn bó, yêu thương.
-
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu từ cấp chi bộ đến Trung ươngĐảng viên tại TP Hồ Chí Minh nhận định những đánh giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về tồn tại, hạn chế về phương thức lãnh đạo của Đảng là rất sát, rất thực tiễn chứ không chỉ là “câu chữ."
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên Hợp quốcTại Liên hợp quốc (LHQ), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp quan trọng ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, với vai trò trung tâm của LHQ đối với hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới.
-
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình- Quảng Trị, miền Trung mưa lớn, cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lỡ đất(Tapchinongthonmoi. vn) - Chiều ngày 19/9, bão số 4 giật cấp 10 đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình- Quảng Trị. Hoàn lưu bão gây gió rất mạnh và mưa to trong những giờ tới cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung QuốcNgày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc với sự quan tâm của gần 30 Sở NN&PTNT, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hiệp hội Sầu riêng và các đơn vị xuất khẩu, hợp tác xã, đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
-
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu PhiChiều 18/9, tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì cuộc họp với đoàn Đại sứ 11 nước châu Phi.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới CubaTừ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
-
Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN, đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng NinhNgày 18/9, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Tân Long tổ chức chương trình thăm hỏi và tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 3 huyện: Đầm Hà, Tiên Yên và Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội Nông dân các cấp và đông đảo bà con nông dân tại địa phương.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
4 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!