Thủ tướng chốt thời hạn và hướng tháo gỡ hàng loạt dự án lớn kéo dài tại TPHCM
Cùng tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo về rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Văn Nên; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, TPHCM, thành viên Ban Chỉ đạo.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Quyết định số 1568/QĐ-TTg ngày 12/12/2024 kiện toàn Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án; Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Theo báo cáo của UBND TPHCM, thời gian qua, Thành phố đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án trên địa bàn, theo Công điện số 112, Quyết định 1568 và các chỉ đạo của Thủ tướng.
Theo Quyết định 1568 của Thủ tướng Chính phủ, Thành phố đã tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo về các dự án đầu tư, công trình đang gặp khó khăn, vướng mắc cần thiết phải kiến nghị các cơ quan Trung ương xem xét, giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết (không bao gồm các dự án, công trình đang được các ban chỉ đạo, tổ công tác khác của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành chỉ đạo tháo gỡ).
Theo đó, danh mục này gồm 12 công trình, dự án lớn tồn đọng, vướng mắc kéo dài, trong đó có 6 dự án đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng 3 dự án, 3 tài sản công vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ.
Trong đó, đối với các dự án đầu tư, các khó khăn, vướng mắc chủ yếu liên quan giải phóng mặt bằng; điều kiện, mục tiêu sử dụng đất; chỉ tiêu quy hoạch của dự án thành phần; phương án tài chính của dự án; một số nội dung trong quyết định đầu tư cần điều chỉnh để phù hợp với quy định mới của pháp luật. Còn vướng mắc tại với các tài sản công đều liên quan sắp xếp lại cơ sở nhà đất do các bộ, ngành Trung ương quản lý.
Cùng với đó, TPHCM đã thống kê 66 dự án bất động sản vướng mắc, kéo dài, trong đó Thành phố đã giải quyết được 34 dự án, còn 32 dự án cần tiếp tục giải quyết.
Đồng thời, có 200 dự án khác đang tập hợp thông tin để tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo 1568 và lãnh đạo TPHCM đã thảo luận, làm rõ phạm vi, đối tượng, nội dung khó khăn, vướng mắc của các dự án; đề xuất phương án xử lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với từng dự án; nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu xử lý các vướng mắc tại các dự án.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương TPHCM đã khẩn trương triển khai, tập trung xử lý, phân loại các dự án vướng mắc, kéo dài nhiều năm theo Công điện 112 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong bối cảnh có nhiều dự án tồn đọng, thời gian kéo dài, nhiều vướng mắc, khó khăn, phức tạp.
Thủ tướng cũng hoan nghênh Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong triển khai nhiệm vụ được giao; Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành có thêm kinh nghiệm và tự tin, tích cực hơn, dám nghĩ, dám làm hơn, thể hiện chính kiến nhiều hơn trong xử lý, giải quyết các dự án tồn đọng của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung.
Thủ tướng cho biết, qua rà soát, xử lý các dự án, Chính phủ cũng đã có thêm nhiều kinh nghiệm để trình Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi), luật sửa đổi 9 luật, luật sửa đổi 4 luật trong lĩnh vực tài chính, đầu tư; trong hơn 1 tháng qua, Chính phủ cũng đã ban hành hàng chục nghị định hướng dẫn. Khi chung sức, đồng lòng thì các công việc sẽ có đầu ra, Thủ tướng nhấn mạnh.
Về công việc thời gian tới, với 6 dự án lớn thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng cho biết dự án đô thị Đại học Quốc tế (xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn) đã được xem xét, chỉ đạo hướng giải quyết.
Với 5 dự án còn lại, trong đó có dự án chống ngập trị giá 10.000 tỷ đồng, các bộ, ngành, TPHCM và các địa phương đang đề xuất điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách, Chính phủ sẽ ban hành 1 nghị quyết để tháo gỡ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần trình ban hành nghị quyết này trước ngày 15/1.
Thủ tướng chỉ đạo TPHCM tiếp tục căn cứ Nghị quyết 40/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ về tiếp tục triển khai dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1; Nghị quyết 98 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM; và Nghị quyết mới của Chính phủ, xử lý theo thẩm quyền để các dự án tiếp tục thực hiện.
Với 200 dự án khác đang được thống kê, Thủ tướng yêu cầu TPHCM tiếp tục phân loại, làm rõ thẩm quyền xử lý, đề xuất phương án theo các luật mới được ban hành, Nghị quyết 98 của Quốc hội và các nghị định hướng dẫn của Chính phủ.
Với 32 dự án bất động sản còn lại và các dự án vướng mắc, kéo dài khác có thể tiếp tục được rà soát, thống kê thời gian tới, TPHCM tiếp tục xử lý theo các quy định, tiền lệ đã có. Còn các dự án chưa có quy định, chưa có tiền lệ thì tiếp tục báo cáo, đề xuất có thẩm quyền.
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, có trọng tâm, trọng điểm, phân công "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm"; không câu nệ, có thông tin tới đâu thì xử lý tới đó, việc đã chín, đã rõ thì quyết định, việc chưa rõ, chưa chín thì tiếp tục thu thập thông tin đầy đủ; giải quyết nhanh, hiệu quả, kịp thời nhưng đặc biệt lưu ý không để sai chồng sai, tiêu cực, lãng phí.
Thủ tướng chỉ rõ, vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Thành phố thì Thành phố phải giải quyết, vấn đề gì thuộc thẩm quyền các bộ, ngành thì các bộ, ngành phải giải quyết, vấn đề gì thuộc thẩm quyền thuộc Thủ tướng thì Thủ tướng phải giải quyết, vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì Chính phủ phải giải quyết, vấn đề gì còn vướng mắc về luật pháp thì sẽ đề xuất Quốc hội xem xét, giải quyết.
Theo Chinhphu.vn
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chiến thắng Phước Long mãi mãi là bản anh hùng ca bất tử -
Tân Chủ tịch UBND tinh Bắc Giang 45 tuổi -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình -
Tổng Bí thư: Tăng cường phòng, chống tham nhũng gắn với sắp xếp tinh gọn bộ máy
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt với đội ngũ văn nghệ sỹ
- Chủ tịch Quốc hội: Khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- Công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương
- Chủ tịch Quốc hội: Thừa Thiên Huế phải đi tắt, đón đầu để phát triển kinh tế - xã hội
- Điện thăm hỏi vụ tai nạn máy bay tại Hàn Quốc
- Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An
- Đối ngoại 2024 tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Khai mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VIII nhiệm kỳ 2023-2028Sáng ngày 6/01/2025 tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) khoá VIII nhiệm kỳ 2023-2028 đã được khai mạc. Tham dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội NDVN, lãnh đạo các ban, đơn vị, Trung tâm thuộc Trung ương Hội; các Ủy viên BCH Trung ương Hội NDVN nhiệm kỳ 2023-2028. Hội nghị lần này tập trung vào công tác Tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 cùng các nội dung quan trọng.
-
Phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mớiHội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VIII nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra trong 2 ngày 6-7/01/2025 tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng, đánh giá kết quả thực hiện công tác Hội và phong trào nông dân thời gian qua, trong đó nhấn mạnh việc phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía NamVới Nghị quyết Đại hội VIII – Hội Nông dân Việt Nam (HND) về chỉ tiêu hỗ trợ cho 500.000 hội viên nông dân tiếp cận công nghệ và có tài khoản trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Felix đã xây dựng chương trình “Tặng 100.000 smarphone cho hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” ở các tỉnh, thành phía Nam nhằm hiện thực hoá chủ trương của HND, đồng thời tạo hiệu ứng lan toả đến các hội viên nông dân sớm áp dụng đưa sản phẩm của mình lên sàn TMĐT.
-
Cả nước tổ chức được 638.974 buổi quán triệt cho trên 24 triệu lượt cán bộ, hội viênTrong Chương trình Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VIII nhiệm kỳ 2023 -2028, các đại biểu thảo luận về Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW ngày 20/7/2014 Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới.
-
Đẩy mạnh công tác xây dựng người nông dân văn minh, phát triển toàn diện trong kỷ nguyên mớiĐó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong thời gian tới sẽ được các đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VIII nhiệm kỳ 2023-2028 đánh giá, thảo luận tại Hội nghị BCH lần thứ 4, khai mạc sáng nay, 6/01/2025 tại Hà Nội.
-
Thúc đẩy công tác Hội và phong trào nông dân phát huy tiềm năng, thế mạnh vững bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộcTrong 2 ngày 6-7/01/2025 tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) khoá VIII nhiệm kỳ 2023-2028 được tổ chức với nhiều nội dung quan trọng, mang tính bước ngoặt nhằm thúc đẩy công tác Hội và phong trào nông dân phát huy tiềm năng, thế mạnh vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc theo lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chiến thắng Phước Long mãi mãi là bản anh hùng ca bất tửTổng Bí thư nhấn mạnh chiến thắng Phước Long đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; sự đoàn kết quân-dân một lòng.
-
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ TâyTrong Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025, sự kiện mở màn cho Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025, sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2025 drone (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng theo tiêu chuẩn quốc tế
-
Người trồng mía ở Trà Vinh phấn khởi, doanh nghiệp lo không đủ nguyên liệuTại Trà Vinh, vụ mía năm nay đạt cả năng suất lẫn giá. Đây là vụ mía thứ 3 liên tiếp nông dân sản xuất có lãi. Đặc biệt, mía được thu hoạch ngay trước tết Nguyên đán nên bà con rất phấn khởi.
-
Tăng mức xử phạt "để người tham gia giao thông an toàn, luôn nhớ nhà là nơi để về"Với những quy định nghiêm khắc của pháp luật, với sự đồng tình ủng hộ của dư luận xã hội, người tham gia giao thông tạo dần cho mình các thói quen tốt để người tham gia giao thông an toàn, luôn nhớ nhà là nơi để về.
-
1 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội