Thủ tướng: Phải chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực hằng năm
“Theo tôi, phải chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực hằng năm và tăng cường khả năng dự trữ”, Thủ tướng nói và cho biết, sẽ trình Chính phủ, Bộ Chính trị việc giữ trên 3,5 triệu hecta đất trồng lúa để ít nhất có 35-38 triệu tấn lúa, tương ứng 22 triệu tấn gạo trong cân đối.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020” vào sáng ngày 18/3.
Đại diện Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1) cho biết, hiện nay trong ngành Lương thực có 2 Tổng công ty lương thực, các công ty tư nhân và công ty nước ngoài tham gia thị trường. “Các công ty tư nhân tham gia thị trường với mục tiêu lợi nhuận, lúc nào có lợi thì họ mua, không có lợi thì họ dừng. Khi có biến động như tình hình vừa qua thì các công ty có thể găm hàng chờ giá lên cao. Trong khi đó, công ty lương thực của Nhà nước có chức năng được Chính phủ giao là lưu thông, bình ổn giá lương thực thì phải thực hiện nhiệm vụ này, có khi không lợi nhuận”, bà Bùi Thị Thanh Tâm, Tổng Giám đốc Vinafood1 cho biết. Trước nhu cầu gạo tăng cao sau khi xuất hiện ca nhiễm số 17, Tổng công ty trong một ngày đã bán ra lượng gạo gấp 20-30 lần, có hộ đến mua 1-2 tạ để tích trữ mặc dù bình thường chỉ mua có 10kg. Bà kiến nghị Chính phủ xem xét, nắm giữ một tỉ lệ cổ phần hợp lý khi cổ phần hóa để bảo đảm vai trò điều tiết, bình ổn khi cần thiết.
Nguyên Bộ trưởng NN&PTNT Lê Huy Ngọ cho rằng, cái được lớn nhất trong vấn đề an ninh lương thực là an dân, “không có gì khổ bằng phải chạy ăn từng bữa, làm sao kiếm được bữa nấu buổi chiều cho cả nhà”. Ông cho rằng, từ an ninh lương thực mở toang cánh cửa để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt là cánh cửa xuất khẩu mở rộng hơn nhiều. Theo ông Lê Huy Ngọ: “Ngày xưa, cái khổ của người lãnh đạo là tháng sau bán cái gì, chia cho từng huyện, tỉnh, ngành mà không trả lời được thì bế tắc; hay người phụ nữ buổi chiều nay nấu cái gì mà không trả lời được cho con cái cũng là cái khổ. Bây giờ, chúng ta giải quyết được vấn đề đó”.
Ông góp ý, bài học lớn nhất là gắn an ninh lương thực với chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát huy thế mạnh từng vùng, không chỉ lúa gạo mà cả các sản phẩm lương thực, thực phẩm khác, “chứ an ninh lương thực mà cứ loanh quanh bàn nhau làm lúa bao nhiêu, diện tích bao nhiêu, năng suất bao nhiêu là cần nhưng chưa đủ”. Bên cạnh đó, an ninh lương thực phải gắn với sản xuất nền nông nghiệp hàng hóa, quy mô tập trung, gắn với xuất khẩu, phát huy thuận lợi về đất đai, khí hậu như mở ra cho người dân làm cây ăn quả, dược liệu, chăn nuôi…
Cho rằng thành tựu của nước ta trong lĩnh vực nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực được thế giới công nhận, “chứ không phải mẹ hát con khen hay”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nêu rõ, những thành tựu này bây giờ vẫn là mong muốn, khát vọng của nhiều nước. Trong thời gian tới, tình hình có nhiều thay đổi, cần có cách nhìn mới hơn, thay đổi về chất đối với vấn đề này. Cơ cấu tiêu dùng lương thực, thực phẩm cũng khác xưa, “trước đây ăn 5-6 bát cơm một bữa mà không thấy no là bởi không có thực phẩm, không có đủ dinh dưỡng, nhưng nay với 10kg gạo có nhà ăn cả tháng không hết”. Nông thôn hiện nay có nhiều thay đổi. Chỉ 30% thu nhập của người nông dân đến từ sản xuất nông nghiệp, 70% đến từ loại hình hoạt động khác.
Nhấn mạnh quan điểm an ninh lương thực vô cùng quan trọng, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng, phải có cách nhìn mới về vấn đề này, phải gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, phát huy lợi thế so sánh quốc gia, mỗi vùng, mỗi tỉnh để có quy hoạch sản xuất, “chỗ nào trồng lúa và trồng bao nhiêu là vừa để bảo đảm an ninh lương thực, còn chuyển sang cây trồng vật nuôi khác có giá trị gia tăng cao hơn để đáp ứng yêu cầu người dân, bao nhiêu đất còn lại để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị hóa…”.
Cần nắm “quả đấm then chốt” về lương thực
Ghi nhận các ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra một số kết quả đạt được của Đề án bảo đảm an ninh lương thực, không chỉ căn bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân mà còn xuất khẩu. Trong hoàn cảnh biến động, thiên tai, dịch bệnh, vẫn bảo đảm cho cân đối sản phẩm nông nghiệp, “một năm mình có bao nhiêu cơn bão, cơn lũ nhưng lương thực vẫn đạt bốn mấy triệu tấn trở lên”. Đi đôi với tăng cường năng lực sản xuất, đã chú ý thích đáng đến phát triển bền vững, an sinh xã hội, với tinh thần “quan tâm đến toàn xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau, không để ai bị đứt bữa”. Lấy ví dụ về phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng cho biết, chúng ta chăm sóc công dân Việt Nam, quan tâm cả người nước ngoài, xử lý vấn đề nhân văn, “chứ không phải chạy theo đồng tiền”. Trong nông nghiệp, nông thôn và an ninh lương thực cũng như vậy, hằng năm, Chính phủ cấp phát miễn phí hơn 200.000 tấn gạo.
Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ ra một số tồn tại, bất cập cần khắc phục như liên kết sản xuất chuỗi gắn với vùng sản xuất, chế biến, tổ chức thị trường nhìn chung trên tất cả các ngành hàng còn yếu. Năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp do sản xuất quy mô nhỏ, manh mún. Ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa đạt tỉ lệ thấp, làm cho giá thành cao, khó cạnh tranh.
Nhắc đến ý kiến của lãnh đạo Vinafood1, Thủ tướng cho rằng, quan điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là đúng để huy động các nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động nhưng các khâu quan trọng, Nhà nước vẫn phải nắm để điều hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Huy động nguồn lực toàn xã hội nhưng những “quả đấm then chốt” Nhà nước phải nắm để nâng cao năng lực ứng phó khi có biến động.
Nêu định hướng thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, an ninh lương thực càng trở nên bức thiết hơn khi dân số có xu hướng tăng, gần 900 triệu người trên toàn cầu đang thiếu đói, thiên tai, biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa cao, dịch bệnh bất thường.
“Thử thách rất lớn. Nếu không xác định sự bức thiết về an ninh lương thực trong giai đoạn tới thì sai lầm trong chỉ đạo”, Thủ tướng nêu rõ. Phải bảo đảm an ninh lương thực một cách vững chắc trong mọi tình huống, “qua một số ngày lộn xộn vừa rồi, có thể thấy có tiền chưa chắc mua được lương thực”.
“Theo tôi, phải chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực hằng năm và tăng cường khả năng dự trữ”, Thủ tướng nhấn mạnh, không chạy theo thị trường và nêu cao tinh thần tự cường, chủ động đối với an ninh lương thực. Chuyển nhận thức phát triển nông nghiệp từ vai trò an sinh, đủ ăn, điểm tựa cho sự phát triển thành vai trò mới, là một lợi thế đặc thù, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế, hội nhập.
Thủ tướng nhấn mạnh một số mục tiêu quan trọng để phấn đấu đạt được. Đó là đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng, cơ cấu thực phẩm hợp lý, khoa học trong từng giai đoạn, kể cả lượng và chất, ít nhất cho quy mô 104 triệu người vào năm 2030, để chống tình trạng thấp, bé, còi của người Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 9-10%/năm, phấn đấu đến năm 2030, nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu 100 tỷ USD.
Về lúa gạo và diện tích đất lúa, Thủ tướng nêu rõ, gạo có vai trò quan trọng trong cơ cấu thực phẩm, cho nên sẽ trình Chính phủ, Bộ Chính trị việc giữ trên 3,5 triệu hecta đất trồng lúa để ít nhất có 35-38 triệu tấn lúa, tương ứng 22 triệu tấn gạo trong cân đối.
Về thực phẩm, cần tăng nhanh sản lượng sữa từ 1 triệu tấn lên 3 triệu tấn đến năm 2030 vì đây là loại thực phẩm góp phần cải thiện sức khỏe, tầm vóc giống nòi. Chúng ta tăng nhanh sản lượng trứng, thịt đỏ, thịt gà, thủy sản, rau quả có lợi cho sức khỏe và phù hợp với cơ cấu dinh dưỡng. “Chúng ta cần đưa ra lời khuyên giảm thịt lợn trong khẩu phần và cơ cấu sản xuất”, Thủ tướng nói, cho biết sẽ chủ trì cuộc họp về vấn đề giá thịt lợn, bàn giải pháp giảm giá thịt lợn. Tăng cường liên kết hộ nông dân, hợp tác xã nông nghiệp, mỗi nhóm ngành hàng đều có tập đoàn kinh tế lớn là hạt nhân liên kết.
Thủ tướng yêu cầu, sau Hội nghị này, Bộ NN&PTNT hoàn thiện văn bản, báo cáo Bộ Chính trị để ban hành, làm cơ sở cho việc triển khai thời gian tới và chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết mới về an ninh lương thực (thay thế Nghị quyết số 63/NQ-CP).
(Theo Chính phủ)
-
Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạch -
21 ngày 'hồi sinh' từng giọt nước thải ở trang trại bò sữa TH -
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
-
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phíMục tiêu của Chương trình là thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức.
-
Việt Nam luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoạiTổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Nga, luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
-
Xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2024 lập kỷ lục, tiếp tục dẫn đầu thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) - Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí quốc gia xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới trong năm thứ 18 liên tiếp, chiếm hơn 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu toàn cầu. Với kim ngạch đạt 4,37 tỷ USD, xuất khẩu hạt điều năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng cả về lượng và giá trị, khẳng định sức mạnh của ngành Điều Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Tổng Bí thư đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thịTổng Bí thư Tô Lâm hoan nghênh tỉnh Bắc Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào cuối năm 2026, đề nghị Bắc Ninh thí điểm triển khai mô hình chính quyền đô thị.
-
Thủ tướng: Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào kỷ nguyên mớiThủ tướng cho biết bước sang năm mới 2025, Việt Nam đang tràn đầy khát vọng và quyết tâm bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
-
Phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số giúp đất nước phát triển nhanh và bền vữngNgày 13/01, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Ba Đình kết hợp với trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối nămThực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Nguyên đán, Xuân Ất Tỵ và các lễ hội Xuân 2025, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn huy động lực lượng, phương tiện đồng loạt ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường trên địa bàn.
-
Vai trò của công tác giáo dục xã hội trong phát triển đất nướcTrong sự phát triển toàn diện của đất nước, công tác giáo dục xã hội đạt được những thành quả đáng tự hào và trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển chung; góp phần nâng cao dân trí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của giáo dục xã hội là minh chứng sống động cho khát vọng vươn lên và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời củng cố vị thế của đất nước trên bản đồ thế giới.
-
Quảng Bình: Cứu nạn 8 ngư dân trên hai tàu cá bị chìm, cháy trên biểnTàu cá số hiệu NĐ-92357.TS bị mắc cạn, sóng to đánh chìm, 6 thuyền viên được đưa vào bờ an toàn trong khi tàu cá BV-92536.TS bị chập điện gây cháy.
-
Thủ tướng: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà dột nátThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix