Thúc đẩy kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore trên nền tảng số
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin đang thăm chính thức Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 20/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin đang thăm chính thức Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh, Singapore luôn là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam ở khu vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trong không khí chân thành, tin cậy, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Singapore đã đạt được những thành tựu vượt bậc; luôn đi đầu ở khu vực trong nắm bắt các xu thế phát triển mới của thế giới, đặc biệt là về khoa học - công nghệ; vị thế, uy tín quốc tế ngày càng nâng cao; đồng thời chúc mừng Đoàn Thể thao Singapore tham dự SEA Games 31 đã gặt hái được nhiều thành công, đến hết ngày 19/5/2022 đã giành được 44 Huy chương Vàng, tạm đứng vị trí thứ 3 toàn đoàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính giới thiệu với Chủ tịch Quốc hội Singapore về những hình ảnh đất nước, con người Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh, Singapore luôn là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam ở khu vực. Chuyến thăm của ngài Chủ tịch Quốc hội có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Singapore ngày càng sâu rộng và hiệu quả, nhất là trong bối cảnh hai nước đang hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược vào năm 2023.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng vui mừng nhận thấy dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kim ngạch thương mại hai chiều vẫn tăng trưởng tích cực (đạt 8,3 tỷ USD năm 2021, tăng trên 23% so với năm 2020). Singapore là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN (với 2.866 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 67,56 tỷ USD). Các khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) không chỉ góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế vùng miền ở Việt Nam, mà còn giúp lan tỏa tinh thần làm việc, kỷ luật lao động, tư duy quản lý Singapore ở Việt Nam, trở thành hình mẫu thành công trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên đẩy mạnh các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp ở tất cả các kênh; triển khai hiệu quả các cơ chế, thỏa thuận hợp tác song phương, nhất là Hội nghị Bộ trưởng về kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore.
Thủ tướng mong muốn Quốc hội hai bên tiếp tục ủng hộ, tạo điều kiện cho quá trình hợp tác phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, trong đó tập trung vào các lĩnh vực Singapore có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như: Đổi mới sáng tạo, năng lượng xanh, kinh tế số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu…; đưa kết nối hai nền kinh tế hướng tới tầm cao mới là "kết nối trên nền tảng số" thông qua việc triển khai hiệu quả "Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số" được ký trong chuyến thăm Singapore của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng 2/2022; phát triển các khu VSIP tại một số tỉnh thành theo hướng khu công nghiệp thông minh, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng; tận dụng hiệu quả lợi thế từ quá trình triển khai các hiệp định thương mại tự do, nhất là CPTPP, RCEP..
Thủ tướng nhấn mạnh, Singapore luôn là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam ở khu vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Về hợp tác phòng, chống COVID-19, Thủ tướng chúc mừng Singapore là nước có tỉ lệ tiêm chủng vaccine cao hàng đầu thế giới, đã chuyển sang giai đoạn "thích nghi, phát triển và chung sống lâu dài với COVID-19", trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu, kịp thời về thiết bị y tế, vaccine mà Singapore đã dành cho Việt Nam, đề nghị hai bên đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu, sản xuất vaccine và các loại thuốc điều trị COVID-19.
Thủ tướng đề nghị Singapore chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số, ví dụ trong lĩnh vực thu thuế, ngân hàng, quản lý dân cư - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trên tinh thần chân thành, tin cậy, Thủ tướng đề nghị hai nước cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân…, đồng thời tìm ra những động lực phát triển mới, đặc biệt trong những lĩnh vực mà Singapore có thế mạnh, Việt Nam có tiềm năng.
Thủ tướng đề nghị Singapore chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số, ví dụ trong lĩnh vực thu thuế, ngân hàng, quản lý dân cư..., tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực quản lý chất lượng cao, tăng thêm học bổng đào tạo cho cán bộ quản lý các cấp ở Việt Nam. Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn và đề nghị Singapore tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng khoảng 13.000 người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Singapore.
Chủ tịch Tan Chuan-Jin đánh giá nền kinh tế Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu, trọng thị của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đánh giá cao cao sự chu đáo, tình hữu nghị mà nước chủ nhà Việt Nam dành cho đoàn thể thao Singapore tham dự SEA Games 31, vui mừng chứng kiến các vận động viên các nước đã nỗ lực hết mình trong thi đấu và gặt hái được nhiều thành công.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Singapore cùng đoàn đại biểu hai bên- Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch Tan Chuan-Jin đánh giá cao nền kinh tế Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhất trong khu vực, cho rằng hợp tác kinh tế là nền tảng quan trọng trong quan hệ hai nước, tiềm năng còn rất lớn, vì vậy cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, nhất là hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, công nghệ… và các lĩnh vực hợp tác mới.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch Quốc hội Singapore thông báo với Thủ tướng về bản ghi nhớ hợp tác giữa hai Quốc hội hai nước, khẳng định, về mặt lập pháp Quốc hội Singapore ủng hộ sự hợp tác giữa hai Chính phủ, ủng hộ các doanh nghiệp Singapore đầu tư tại Việt Nam, mở rộng các Khu công nghiệp VSIP ở các địa phương khác để ngày càng thắt chặt và nâng cao hiệu quả quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.
Hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi về tình hình khu vực, thế giới và các vấn đề hai bên cùng quan tâm, trong đó nhấn mạnh ASEAN cần kiên định lập trường nguyên tắc về Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) và tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, tự do, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Theo Chinhphu.vn
-
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ -
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị -
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh -
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia
- Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nước
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản
- Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọng
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Triển khai công việc theo tinh thần 'vừa chạy vừa xếp hàng'
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
- Tổng Bí thư: Mục tiêu cao nhất của dân vận giai đoạn cách mạng mới là vì dân
-
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộTổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện NQ18 làm cơ sở báo cáo Trung ương có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
-
COP29: Một bước lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầuCác nhà khoa học cảnh báo rằng mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở 1,5 độ C mà các quốc gia đã cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đang bị đe dọa nghiêm trọng.
-
Hà Nam: Thúc đẩy hỗ trợ kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xãNgày 24/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm, liên kết chuỗi giá trị các HTX trên địa bàn tỉnh.
-
Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên: Chuyển đổi số toàn diện(Tapchinongthonmoi.vn) - Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên xác định chuyển đổi số sẽ là động lực để phát triển và là hướng đi mới trong nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó thầy và trò nhà trường đã triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực: Tuyển sinh, dạy/học, quản lý và đào tạo…
-
Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng(Tapchinongthonmoi.vn) - Do ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua (lượng mưa đêm 24/11 lên đến 800mm) gây ra rất nhiều điểm sạt lở trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, tuyến đường quốc lộ 40B đoạn qua xã Trà Bắc của huyện Bắc Trà My nhiều điểm bị sạt lở xuống nền gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
4 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết -
5 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa