Trái ngọt trên núi đá được mùa, được giá
Thời điểm này, khi các vườn quýt đang chín rộ trên những triền đồi, nông dân các xã, thị trấn nô nức đeo gùi đi thu hoạch trái ngọt. Năm nay thời tiết thuận lợi, quýt được mùa, quả bán được giá nên đã mang lại niềm vui lớn cho người dân địa phương.
Mường Khương nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, lại có tiểu vùng khí hậu ôn đới, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn. Sương mù và độ ẩm cao khiến cho chất lượng quýt và các loại trái cây có múi được trồng ở đây vượt trội hơn hẳn nơi khác. Trong đó, quýt Mường Khương được ưa chuộng với đặc trưng trái to vỏ mỏng, quả đều nhau, dậy mùi thơm, vị ngọt thanh, đặc biệt là rất mọng nước, là đặc sản nổi tiếng của vùng đất này.
Vườn nhà chị Lò Dìn Phủng, người Bố Y, thôn Lao Chải, thị trấn Mường Khương có khoảng 8.000 cây quýt các loại như quýt đường, quýt van xù, quýt sim, quýt lai cam, quýt sen... Trong đó, quýt đang trong thời gian thu hoạch có khoảng 4.000 cây. Còn lại là những cây đang trong độ tuổi từ 1 - 3 năm.
Chị Phủng cho biết, vụ quýt năm nay được mùa được giá, ước tính, nhà chị thu hoạch được khoảng 30 - 40 tấn, rải vụ từ tháng 8/2024 đến hết tháng 2/2025. Giá quýt phải chăng, dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg nên được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh rất ưa chuộng. Sản phẩm chất lượng lại được chị tích cực quảng bá qua hệ thống mạng xã hội nên gia đình đã có tệp khách hàng trung thành trong nhiều năm qua.
Hàng ngày, các chuyến hàng của gia đình đều đặn gửi xuống thành phố Lào Cai và đi khắp tỉnh miền Bắc. Ngoài ra, sản phẩm của gia đình được cơ quan chức năng liên hệ hỗ trợ tiêu thụ trên các sàn giao dịch điện tử và trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội. Chị Phủng cho biết doanh thu của gia đình từ quýt trong năm 2024 cao gấp 10 lần so với trồng ngô.
Không chỉ bán hàng theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, nhiều năm trở lại đây, nông dân Mường Khương đã kết nối và tạo điều kiện để du khách tham quan các vườn quýt trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm thực tế. Khách được tự tay hái trái, tận hưởng hương vị của trái ngọt và thưởng thức các món ăn dân dã ngay tại các nhà vườn.
Gia đình chị Lồ Dìn Sủi, thôn Lao Chải, thị trấn Mường Khương có 4.000 cây quýt sen; trong đó có khoảng 3.000 cây đang cho thu quả. Dự kiến, mùa quýt năm nay, gia đình sẽ thu khoảng 15 tấn quả với giá bán trung bình từ 15.000 - 25.000 đồng/kg.
Từ cuối tháng 10, khi quả quýt bắt đầu chín, chị Sủi không chỉ cắt tỉa quả để bán cho thương lái mà còn mở cửa vườn cho khách tham quan trải nghiệm. Địa thế đẹp, gia đình chị Sủi còn đầu tư thêm các chòi nghỉ chân, ngắm cảnh và trải nghiệm hái quýt cho du khách. Thưởng thức quả ngon ngay tại vườn, nhiều người còn được tự tay hái những trái quýt vàng chín mọng mang về làm quà.
Cứ đến vụ thu hoạch quýt hàng năm, chị Nguyễn Biên Thùy (Hà Nội) đều lên tận nơi, vào tận vườn để tự tay hái quả và đóng thùng đem về xuôi làm quà cho người thân, bạn bè. Chị Thùy chia sẻ: "Quýt ở đây rất thơm, tươi, ngọt, thanh mát, lại trồng theo tiêu chuẩn VietGAP an toàn nên mình yên tâm. Mỗi khi đến mùa, mình tranh thủ đem quýt về làm quà cho họ hàng, bạn bè".
Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương Lê Thanh Hoa, thời gian qua, chính quyền, cơ quan chức năng đã làm tốt khâu giới thiệu quảng bá sản phẩm đến đông đảo người dân trên phạm vi toàn quốc; đồng thời tập huấn cho người dân kỹ năng livestream bán hàng trên các nền tảng mảng xã hội. Cùng đó, người dân được đào tạo, hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để sản phẩm quýt của Mường Khương đảm bảo an toàn, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đến với những siêu thị lớn, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm
Cũng như nhiều hộ trồng quýt khác trên địa bàn, hơn 4.000 cây quýt của gia đình anh Vàng Dỉ Mỉn, người Pa Dí, thôn Sa Pả, thị trấn Mường Khương được trồng theo phương pháp hữu cơ chuẩn VietGAP nên không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hay các sản phẩm kích thích tăng trưởng.
Để áp dụng quy trình sản xuất quýt theo tiêu chuẩn VietGAP thuận lợi, vào những thời điểm quan trọng của mùa quýt, anh Vàng Dỉ Mỉn phải sử dụng các kỹ thuật từ cắt tỉa cành, làm cỏ, chăm sóc quả tỉ mỉ cũng như luôn thực hiện nghiêm túc quy trình sản xuất nhằm bảo vệ thương hiệu quýt sạch Mường Khương.
Bên cạnh cây quýt chín sớm và chính vụ đã và đang cho thu hoạch, gia đình đang tích cực chăm sóc cây quýt chín muộn cho thu hoạch từ tháng 12 năm nay đến tháng 2 năm sau.
Anh Vàng Dỉ Mỉn cho biết trồng rải vụ khiến nông dân trồng quýt không phải chịu áp lực tiêu thụ sản phẩm, lại tạo điều kiện cho du khách đến tham quan, thu hái tại vườn. Việc làm này giúp khách hàng yên tâm hơn và đảm bảo mua được đúng sản phẩm quýt Mường Khương, đồng thời chủ vườn cũng giảm được công thu hái để bán lẻ tại các chợ như trước đây.
Thời điểm hiện tại, quýt Mường Khương có tổng diện tích 815 ha; trong đó, diện tích đang cho thu hoạch là 656 ha. Năm 2024, dự kiến năng suất quýt của Mường Khương đạt khoảng 12 tấn quả mỗi ha, sản lượng ước đạt trên 7.800 tấn, nguồn thu trên 160 tỷ đồng. Canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, quả quýt sen Mường Khương đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu tập thể và đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệu -
9 vùng trồng dừa đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc -
Tiền Giang công nhận 50 cây xoài cát Hòa Lộc là cây đầu dòng -
Phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững giúp sản lượng tôm Cà Mau gia tăng
- Đắk Lắk tăng cường quản lý chất lượng sầu riêng trong mùa thu hoạch
- Đắk Lắk chuẩn bị kỹ cho vụ thu hoạch vụ sầu riêng năm 2024
- Bàn giao cho nông dân giống lúa Nếp Tài của người Dao đã được phục tráng
- Thái Nguyên phổ biến kỹ thuật chăn nuôi giống gà lai 18M1 cho nông dân
- Triển khai mô hình giống lúa hữu cơ J02 cho năng suất cao, thân thiện môi trường
- Lão nông "mát tay" cho thanh trà ra trái theo ý muốn
- Rộn ràng mùa mận hậu trên cao nguyên Mộc Châu
-
Tổng Bí thư: Kiện toàn bộ máy chính trị với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết lần sắp xếp tinh gọn bộ máy này sẽ làm từ trên xuống với phương châm “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng," làm với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”...
-
Masan Consumer đạt biên lợi nhuận 46,8% trong quý IIIQuý 3/2024, kết quả kinh doanh của Masan Consumer tiếp tục duy trì đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hai chữ số. Doanh thu thuần Quý 3 đạt 7.987 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hội Nhà báo Việt Nam trao quyết định bổ nhiệm cán bộNgày 2/12, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trao quyết định bổ nhiệm Nhà báo Nguyễn Văn Thắng giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/12/2024, thời hạn giữ chức vụ 5 năm.
-
Bước đầu đưa sản phẩm OCOP đến với thị trường châu Âu(Tapchinongthonmoi.vn) - Gần 100 sản phẩm OCOP, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam đang được trưng bày tại Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế AF-L'ARTIGIANO IN FIERA năm 2024. Hội chợ sẽ kéo dài từ 30/11-08/12 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Milan, Italia.
-
Sản xuất tinh dầu tràm hướng mở cho người nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Tinh dầu tràm Huế - Tiền Phong, một sản phẩm mới chất lượng đạt tiêu chuẩn FSC vừa được Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong (Công ty Tiền Phong) ở TP. Huế sản xuất thành công. Sản phẩm này ra đời từ dự án khoa học công nghệ được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho đơn vị.
-
Mảng tiêu dùng của Masan tiếp tục đạt tăng trưởng 2 con số trong quý III/2024Bức tranh tổng thể của ngành tiêu dùng bán lẻ được dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong cuối năm 2024. Một doanh nghiệp ngành tiêu dùng bán lẻ gây chú ý khi hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024
-
Trái ngọt trên núi đá được mùa, được giáTại huyện vùng cao biên giới Mường Khương - vùng đất chỉ toàn sương mù và núi đá của Lào Cai, cây quýt ngày càng khẳng định là cây trồng chủ lực, giúp nông dân địa phương nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
-
Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".
-
Chế độ của nhân viên tiếp cận cộng đồng trong dự phòng lây nhiễm HIVNgày 28 tháng 10 năm 2024 Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2024/NĐ-CP “Quy định chi tiết một số điều của luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)”. Trong đó quy định việc phòng lây nhiễm HIV và những điểm mới về tiêu chuẩn, chế độ của nhân viên tiếp cận cộng đồng... Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2024.
-
Đưa 3 công trình thủy lợi vào danh mục liên quan đến an ninh quốc giaHồ chứa nước Cửa Đạt; hồ chứa nước Tả Trạch; hồ chứa nước Dầu Tiếng được đưa vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
3 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
4 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn