Nông dân miền Tây thu tiền tỷ từ trồng na Thái
Câu chuyện thu tiền tỷ mỗi năm của ông Phan Văn Bịt, 62 tuổi ở phường Long Hưng, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ không còn xa lạ gì với người dân ở địa phương. Diện tích trồng na Thái của ông Bịt mỗi năm cho trái đều và thu lãi hàng năm hơn 4 tỷ đồng, cùng với đó, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, bình quân từ 7 – 8 nhân công làm quanh năm, mỗi tháng thu nhập từ 12 – 15 triệu đồng.
Bén duyên với cây na Thái vào năm 2015 cho đến nay, ông Bịt đã không ngừng mở rộng diện tích, lúc đầu với 1,7ha, sau đó dần dần nhân rộng và cho tới thời điểm hiện tại đã gần 10ha, trong đó diện tích đang cho trái hàng năm 7 ha. Ông Bịt chia sẻ, na Thái dễ trồng, ít sâu bệnh mà lại không kén đất, một năm cho 2 trái 2 vụ, năng suất cao, giá bán thấp nhất 30.000 kg, có thời điểm 50 – 60.000 kg, thậm chí có lúc khan hàng giá còn cao hơn. Năm nay, dự kiến sản lượng na Thái của ông Bịt khoảng 200 tấn, thời gian thu hoạch sau Tết cho đến hết tháng tư.
“Diện tích của tôi trồng cỡ 90.000 m2, bây giờ khoảng 70.000 m2 là đang cho trái. Mong mỏi của tôi làm sao mà mình có thị trường để cho bà con tham gia về thương hiệu hay mô hình trồng na để cho bà con thu lợi nhuận ổn định. Năm ngoái trong 3 tháng, Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Hai, Rằm tháng Ba, Rằm tháng Tư, tôi bán giá rất ổn định, từ 40.000 – 45.000/kg, giá ổn định, thành ra năm ngoái tôi làm khoảng 250 tấn, thu khoảng 7 – 8 tỷ đồng”, ông Bịt phấn khởi.
Để trồng na Thái đạt năng suất, chất lượng, ông Phan Văn Bịt chia sẻ, cần phải đặc biệt quan tâm đến quy trình chăm sóc cây, nhất là thời điểm na Thái ra hoa. Đây là giai đoạn quyết định đến năng suất của cả vụ. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đến thời gian từ khi chấm nụ cho đến khi thu hoạch. Na Thái từ khi đậu trái đến khi thu hoạch hơn 3 tháng nhưng khi trái được khoảng 60 ngày thì cần phải bao trái để cho trái đồng đều, mẫu mã đẹp, bán được giá cao. Cùng với đó là việc bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cần được thực hiện đúng thời điểm mới đạt hiệu quả cao.
Theo ông Phan Văn Bịt, cây na Thái cho 2 vụ trái/năm, mỗi trái bình quân từ 500gram cho đến 700 gram/trái. Hiện nay, na Thái chủ yếu được tiêu thụ trên thị trường nội địa với giá bán khoảng 50.000-60.000 đồng/kg. Vì vậy, ông Bịt mong muốn được hỗ trợ để xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường, đặc biệt là xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản.
“Riêng quận Ô Môn, phường Long Hưng, cây na Thái này giờ rất nhiều, nông dân ở đây làm thì tương đối đạt theo quy trình. Bà con nông dân ở đây cần đầu ra để mình bán được giá ổn định. Bây giờ mình mong mỏi bà con sắm sửa lên thương hiệu để chứng nhận cây na Thái, muốn lên thương hiệu ở phường Long Hưng”, ông Phan Văn Bịt bày tỏ.
Cây na Thái đã bén duyên ở quận Ô Môn mà nhiều hộ dân ở nông trường Sông Hậu thuộc xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ cũng đang canh tác và mang lại hiệu quả cao gấp hàng chục lần so với trồng lúa.
Ông Nguyễn Thành Hải, xã Thới Hưng cho biết, hiện gia đình ông đang canh tác với diện tích 4 ha na Thái, qua vụ thứ hai ông đã có lời và sắp tới sẽ nhân rộng mô hình lên 5 – 7 ha. Theo ông Hải, chi phí chăm sóc cây na Thái tuy hơi nặng nhọc, nhưng hiệu quả kinh tế vẫn tốt hơn nhiều so với các mô hình trồng trọt khác. Hiện nay, các hộ dân mong muốn được hỗ trợ để xây dựng thương hiệu và tiếp cận với các kênh phân phối như siêu thị, nhằm tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Cùng với đó là mở rộng thị trường để có thể xuất khẩu sản phẩm na Thái sang các thị trường.
“Na Thái này giá thị trường như thế này cũng đạt lắm, kinh tế cũng cao. Tôi trồng 18 tháng để trái một vụ, vụ vừa rồi là vụ thứ hai, vụ thứ hai là có lời rồi, một ha kiếm được mười mấy tấn. Giá 30.000 đồng là có lời, năng suất cao lắm, so với làm ruộng gấp 10 lần. Bây giờ miếng vườn này còn nhỏ năm sau có thể làm thêm 5 -7 ha nữa. Tôi cũng muốn xây dựng thương hiệu để có thể xuất khẩu”, ông Nguyễn Thành Hải cho biết.
Mô hình trồng na Thái cho hiệu quả kinh tế cao với nông dân ở Cần Thơ. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tiềm năng của mô hình trồng na Thái cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng để người dân có thể mở rộng diện tích, xây dựng thương hiệu và tiếp cận các kênh phân phối hiện đại, cũng như tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản để người dân an tâm sản xuất với cây na Thái.
Theo VOV
- Quất cảnh Hội An nhộn nhịp vào mùa Tết
- Bảo vệ, xây dựng thương hiệu cho sâm Việt
- Trái ngọt trên núi đá được mùa, được giá
- Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệu
- 9 vùng trồng dừa đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc
- Tiền Giang công nhận 50 cây xoài cát Hòa Lộc là cây đầu dòng
- Phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững giúp sản lượng tôm Cà Mau gia tăng
-
Du lịch Lạng Sơn khởi sắc ngay từ đầu năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 93.000 lượt khách tới tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2024). Trong đó, khách nội địa ước đạt 87.800 lượt, còn lại là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 115 tỷ đồng.
-
Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dânBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ một tổ hợp tác ban đầu với vài chục thành viên, đến nay Hợp tác xã (HTX) sầu riêng Tân Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã phát triển với hơn 300 thành viên và diện tích vùng trồng trên 320ha sầu riêng Ri6 đã đưa cuộc sống của xã viên trở nên sung túc trên mảnh đất quê hương.
-
Nông dân miền Tây thu tiền tỷ từ trồng na TháiVới diện tích gần 10 ha trồng na Thái, một nông dân ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mỗi năm thu 7 - 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, nhân công thì mỗi năm lãi hơn 4 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng trái na Thái được người tiêu dùng ưa chuộng vì trái to, mẫu mã đẹp.
-
Đảng Cộng sản Việt Nam truyền cảm hứng cho cách mạng thế giớiĐảng Cộng sản Uruguay đã gửi lời chúc mừng tới Đảng Cộng sản Việt Nam và khẳng định chủ nghĩa anh hùng và quyết tâm của Đảng truyền cảm hứng cho người cách mạng trên thế giới.
-
Dòng người tấp nập trẩy hội chợ ViềngMỗi dịp Tết đến Xuân về, chợ Viềng (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), phiên chợ “mua may, bán rủi” lại thu hút hàng nghìn du khách thập phương về trẩy hội, du xuân, cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa.
-
“Cuốn sách của Tổng Bí thư chỉ rõ bản chất cách mạng của công an nhân dân Việt Nam"Theo Trung tướng, GS.TS Trần Vi Dân, cuốn sách "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an Cách mạng" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bản chất cách mạng của công an nhân dân Việt Nam.
-
Tổng Bí thư: Bắt tay ngay vào công việc, không để tình trạng ăn Tết kéo dàiTổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương bắt tay ngay vào công việc sau nghỉ Tết, không để xảy ra tình trạng ăn Tết kéo dài, lơ là công việc.
-
Lạng Sơn: Sôi nổi hoạt động Tết trồng cây tại huyện Hữu Lũng(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong ngày 03/02 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), huyện Hữu Lũng đã tổ chức hoạt động tích cực hưởng ứng "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ".
-
Trở thành tỷ phú từ thu mua nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Với diện tích khu vực sản xuất 8.500m2, được đầu tư quy mô lớn, hiện đại, hàng năm cung ứng ra thị trường trên 20.000 tấn rau, củ, quả tươi và các loại rau gia vị đã chế biến... Công ty cổ phần Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương ở xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã góp phần nâng cao giá trị nông sản của Cẩm Giàng và một số tỉnh trong nước.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 -
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo -
4 Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USD -
5 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024