Hỗ trợ nông dân Bến Tre trồng bưởi da xanh an toàn sinh học
Nông dân trồng bưởi phấn khởi
Nhằm khuyến khích nông dân phát triển ngành Nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học, từng bước nâng cao chất lượng trái bưởi da xanh Bến Tre, Văn phòng Phát triển bền vững - T.Ư Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Bến Tre triển khai mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây bưởi da xanh theo hướng an toàn sinh học. Tham gia mô hình có 10 hộ hội viên nông dân xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm với diện tích trồng bưởi 6,2ha đã được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ 1.360 cây giống, hơn 9 tấn phân bón hữu cơ, hơn 2 tấn phân đạm, lân, kali các loại, 520lít chế phẩm sinh học và 1,2 tấn vôi.
Phấn khởi khi địa phương được chọn làm điểm để thực hiện mô hình, anh Phan Thành Hải - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Nẫm cho biết: Hiện diện tích trồng bưởi da xanh của toàn xã khoảng 65ha. Là cây trồng chủ lực nên nông dân xã Phong Nẫm trồng bưởi da xanh có nhiều năm kinh nghiệm qua nhiều thế hệ. Hiện nay, Hội Nông dân xã đã phối hợp với các ngành chức năng liên quan triển khai mã số vùng trồng bưởi da xanh cho nông dân trên địa bàn xã.
Theo anh Hải, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi da xanh của nông dân xã Phong Nẫm còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn sớm, sâu, kéo dài cực đoan; thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả vật tư đầu vào tăng cao… Mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây bưởi da xanh theo hướng an toàn sinh học mà Văn phòng Phát triển bền vững - T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre hỗ trợ Hội Nông dân xã Phong Nẫm thực hiện rất cần thiết và kịp thời.
“Tham gia mô hình có 10 hộ hội viên nông dân trên địa bàn xã. Đây đều là những hộ nông dân có kinh nghiệm trong trồng bưởi da xanh, đã đăng ký mã số vùng trồng, có tinh thần học hỏi, có nhu cầu được tiếp cận kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất, có trách nhiệm trong thực hiện cũng như tuyên truyền và hướng dẫn nông dân khác áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Chúng tôi rất kỳ vọng mô hình sẽ mở ra một hướng đi mới, tăng tính liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm bưởi da xanh theo hướng ứng dụng an toàn sinh học để tăng tính cạnh tranh trên thị trường và phát triển bền vững”- anh Phan Thành Hải nói.
Hướng đến phát triển bền vững, nâng cao chất lượng bưởi da xanh Bến Tre
Trước khi bàn giao cây giống, vật tư, Văn phòng Phát triển bền vững - T.Ư Hội Nông dân phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Bến Tre tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật trồng bưởi da xanh theo hướng an toàn sinh học và bền vững cho các hộ nông dân xã Phong Nẫm. Tại hội nghị tập huấn, các giảng viên của Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp Bến Tre và Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Bộ hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc và bảo dưỡng cây giống theo hướng an toàn sinh học từ khâu đắp mô, phân bón lót, chuẩn bị nước tưới đầy đủ trong mùa nắng nhằm tăng năng suất, chất lượng trái bưởi da xanh, tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới, từ đó giảm chi phí, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường. Các hội viên đã trao đổi, thảo luận chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong việc trồng bưởi trước sự biến đổi khí hậu hiện nay.
Là 1 trong 10 hộ nông dân tham gia mô hình, ông Đặng Liên Phước (ấp Kinh Cũ, xã Phong Nẫm) cho biết: “Nông dân chúng tôi rất phấn khởi khi được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ giống, vật tư phân bón, chế phẩm sinh học thực hiện mô hình. Đặc biệt, tại hội nghị tập huấn kỹ thuật, chúng tôi đã được trao đổi thêm nhiều kiến thức mới, bổ ích và thiết thực khi ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây bưởi da xanh theo hướng an toàn sinh học, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Cùng tham gia mô hình, ông Nguyễn Tấn Khánh - Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng bưởi da xanh xã Phong Nẫm cho biết: “Cây giống bưởi da xanh khi bàn giao cho các hộ dân đều rất đẹp và khoẻ cây. Các hộ dân tham gia mô hình đều là những hộ có kinh nghiệm, chủ động áp dụng đúng kỹ thuật được tập huấn tại hội, tôi tin rằng mô hình sẽ thành công, mang lại thu nhập cao cho các hộ trồng bưởi da xanh xã Phong Nẫm”.
Theo các hộ trồng bưởi da xanh xã Phong Nẫm, bình quân 1ha bưởi được chăm sóc tốt sẽ cho thu hoạch từ 18-20 tấn/năm. Trung bình 1ha bưởi da xanh, nông dân xã Phong Nẫm có doanh thu trên 500 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí đầu tư còn thu lời khoảng trên 300 triệu đồng/ha/năm.
Theo báo cáo Hội Nông dân tỉnh Bến Tre, diện tích vườn bưởi da xanh của tỉnh là 7.212ha, chiếm 20% diện tích cây ăn trái toàn tỉnh, trong đó diện tích đã và đang cho trái 4.200ha. Bưởi da xanh được coi là một trong những cây kinh tế chủ lực của tỉnh nhà. Hiện nay, bưởi da xanh Bến Tre đã xuất khẩu được vào nhiều thị trưởng khó tính như: Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc… tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho người nông dân.
Đánh giá cao mô hình, ông Trần Dương Thuấn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bến Tre cho biết: Nhằm từng bước nâng cao chất lượng trái bưởi da xanh theo hướng sạch đáp ứng được nhiều thị trường trong và ngoài nước cũng như xuất phát từ nhu cầu thực tế, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre đề xuất T.Ư Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ xây dựng “Mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây bưởi da xanh theo hướng an toàn sinh học”. Qua khảo sát, Hội Nông dân tỉnh đã lựa chọn 10 hộ dân đủ điều kiện tham gia triển khai mô hình với diện tích là 10,2ha.
Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bến Tre việc thực hiện mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây bưởi da xanh theo hướng an toàn sinh học là dự án sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, liên kết đầu ra ổn định thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn an toàn sinh học và mã số vùng trồng cho cây bưởi da xanh; giúp những hộ tham gia dự án có thị trường tiêu thụ, giá cả ổn định ở mức cao, không phải lo tình trạng được mùa mất giá, tăng thu nhập, phát triển kinh tế bền vững. Qua đó góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 07 của Tỉnh ủy Bến Tre về xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2020 - 2025.
Mô hình mà Văn phòng Phát triển bền vững - T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre hỗ trợ Hội Nông dân xã Phong Nẫm thực hiện rất cần thiết và kịp thời. Chúng tôi rất kỳ vọng mô hình sẽ mở ra một hướng đi mới, tăng tính liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm bưởi da xanh... để tăng tính cạnh tranh trên thị trường và phát triển bền vững”.
Anh Phan Thành Hải – Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Nẫm
-
Hà Tĩnh: Ra mắt Câu lạc bộ "Nông dân hướng tới có lương hưu" ở vùng biên giới -
Bắc Giang: Hơn 70.000 nông dân chuyển sang canh tác lúa thân thiện với môi trường đạt năng suất cao -
Được hỗ trợ nuôi vịt an toàn sinh học, nông dân "quê nhãn" tự tin làm ăn lớn -
Tạp chí Nông thôn mới và các nhà hảo tâm hỗ trợ người dân Lào Cai khắc phục hậu quả bão lũ
- Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng Ninh
- Nuôi cá song, nhiều hộ nông dân Kim Sơn kỳ vọng làm giàu
- Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản
- Hội hỗ trợ nông dân kịp thời để nuôi thành công, nhân rộng mô hình
- Mạnh dạn chuyển đổi sản xuất nhờ vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Hà Tĩnh: Tập huấn giúp cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức để thụ hưởng chính sách
- 5 nhóm nhiệm vụ của các cấp Hội Nông dân trong công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới
-
Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tếNhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La không chỉ giải được bài toán nông sản “được mùa mất giá”, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn đưa thương hiệu nhãn Sông Mã ghi danh trên bản đồ nông sản thế giới.
-
Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên Top 4 cả nước về GRDP(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp; kết quả tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến đột phá hơn so với cùng kỳ năm 2023, có 13/14 chỉ tiêu kinh tế, tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch cả năm 2024.
-
TP. Hồ Chí Minh: Tuyên dương 17 gương “Nông dân tiêu biểu” và 26 “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu”(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 9/10, tại TP. Hồ Chí Minh (HCM) đã khai mạc Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 2 năm 2024 với gần 150 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp từ TP. HCM và các tỉnh. Đây là hoạt động do Hội nông dân (HND) TP. HCM tổ chức nhằm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024).
-
Phát huy giá trị văn hiến Thăng Long - Hà Nội qua triển lãm sách 70 năm giải phóng Thủ đôTrong không khí mùa thu lịch sử, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, sáng 9/10, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
-
Trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đôTại Lễ tuyên dương Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm 2024, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định thu hút trọng dụng nhân tài là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô.
-
Hà Nội - Dấu ấn 25 năm Thành phố vì Hòa bìnhNgày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình”. 25 năm trôi qua, Hà Nội đã không ngừng phát triển, mạnh mẽ vươn lên, đạt những thành tựu đáng tự hào, không chỉ xứng đáng với danh hiệu cao quý mà còn phát huy danh hiệu này, đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển Thủ đô thời kỳ hội nhập hiện nay.
-
Ứng dụng khoa học công nghệ, nông dân Yên Châu đưa nông sản địa phương vươn xaNhờ chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số và bắt nhịp được xu hướng thị trường, hợp tác xã Tây Bắc (bản Huổi Hẹ, xã Viêng Lán, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) đã đưa thương hiệu “Tỏi đen Yên Châu” cùng nhiều nông sản bản địa khác “ghi danh” trên thị trường.
-
Trong 9 tháng năm 2024 giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,2%Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/10 vừa qua, tình hình sản xuất nông nghiệp trong quý III vẫn duy trì đà tăng trưởng, lúa vụ Đông Xuân - Hè Thu đạt kết quả khá; đàn gia cầm ổn định, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu nội địa và phục vụ xuất khẩu.
-
Hà Tĩnh: Một nông dân thu tiền tỷ từ mô hình nuôi chồn vòi mốc(Tapchinongthonmoi.vn) - So với nhiều vật nuôi khác, nuôi chồn vòi mốc chi phí đầu tư thấp, song bán giá cao, không phải lo lắng về đầu ra sản phẩm. Nhận thấy những điều này, anh Lê Văn Bình, ở thôn Hợp Phát, xã Đức Giang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã lựa chọn mô hình này để phát triển kinh tế và mang lại hiệu quả.
-
Bình Thuận: Hướng dẫn hội viên nông dân chuyên canh rau an toàn ở Hàm Thuận BắcViệc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đã khẳng định được hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác. Hiện nay, các cấp Hội Nông dân trong huyện đang đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ hội viên về giống, kỹ thuật canh tác, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để chuyên canh rau an toàn đạt hiệu quả cao.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
5 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang