Vi khuẩn gây bệnh Whitmore tồn tại ở những đâu trong môi trường?
Việt Nam từng là điểm nóng của dịch bệnh Whitmore thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và gần đây có dấu hiệu gia tăng trở lại.
Whitmore (hay còn gọi là bệnh melioidosis) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên.
Whitmore từng được coi là căn bệnh truyền nhiễm bị lãng quên do số mắc rất ít trong khoảng 50 năm qua. Việt Nam từng là điểm nóng của dịch bệnh này thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Nhưng trong một năm gần đây bệnh có dấu hiệu gia tăng. Tại Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận trên 20 bệnh nhân mắc bệnh này. Đáng lưu ý hơn, một gia đình tại Hà Nội vừa có hai trẻ tử vong cùng do bệnh Whitmore.
Vi khuẩn gây bệnh Whitmore tồn tại ở đâu và cách phòng bệnh hiệu quả như thế nào, phóng viên đã có cuộc trao đổi với phó giáo sư Trần Minh Điển – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Vừa qua, 2 đứa con nhỏ của vợ chồng anh T.V.C và chị T.T.N.Q, trú tại xã Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội đã tử vong vì cùng chung kết quả dương tính với vi khuẩn gây bệnh Whitmore. Phó giáo sư có thể nói rõ hơn về 2 trường hợp này khi nhập viện?
Phó giáo sư Trần Minh Điển: Trong hơn một tháng vừa qua, tại Bệnh viện Nhi T.Ư đã tiếp nhận 2 trẻ đến từ Sóc Sơn, Hà Nội, sau đó trẻ đều tử vong vì bệnh Whitmore.
Cháu bé đầu tiên chúng tôi phát hiện có nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, chúng ta thường gọi là bệnh Whitmore. Bé này diễn biến bệnh nhanh và bé tử vong do có tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Sau đó, chúng tôi đã thông báo đến Sở Y tế Hà Nội, trung tâm dịch tễ của Hà Nội để có sự xem xét các vùng dịch tễ ở đó.
Rất tiếc, cách đây 5 ngày, bé tiếp theo của gia đình trên nhập viện, khi đó bé trong tình trạng nhẹ, triệu chứng chủ yếu trong tình trạng sốt. Các bác sỹ đã cấy máu, sử dụng kháng sinh mạnh. Trẻ có đáp ứng trong vòng ba ngày với kháng sinh, chơi ngoan hơn. Nhưng sau đó trẻ lại rơi vào tình trạng sốt trở lại, rét run trở lại, có tình trạng chảy máu, xuất huyết kèm theo. Chúng tôi cũng xác định đây là một trường hợp nhiễm Whitmore.
Trường hợp cháu bé đầu tiên của gia đình trước đó cũng đã điều trị và tử vong ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn với bệnh cảnh cũng là tình trạng sốt.
Với tất cả tình trạng trên, chúng tôi đã gọi và thông báo tới Trung tâm Y tế Dự phòng của Hà Nội. Qua đó, chúng tôi được biết ngay từ khi bé đầu tiên của gia đình anh C. tử vong họ đã xuống xem xét lại toàn bộ môi trường của gia đình và môi trường sống xung quanh các bé để có thể xem xét, hỗ trợ tư vấn cùng với gia đình nhằm loại trừ được những nguồn vi khuẩn này hay không.
Vi khuẩn ở chung quanh con người
Thưa phó giáo sư, với việc trong cùng một gia đình có 2 trẻ cùng mắc bệnh đó, liệu chúng ta có nghĩ tới có yếu tố gì bất thường ở bệnh này không hay tại môi trường sống…?
Phó giáo sư Trần Minh Điển: Với một cá thể hộ gia đình như vậy chúng ta phải xem xét đặc tính của những người trong gia đình đó. Chẳng hạn như, trong trường hợp này chúng tôi lo ngại thêm các cháu có tình trạng suy giảm miễn dịch hay không.
Với cháu bé 19 tháng tuổi mất trong tuần vừa rồi, chúng tôi cũng đã kiểm tra các miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, kể cả chức năng của bạch cầu hạt, tức chức năng của bạch cầu chống đỡ với vi khuẩn đó. Kết quả kiểm tra của cháu bé gần đây đều trong giới hạn bình thường. Điều đó cho thấy, cá thể chúng ta nói đến cơ thể có những đáp ứng miễn dịch bình thường, với những xét nghiệm sâu hơn thì chúng tôi chưa có điều kiện để tiến hành.
Còn một vấn đề nữa là xem xét thói quen sinh hoạt trong gia đình đó như thế nào, cách thức trẻ bị xây xước, thói quen gia đình vệ sinh vết xước đó của em bé như thế nào. Bên cạnh đó là cách thức ăn uống, cách thức tắm giặt của gia đình đó ra sao…
Sự việc liên tiếp 2 trẻ có kết quả đã xác định tử vong do mắc bệnh Whitmore khiến nhiều gia đình có trẻ nhỏ cảm thấy lo sợ. Ông có khuyến cáo gì?
Phó giáo sư Trần Minh Điển: Thực tế vi khuẩn gây ra bệnh Whitmore có ở tất cả xung quanh chúng ta. Chúng ở môi trường bùn đất và luôn luôn sẵn sàng tấn công con người. Burkholderia pseudomallei là vi khuẩn sống trong đất, vì thế con đường lây nhiễm chính của bệnh là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn.
Vì vậy, người dân cần biết cách vệ sinh, ăn chín uống nước sôi và khi có điều kiện tắm, sử dụng nước máy thì nước đó đã được tiệt trùng một phần. Đặc biệt, với vùng khó khăn không có điều kiện tiệt trùng thì phải tìm hiểu xem nguồn nước ở đâu, có sạch hay không…
Hiện tại thì theo như Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội thì chưa có gia đình nào rơi vào tình trạng kể trên. Đây là vấn đề mà chúng ta vẫn cần phải điều tra, phải xem xét để hỗ trợ để gia đình nọ cắt được nguồn lây nhiễm.
Xin trân trọng cảm ơn phó giáo sư.
-
FPT Long Châu điều động nhanh 10 tấn thuốc, phối hợp với các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ -
Cách phòng chống bệnh dịch sau bão -
Ngăn dịch sởi bùng phát rộng, Bộ Y tế đặt mục tiêu 95% trẻ tiêm đủ mũi vaccine -
Hà Nội tiếp nhận gần 13.000 người khám cấp cứu trong 4 ngày nghỉ lễ
- Người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ tiêm chủng với "giá tốt" tại FPT Long Châu
- Theo dõi chặt chẽ, không để bệnh sởi bùng phát trong cộng đồng
- Bác sĩ Việt Nam đạt giải “Nobel châu Á”
- FPT Long Châu: Đón chào cột mốc mới với 1.789 nhà thuốc
- Bùng phát bệnh do nhiễm khuẩn Listeria ở Mỹ, 8 trường hợp đã tử vong
- Chuyển giao nhiều kỹ thuật y tế chuyên sâu cho bệnh viện tuyến tỉnh
- Ưu tiên tiêm vaccine sởi cho 18 tỉnh, thành nguy cơ cao
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung QuốcNgày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc với sự quan tâm của gần 30 Sở NN&PTNT, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hiệp hội Sầu riêng và các đơn vị xuất khẩu, hợp tác xã, đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
-
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu PhiChiều 18/9, tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì cuộc họp với đoàn Đại sứ 11 nước châu Phi.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới CubaTừ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
-
Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN, đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng NinhNgày 18/9, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Tân Long tổ chức chương trình thăm hỏi và tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 3 huyện: Đầm Hà, Tiên Yên và Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội Nông dân các cấp và đông đảo bà con nông dân tại địa phương.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng giá trị sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) – Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nông dân áp dụng các công nghệ cao vào sản xuất giúp các cơ sở, nông dân chủ động được mùa vụ, tăng số vụ sản xuất, kiểm soát được dịch hại, vật tư nông nghiệp đầu vào, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, sản xuất có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
-
Quảng Nam: Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫuNgày 17/9, tại Hội trường UBND xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc), Hội Nông dân Quảng Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”.
-
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoThủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, quán triệt phương châm "4 tại chỗ," chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
-
Nghệ An ra công điện khẩn chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bãoNgày 18/9/2024, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ra công điện khẩn số 37 yêu cầu thủ trưởng các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện và sẵn sàng chủ động ứng phó trước những diễn biến khó lường của thời tiết.
-
Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung thu cho trẻ em mọi miềnVinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
4 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!