Việt Nam nỗ lực bảo vệ tầng ozone, bảo quản thực phẩm và vaccine
Trước bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp gây ra nhiều khó khăn về kinh tế và xã hội cho nhân loại, năm 2021, Ban Thư ký Công ước ozone quốc tế đã lựa chọn chủ đề của Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone (16/9) là “Nghị định thư Montreal: Làm mát thế giới, bảo quản thực phẩm và vaccine.”
Hưởng ứng sự kiện trên, Việt Nam đã tích cực triển khai các giải pháp kiểm soát và loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ozone giúp làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khỏe con người, duy trì sự ổn định kinh tế và các hệ sinh thái.
Thu hẹp “lỗ thủng” tầng ozone
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone (Nghị định thư Montreal) là một trong những thỏa thuận quốc tế thành công nhất cho đến nay đã góp phần thu hẹp “lỗ thủng tầng ozone.”
Thực tế cho thấy sự ra đời của Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal cùng với lộ trình loại trừ dần các chất hydrofluorocarbon (HFC) đã mang lại nhiều lợi ích về khí hậu. Mặc dù HFC không phá hủy tầng ozone nhưng khi sử dụng, những môi chất lạnh này sẽ sản sinh khí nhà kính làm nhiệt độ (gây hại cho tầng ozone). Vì thế, việc giảm sử dụng các chất HFC sẽ tránh được sự gia tăng 0,4 độ C nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ 21.
Ngoài ta, Bản sửa đổi, bổ sung Kigali cũng tạo cơ hội để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực làm mát, quản lý loại trừ các chất HFC. Các công nghệ thay thế HFC mang lại cơ hội tạo ra hệ thống điều hòa không khí và các thiết bị làm lạnh tiết kiệm điện năng hơn, cho phép mở rộng hệ thống làm mát phục vụ con người mà không làm gia tăng các tác động đến khí hậu.
Đặc biệt, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, sự kết hợp của việc giảm tiêu thụ HFC và nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng lạnh, nhất là ở các nền kinh tế đang phát triển, cũng sẽ giúp tránh được sự lãng phí về thực phẩm. Điều này sẽ giúp cho người nông dân, các nhà cung cấp dược phẩm tiếp cận với các kho chứa làm lạnh sơ bộ, bảo quản lạnh, đảm bảo các sản phẩm như thực phẩm và vaccine phòng chống dịch bệnh đến tay mọi người trong điều kiện an toàn và tốt nhất.
Là một trong những nước sớm gia nhập Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone kể từ tháng 1/1994, trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone theo lộ trình nghị định thư quy định.
Đến nay, Việt Nam đã dần loại bỏ hoàn toàn các chất làm suy giảm tầng ozone như: Loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất CFC, Halon và CTC từ ngày 1/1/2010; cấm sử dụng methyl bromide không phục vụ kiểm dịch và khử trùng hàng xuất khẩu, loại trừ hoàn toàn tiêu thụ chất trợ nở hydrochloroflurocarbons (HCFC) nguyên chất được sử dụng trong sản xuất xốp từ 1/10/2015, qua đó đã đáp ứng nghĩa vụ loại trừ được 10% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC theo lộ trình.
Nỗi lực cắt giảm các chất HFC
Tiếp nối các hành động ý nghĩa góp phần bảo vệ tầng ozone trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh trong giai đoạn 2020-2025, Việt Nam cần thực hiện loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC (tương đương với hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC chỉ còn 2.600 tấn, giảm 1.000 tấn so với giai đoạn trước).
Trước đó, trong tháng 9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 64/NQ-CP chính thức phê duyệt Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone. Theo đó, Việt Nam đặt ra lộ trình quản lý, cắt giảm các chất HFC trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2045.
Một trong những bước tiến mạnh mẽ trong công tác quản lý bảo vệ tầng ozone trên là Việt Nam đã luật hóa các quy định về bảo vệ tầng ozone vào trong Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và quy định chi tiết tại các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có nhiều điểm mới so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 như: Bổ sung nội dung về thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ozone; quy định chi tiết hơn các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; tổ chức và phát triển thị trường cacbon trong nước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozone.
Bên cạnh đó, các nguyên tắc quản lý và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý các chất được kiểm soát cũng được cụ thể hóa theo hướng giảm tối đa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm triển khai Nghị định thư Montreal tại Việt Nam đồng bộ và hiệu quả.
Tuy vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng lưu ý rằng việc triển khai Nghị định thư Montreal tại Việt Nam sẽ đồng bộ, hiệu quả hơn khi Nghị định quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone được ban hành.
Vì thế, để triển khai Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng các dự thảo Nghị định và Thông tư quy định chi tiết để cùng có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022, bảo đảm Luật và các văn bản quy định chi tiết về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone song hành đi vào cuộc sống./.
(Theo TTXVN)
-
Trách nhiệm của truyền thông với nguy cơ an toàn thực phẩm -
Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học” -
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi -
Đưa 3 công trình thủy lợi vào danh mục liên quan đến an ninh quốc gia
- Xuất khẩu thủy sản lập kỷ lục tự tin cán mốc 10 tỷ USD
- Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt”: Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống xưa
- Nghiên cứu đề xuất giảm 4 cơ quan Đảng thuộc Trung ương, 5 bộ và 2 cơ quan thuộc Chính phủ, 4 uỷ ban của Quốc hội
- Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, về thể chế
- Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
Phân cấp, phân quyền tốt giúp tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máyNhiều câu chuyện vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước, những bất cập trong việc phân cấp, phân quyền cho thấy cần phải đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền, đi liền với đó là kiểm soát quyền lực.
-
Thủ tướng: Xây dựng những công trình thế kỷ, dứt khoát không để thiếu điện với tăng trưởng kinh tế 2 con sốSáng 8/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).
-
Phát huy giá trị di sản 'Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt'Ngày 7/12, tại Phủ Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định), Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kì 2024-2027.
-
Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vữngKết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp nuôi thủy sản.
-
Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dânXác định công tác chuyển đổi số có vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
-
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung raKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
-
Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”Chiều 6/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Họp báo công bố chương trình Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”.
-
Đưa đặc sản lên sàn thương mại điện tử - hướng phát triển bền vững của Gia LaiNhiều đặc sản của Gia Lai như cà phê, hồ tiêu, mật ong đã đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế thông qua thương mại điện tử. Sự kết hợp giữa phương thức thương mại truyền thống và hiện đại đã mở ra hướng đi bền vững cho nông sản Gia Lai.
-
Bài cuối: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luậtThời gian qua, tỉnh Sơn La đã đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật gắn với đời sống bà con các dân tộc thiểu số, qua đó, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội