Giải pháp cấp nước sạch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Kiên Giang
Trong những năm qua, lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang đặc biệt quan tâm chỉ đạo, cụ thể hóa triển khai thực hiện các Chiến lược, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, đặc biệt là giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030-2045.
Bằng nhiều nguồn lực đầu tư khác nhau và sự chung sức chung lòng của các cấp lãnh đạo và người dân địa phương, đến nay tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt Quy chuẩn Việt Nam của tỉnh Kiên Giang đạt 64,4%. Trong đó, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung đạt 40,11 %, tăng 1,84% so với năm 2023 và đến năm 2025 dự kiến đạt là 48,79%; năm 2030 dự kiến đạt 57,32%).
Về tiến độ đạt tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới, đến nay Kiên Giang có 112/116 xã nông thôn mới; 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 7 huyện, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, so với Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, mới có 73/112 xã nông thôn mới đạt chỉ tiêu nước sạch, 10/19 xã nông thôn mới nâng cao và 4/7 huyện nông thôn mới nâng cao đạt chỉ tiêu này.
Trong quá trình thực hiện chỉ tiêu nước sạch, Kiên Giang gặp không ít khó khăn từ khách quan như hạn hán xâm nhập mặn, đến ô nhiễm nguồn nước, cũng như quy hoạch kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, sự quan tâm phối hợp của các cấp chính quyền và nhân dân trong công tác bảo vệ công trình cấp nước và hành lang an toàn khu vực lấy nước còn hạn chế và những khó khăn khác, ảnh hưởng đến hoạt động cấp nước, chất lượng nước.
Trong năm 2025 và những năm tới, để đảm bảo cấp nước sạch nông thôn theo định hướng của Trung ương và tỉnh Kiên Giang, đồng thời hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn Kiên Giang (Trung tâm) đề xuất với Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh một số giải pháp. Theo đó, thứ nhất đề xuất tỉnh rà soát, điều chỉnh và cập nhật nội dung cấp nước sạch nông thôn vào quy hoạch nông thôn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt nông thôn bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, suy thoái nguồn nước; tổ chức triển khai, thực hiện quy hoạch nông thôn, công bố quy hoạch nước sạch nông thôn một cách đồng bộ với quy hoạch kết cấu hạ tầng khác như đường, cầu… theo Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh theo Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 03/11/2023 của Chính phủ.
Thứ hai, Trung tâm đề xuất tỉnh bố trí nguồn lực đầu tư theo Nghị quyết 47/NQ-HĐND ngày 30/9/2024 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 nhằm đầu tư phát triển các công trình cấp nước tập trung cho các xã, huyện chưa đạt chỉ tiêu nước sạch trong xây dựng nông thôn mới. Các nguồn lực đầu tư cho nước sạch nông thôn cần được tiếp tục lồng ghép một cách hiệu quả nhất, đặc biệt là “Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025” theo Quyết định 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề xuất thứ ba của Trung tâm với tỉnh là tăng cường công tác truyền thông và nâng cao năng lực trên các lĩnh vực: Chuyển đổi tư duy nhận thức, kiến thức, pháp luật, hành động của người dân, cán bộ nông thôn mới các cấp về các tác động của môi trường, an toàn thực phẩm, nước sạch đến sức khỏe của con người và các hoạt động sản xuất; đa dạng hóa các hình thức truyền thông về cấp nước sạch nông thôn và xây dựng nông thôn mới, phát huy hiệu quả của truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội và các hình thức truyền thông mới nhằm tuyên truyền vận động người dân, các cấp chính quyền cùng chung tay phối hợp đảm bảo các công trình cấp nước tập trung hoạt động hiệu quả, an toàn… Thông qua các giải pháp đó để củng cố, đảm bảo tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Giải pháp thứ tư, theo Trung tâm đề xuất là kêu gọi xã hội hóa đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung. Tỉnh Kiên Giang cần nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí lắp đặt thiết bị xử lý nước hộ gia đình cho người dân những vùng khó khăn về nguồn nước, nguồn nước bị ô nhiễm, không có quy hoạch xây dựng công trình cấp nước tập trung hoặc có quy hoạch nhưng chưa có dự án đầu tư./.
-
Liên Chung: Tập trung phát triển kinh tế nông thôn tạo chuyển biến tích cực -
Tân Yên: Đổi mới vì sức khỏe Nhân dân và xây dựng đời sống văn hóa phong phú -
Kiên Giang nâng cao tỷ lệ cấp nước sạch vùng nông thôn -
'3 bám, 4 cùng' để góp phần xây dựng vùng biên giàu mạnh
- Lâm Đồng: Hỗ trợ về chính sách cho người dân sau đạt chuẩn nông thôn mới
- Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP
- Huyện Nghi Xuân đẩy mạnh liên kết phát triển bền vững sản phẩm OCOP
- Điểm sáng trong xây dựng bản nông thôn mới kiểu mẫu
- Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp
- Điểm sáng từ mô hình “Công dân gương mẫu, giáo dân tốt” tại thôn Đa Kao 2
- Rốt ráo tái thiết cuộc sống cho người dân thôn Làng Nủ
-
Quy định về việc tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025Theo văn bản của Thủ tướng, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
-
Đạt gần 18 tỷ USD, xuất siêu nông lâm thủy sản lập kỷ lục(Tapchinongthonmoi.vn) - Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản Việt Nam tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%. Trong số đó, xuất khẩu nông sản chính đạt 32,8 tỷ USD, tăng 22,4%; chăn nuôi 533,6 triệu USD, tăng 6,5%; lâm sản chính 17,28 tỷ USD, tăng 19,4%; thủy sản 10,07 tỷ USD, tăng 12,2%.
-
Giải pháp cấp nước sạch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Kiên GiangĐể sớm hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kiên Giang và đưa việc thực hiện tiêu chí này đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang đã kiến nghị một số giải pháp, trong đó có xã hội hoá các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớnNgày 26/12/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, Nhà văn hóa lớn.
-
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTheo Anh hùng Lao động Thái Hương, Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp (ATE) cần tiếp tục phát huy vai trò liên kết, quy tụ các thành viên đủ “tâm” và “tầm”, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng quốc tế, năng suất, giá trị gia tăng cao, cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến nay các hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024) và trao bằng chứng nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm đã được hoàn tất.
-
10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024Năm 2024 là một năm nhiều khó khăn, thách thức với Sơn La như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường… Đặc biệt, cơn bão số 2, số 3 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh Sơn La ổn định và đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên 10 kết quả nổi bật.
-
Xuất khẩu điều, cà phê cùng đạt mốc hơn tỷ đô trong năm 2024Trong năm 2024, cà phê, hạt điều là những mặt hàng nông sản tăng trưởng tích cực về xuất khẩu thu về 4-5 tỷ USD.
-
Liên Chung: Tập trung phát triển kinh tế nông thôn tạo chuyển biến tích cựcTrong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024, xã Liên Chung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã có những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế nông thôn, tạo chuyển biến tích cực đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
-
“Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng của VinamilkQuy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Ngoài “chứng nhận”, đâu là điều doanh nghiệp cần để khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường này?
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội