Việt Nam sẵn sàng đối thoại với các nước và các tổ chức về nhân quyền
Tháng 10/2022, với 145 trên tổng số 189 phiếu hợp lệ, Việt Nam đã lần thứ hai trúng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, sau khi đảm nhiệm thành công vai trò này trong nhiệm kỳ 2014 - 2016.
Việt Nam được các thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất trí ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của ASEAN cho vị trí này; đồng thời cũng là ứng cử viên châu Á duy nhất của Cộng đồng Pháp ngữ.
Kết quả phiếu bầu cho thấy, sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao.
Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với các vấn đề trọng tâm của Liên Hợp quốc
Tháng 4/2024, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna do Việt Nam đề xuất. Sáng kiến này đã góp phần nâng cao nhận thức, quyết tâm hành động của cộng đồng quốc tế trong thực hiện các mục tiêu, tôn chỉ về quyền con người.
Chỉ tính riêng trong nhiệm kỳ hiện tại (2023-2025), trên cương vị thành viên Hội đồng nhân quyền, Việt Nam đã có 6 sáng kiến nổi bật tại 3 Khóa họp thường kỳ.
Lần thứ hai đảm nhận cương vị thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tích cực tham gia sâu và trách nhiệm hơn vào công việc chung tại Hội đồng trên tinh thần: “Tôn trọng và Hiểu biết; Đối thoại và Hợp tác; Tất cả các quyền; Cho tất cả mọi người”. Đây cũng là minh chứng về nỗ lực của Việt Nam trong thực thi quyền con người.
Đồng thời, Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với các vấn đề trọng tâm của Liên Hợp Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế, như thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu số, người di cư, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo hoặc xung đột vũ trang trên phạm vi toàn thế giới.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt: “Phương châm quan trọng Việt Nam đề ra từ khi vận động cho đến khi tham gia đó là thúc đẩy đối thoại và hợp tác. Thúc đẩy sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, bảo đảm sự thực hiện và thúc đẩy quyền con người một cách toàn diện nhất. Với mục tiêu là không để ai bị bỏ rơi lại phía sau trong quá trình phát triển”.
Không chỉ đề xuất sáng kiến, Việt Nam cũng có nhiều nỗ lực trong thực thi các khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền theo cơ chế rà soát định kỳ UPR. Trong số 241 khuyến nghị chấp thuận tại chu kỳ III, Việt Nam đã thực hiện có kết quả 209 khuyến nghị, thực hiện một phần 30 khuyến nghị.
Dẫn đầu đoàn Việt Nam tham gia Phiên Đối thoại về Báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào ngày 7/5/2024 vừa qua, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết, phiên đối thoại đã thu hút sự quan tâm cao, với 133 nước đăng ký phát biểu và đưa ra 320 khuyến nghị cho Việt Nam. Qua rà soát sơ bộ, phần lớn các khuyến nghị Việt Nam nhận được lần này có nội dung tích cực, ta có thể chấp thuận. Có một số khuyến nghị ta cần cân nhắc thêm về tính phù hợp với luật pháp, chính sách, nguồn lực và khả năng thực thi.
Việt Nam sẵn sàng đối thoại về nhân quyền
Đảng và Nhà nước Việt Nam có chính sách nhất quan trong việc bảo đảm quyền con người. Việt Nam sẵn sàng đối thoại cởi mở, thẳng thắn, hợp tác, xây dựng với tất cả các nước, kể cả về những điểm còn khác biệt, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm tốt trong việc bảo đảm quyền con người.
Cách tiếp cận với vấn đề nhân quyền tại mỗi quốc gia luôn có sự khác nhau, do đó, quan trọng nhất là đối thoại để giảm đi sự khác biệt và tìm sự tương đồng để cùng thúc đẩy bảo vệ quyền con người. Thông qua đối thoại, Việt Nam sẽ hiểu hơn về nhân quyền của các nước, đồng thời, các nước sẽ hiểu rõ về thành tựu nhân quyền của Việt Nam.
Bên cạnh đối thoại, Việt Nam cũng đón và tạo điều kiện để các đoàn quốc tế đi thực tế, chứng kiến những thành tựu nhân quyền trong nước. Đặc biệt, đã có những chuyến thực tế trong những lĩnh vực nhạy cảm như tôn giáo. Qua đó, một lần nữa bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền.
Tháng 7/2023, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã tổ chức Đối thoại Nhân quyền thường niên. Tại đối thoại, EU hoan nghênh việc Việt Nam phê chuẩn hầu hết các công ước cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đồng thời khuyến khích Việt Nam phê chuẩn Công ước 87 còn lại, cũng như thông qua nghị định về các tổ chức đại diện cho người lao động. Hai phái đoàn đã trao đổi quan điểm và mối quan tâm về pháp quyền và tiếp cận công lý, việc thúc đẩy các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, sự bảo vệ các cá nhân trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương.
Hai bên cũng cam kết cải thiện hơn nữa việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị. EU đặc biệt nhấn mạnh đến quyền tự do ngôn luận và lập hội. Việt Nam và EU nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với các cơ chế nhân quyền của Liên Hợp Quốc trong việc thúc đẩy nhân quyền. Cả hai bên nhấn mạnh rằng tất cả các quyền con người đều mang tính phổ quát, không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan đến nhau.
Những tiến bộ và phát triển liên quan đến bình đẳng giới, quyền trẻ em, quyền của người LGBTI, chống nạn mua bán người cũng được thảo luận chi tiết.
Tháng 6/2023, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc tại Geneva đã có phiên đối thoại với Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc về Báo cáo về tình hình nhân quyền hằng năm. Tại phiên đối thoại này, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc và OHCHR để giải quyết các vấn đề nhân quyền.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai chia sẻ, mặc dù Việt Nam cũng như các quốc gia khác đối mặt với nhiều thách thức trong thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền nhưng Việt Nam vẫn quyết tâm đảm bảo người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền con người; đồng thời nhấn mạnh Việt Nam ưu tiên tập trung củng cố pháp quyền, minh bạch, an ninh và an toàn xã hội cũng như tiến hành các cải cách cần thiết về pháp lý và kinh tế nhằm hỗ trợ cho quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19 và phát triển bao trùm, bền vững.
Bên cạnh đó, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định Việt Nam cam kết thúc đẩy đối thoại thực chất và hợp tác hiệu quả với tất cả các quốc gia thành viên và các cơ chế nhân quyền của Liên Hợp Quốc; ủng hộ các nguyên tắc cơ bản về phổ quát, công bằng, khách quan, không chọn lựa và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia; đối thoại và hợp tác thực chất cũng như tuân thủ các nguyên tắc nêu trên là cách thức hiệu quả nhất để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.
Tại phiên Đối thoại về Báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ngày 7/5 vừa qua, nhiều nước đánh giá cao phần trình bày, đối thoại của Việt Nam, ghi nhận chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền con người, nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận kể từ lần rà soát trước đến nay. Các nội dung được nhiều nước hoan nghênh, đánh giá cao là việc ta hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quyền con người, nhất là xây dựng các chương trình quốc gia và đạt nhiều thành tựu về giảm nghèo, phát triển kinh tế, cải thiện phúc lợi xã hội, bảo đảm quyền giáo dục, quyền các nhóm dễ bị tổn thương, thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người và hợp tác với các cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Cũng có một vài nước bình luận, đưa ra các khuyến nghị chưa thật sự phù hợp, dựa trên các thông tin không chính xác về việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp…
“Chúng ta sẽ tiếp tục đối thoại, cung cấp thông tin để các nước hiểu rõ hơn về tình hình thực tế ở Việt Nam. Qua các chu kỳ UPR, Việt Nam luôn được đánh giá tốt về nỗ lực triển khai nghiêm túc các khuyến nghị đã chấp thuận, nhất là thông qua việc xây dựng các kế hoạch quốc gia, các báo cáo giữa kỳ, quá trình tham vấn, lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân. Các nước cũng đánh giá tích cực tinh thần đối thoại chân thành, thẳng thắn và cởi mở của đoàn Việt Nam”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nói.
Để tiếp nối những đóng góp và cam kết trong thúc đẩy và đảm bảo quyền con người, tại phiên họp cấp cao Khóa 55 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (tháng 2/2024), Việt Nam thông báo sẽ tái ứng cử cho nhiệm kỳ 2026-2028. Việt Nam khẳng định các ưu tiên khi tham gia Hội đồng Nhân quyền, trong đó có bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chuyển đổi số và quyền con người.
Dự kiến tại Khóa 56 tháng 6/2024, Việt Nam sẽ đề xuất nghị quyết hàng năm về bảo đảm quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Theo VOV
-
Huyện Đức Trọng: Phấn đấu thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt gấp 2,5 - 3 lần -
Cà Mau: GRDP nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước -
Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 -
Đến năm 2030, phấn đấu trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn trái áp dụng IPHM
- Vĩnh Long: Định hướng cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- Vai trò của giai cấp Nông dân trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Luật Đất đai 2024 tạo môi trường đầu tư bất động sản minh bạch và ổn định hơn
- Đắk Lắk: Cần xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống mã vùng trồng nông sản đặc thù
- “Ước mơ” bán tín chỉ carbon dưới biển
- Những yếu tố phát triển thị trường Carbon tại Việt Nam
- Đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa DominicaRạng sáng 23/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nướcNăm 2024, Thanh Hóa thu ngân sách ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2024 ước đạt 11,72%, vượt 11% kế hoạch đề ra và đứng thứ 3 cả nước. Trong đó, sản xuất công nghiệp đóng góp lớn nhất tạo nên sự tăng trưởng này.
-
13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5 hoàn thành chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giaoNgày 22/11, tại tỉnh Hậu Giang, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (HNDN) đã tổ chức Hội nghị giao ban tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024 của 13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5. Năm 2024, các tỉnh, thành trong Cụm cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giao, nhiều nơi có chỉ tiêu vượt so với kế hoạch.
-
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du kháchNhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ miễn 100% phí trong ngày 23/11 cho du khách (trong nước và quốc tế) đến tham quan và trải nghiệm di sản Thành Nhà Hồ.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh