Vĩnh Long trao giấy chứng nhận đầu tư cho 32 dự án với tổng vốn gần 24.000 tỷ đồng
Sáng nay (27/3), tại TP.Vĩnh Long đã diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư lần thứ nhất năm 2018 với chủ đề “Vĩnh Long-Chủ động hợp tác phát triển bền vững”.
Hội nghị vinh dự được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu chỉ đạo, cùng dự với Thủ tướng có sự tham dự của nhiều đại biểu là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, địa phương và đông đảo các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Trong khuôn khổ Hội nghị Xúc tiến đầu tư lần thứ nhất năm 2018, tỉnh Vĩnh Long mời gọi hợp tác, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng. Trong đó, các dự án thuộc lĩnh vực: Kinh doanh hạ tầng và đầu tư sản xuất trong khu công nghiệp (24 dự án, tổng vốn kêu gọi đầu tư 15.500 tỷ đồng) là những dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên mời gọi đầu tư của tỉnh; kế đến là nông nghiệp – nông thôn (13 dự án, tổng vốn 1.600 tỷ đồng); văn hóa – du lịch (9 dự án, tổng vốn 1.600 tỷ đồng); nhà ở – đô thị (5 dự án, tổng vốn 2.700 tỷ đồng)…
Tại hội nghị này, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành trung ương, UBND tỉnh Vĩnh Long đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 32 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 24.000 tỷ đồng.
Trong đó có các dự án lớn như: Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Bình Tân (2.900 tỷ đồng); dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Đông Bình (2.500 tỷ đồng); dự án Nhà máy điện mặt trời VNECO (1.100 tỷ đồng); dự án khu du lịch Mỹ Hòa (903 tỷ đồng); dự án nhà máy sản xuất thuốc Đông Nam dược Hồng Vượng (gần 800 tỷ đồng); dự án trang trại bò sữa Vinamilk Vĩnh Long (700 tỷ đồng)…
Nhằm phát huy thế mạnh tiềm năng của Vĩnh Long, gắn với phát triển chung của các tỉnh lân cận, tại hội nghị này, 4 tỉnh gồm Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang đã tiến hành ký kết hợp tác triển khai Đề án liên kết tiểu vùng duyên hải phía Đông.
Liên kết tập trung vào lĩnh vực tiêu thụ nông sản, xúc tiến đầu tư, chia sẻ quản lý tài nguyên môi trường, liên kết phát triển cơ sở hạ tầng, liên kết phát triển nguồn nhân lực…
Để hiện thực hóa các dự án được trao Giấy chứng nhận đầu tư, các Ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã đã cam kết tài trợ vốn tín dụng cho 11 dự án thuộc các lĩnh vực chế biến nông sản, y tế, phát triển chợ,…với tổng hạn mức tín dụng lên đến 1.805 tỷ đồng.
Ngoài ra, các NHTM tại Vĩnh Long cũng sẽ tài trợ khoảng 50 tỷ đồng để xây dựng trường học mang tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại TP. Vĩnh Long.
Song song với thu hút vốn đầu tư, dịp này tỉnh Vĩnh Long cũng đón nhận quỹ An sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo lên đến 3.400 tỷ đồng do các tổ chức xã hội cơ quan doanh nghiệp đóng góp, riêng Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long đã cam kết hỗ trợ cho quỹ 1.000 tỷ đồng.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long trong việc tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, thể hiện khát vọng vươn lên của địa phương .
Theo Thủ tướng, hội nghị hôm nay sẽ là bước khởi đầu tốt cho việc tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thân thiện và hiệu quả tại Vĩnh Long. Những dự án được tỉnh trực tiếp cấp chủ trương đầu tư, được các nhà đầu tư trong và ngoài nước và các Ngân hàng cam kết tài trợ sẽ tạo tiền đề để tỉnh Vĩnh Long phát triển mạnh hơn nữa so với tiềm năng vốn có của địa phương này.
Cùng với biểu dương kết quả đạt được, Thủ tướng cũng đặt ra yêu cầu đối với tỉnh Vĩnh Long nói riêng và các tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách các thủ tục đầu tư theo hướng tạo thuận lợi nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định để thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn vào các lĩnh vực thế mạnh của vùng, tạo ra liên kết vùng, phát triển bền vững và thích ứng tốt với các điều kiện biến đổi khí hậu.
Để giải quyết tốt bài toán phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, kết cầu hạ tầng cần phải có sự ưu tiên đầu tư bằng nhiều nguồn vốn. Riêng với lĩnh vực hạ tầng giao thông, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương khu vực bắc sông Hậu để hoàn thành nhanh chóng, đúng tiến độ các dự án cao tốc nối từ Tiền Giang về Cần Thơ và Cần Thơ về Cà Mau, đồng thời với đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics. Từ đó tạo thuận lợi tối đa cho quá trình lưu thông hàng hóa, liên kết tiểu vùng giữa các tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lâm Huy
-
TP.HCM: Mô hình trồng lúa ST25 hữu cơ cho hiệu quả đầu tiên của huyện ngoại thành Bình Chánh -
Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ -
Ban hành Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Nông dân ven sông Lam đánh thức tiềm năng “vốn tự nhiên” từ con rươi
- TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới
- Quảng Trị: Huyện Hướng Hóa công bố dịch lở mồm long móng
- Khẩn trương phổ biến phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy trên bò sữa ở tỉnh Lâm Đồng
- Bộ NN&PTNT báo cáo vụ bò sữa chết bất thường sau tiêm vaccine ở Lâm Đồng
- Vĩnh Phúc đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp
- Đã có phác đồ điều trị, khống chế bệnh tiêu chảy trên bò sữa ở Lâm Đồng
- Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh
-
Mưa lớn, Sơn La thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, ách tắc giao thông cục bộDo ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ tối ngày 7/9 đến 8/9, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và ách tắc giao thông cục bộ.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về nơi tâm bão số 3 đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quảChiều nay (8/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng – nơi bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng 8/9.
-
Các tỉnh Bắc Bộ cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bãoNgay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, các địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã có thống kê ban đầu, các số liệu cho thấy bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống. Các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.
-
Cách phòng chống bệnh dịch sau bãoTrong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…
-
Thiệt hại ban đầu do bão Yagi: 5 người chết, 13 người mất tích, cơ sở vật chất thiệt hại nặng nềTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển theo hướng Tây gây mưa dông lớn ở khu vực Tây Bắc nước ta. Cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản, đặc biệt các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…
-
Huyện Phước Long: Đa dạng kế hoạch trên mọi chỉ tiêu để hoàn thành xây dựng huyện NTM trong 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đang nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ kế hoạch đề án đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 bằng những kế hoạch, giải pháp cụ thể trên mọi chỉ tiêu.
-
Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm gần đây, vấn đề tiêu thụ nông sản của nông dân, đặc biệt là những hội viên nông dân của tỉnh Bến Tre gặp nhiều khó khăn khi không thể theo kịp xu hướng mới của thị trường. Đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều hộ nông dân vì không nắm bắt được nhu cầu cũng như thay đổi về phương thức tiêu thụ trong giai đoạn “kỷ nguyên số”.
-
Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩuCần Thơ sẽ mở rộng diện tích vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh, tập trung để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay diện tích cây ăn trái của thành phố đã vượt 25.000ha cùng nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao đang xuất khẩu vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
-
Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A LướiNgày 6/9, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.
-
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm nayKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ