Xây dựng đề án xử lý dự án Đạm Ninh Bình theo hướng tái cơ cấu nợ vay
Cùng đi với Thủ tướng Chính phủ có các đồng chí: Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thu Hà; lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt việc xử lý các công việc tồn đọng, kéo dài, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém, những dự án thua lỗ, kéo dài. Đến nay, một số vấn đề đã được xử lý như một số tổ chức tín dụng yếu kém, nhiệt điện Thái Bình 2, nhiệt điện Sông Hậu 1, đường sắt Cát Linh-Hà Đông…
Trong số 12 dự án yếu kém của ngành công thương, đã có 5 dự án có phương án xử lý, còn lại 7 dự án cần tiếp tục xử lý, trong đó có dự án Đạm Ninh Bình. Ngày 7/8 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp xem xét phương án xử lý Dự án Đạm Ninh Bình.
Theo báo cáo tại cuộc làm việc, Nhà máy Đạm Ninh Bình do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 667 triệu USD từ nhiều nguồn vốn (vốn tự có, vốn vay, vốn hỗ trợ của địa phương…); sử dụng nhiều loại công nghệ.
Khởi công tháng 5/2008, từ khi đi vào hoạt động năm 2012, Nhà máy Đạm Ninh Bình liên tục thua lỗ (lỗ hơn 7.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ khoảng 2.500 tỷ đồng). Đến ngày 31/12/2021, Nhà máy còn nợ 12.000 tỷ đồng, trong đó nợ gốc khoảng 9.600 tỷ đồng, nợ lãi khoảng 2.400 tỷ đồng.
Tuy nhiên, từ năm 2021, hoạt động của nhà máy đã có chuyển biến tích cực hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp đã hoạt động có lãi.
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận sự nỗ lực và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh gần đây của Nhà máy, tạo niềm tin để tiếp tục tìm phương án, giải pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc của dự án.
Thủ tướng nhấn mạnh, tương tự Đạm Hà Bắc, những hạn chế, khó khăn của Đạm Ninh Bình do nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính, do những vi phạm trong quá trình phê duyệt, thẩm định, quyết định đầu tư, thực hiện dự án, khiến tổng mức đầu tư lớn, suất đầu tư, chi phí đầu vào cao, giá thành cao, khả năng cạnh tranh thấp khi thị trường biến động, dẫn tới không hiệu quả, chậm trả nợ, nợ chồng nợ.
Thủ tướng nêu rõ một số vấn đề cần giải quyết gồm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC; tổ chức sản xuất kinh doanh để không thua lỗ (như tái cơ cấu tài chính, ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động…), giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh; giải quyết vấn đề môi trường trong và ngoài nhà máy, cả về nước thải, khí thải, chất thải rắn; ổn định việc làm, nâng cao đời sống người lao động; ổn định nguồn cung than cho nhà máy.
Các ý kiến tại cuộc làm việc cũng thống nhất đánh giá, dự báo sắp tới, nhà máy có thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước khi nhu cầu ure tăng cao. Đồng thời, nhà máy đã tích lũy được các kinh nghiệm vận hành, sản xuất, kinh doanh. Do đó, nếu có thể tái cơ cấu, xử lý các khó khăn, vướng mắc, đổi mới công nghệ, quản trị… thì từ năm 2023, dự án có thể có lãi. Điều này cũng góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, trong đó có phát triển nền công nghiệp hóa chất, phát triển nền nông nghiệp, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn.
Về các nhiệm vụ sắp tới, Thủ tướng giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng đề án xử lý các vấn đề của dự án theo phương án tái cơ cấu tài chính, trong đó tập trung tái cơ cấu nợ vay, khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 8/2022. Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp tục trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng đề án này.
Cùng với đó, giải quyết nhanh tranh chấp hợp đồng EPC với đối tác nước ngoài. Tiếp tục tổ chức lại hoạt động, kinh doanh, sản xuất, ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất, tiết giảm chi phí để giá thành sản phẩm cạnh tranh hơn.
Thủ tướng cũng yêu cầu khảo sát, đánh giá kỹ tác động môi trường và kiên quyết xử lý các vấn đề liên quan tới rác thải, nước thải, khí thải, đặc biệt là lưu huỳnh, xây dựng nhà máy sạch đẹp về cảnh quan, môi trường. Trong đó, Thủ tướng đề nghị khẩn trương có giải pháp chống ngập nước tại nhà máy.
"Đi cả nhà máy không có bông hoa nào mà chỉ có than với bùn. Tôi có cảm giác các đồng chí chưa yêu nhà máy của mình. Tôi có nói với lãnh đạo 2 nhà máy Đạm Hà Bắc và Đạm Ninh Bình là phải yêu nhà máy như nhà mình thì mới có cảm xúc, phải đắm đuối với công việc thì mới sáng kiến, ra sản phẩm, nhà máy mới hoạt động hiệu quả, mới xanh, sạch, đẹp", Thủ tướng chia sẻ.
Thủ tướng cũng lưu ý nhiệm vụ ổn định công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho khoảng 1.000 công nhân của Nhà máy.
Các bộ, ngành tích cực cùng Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam để hoàn thành đề án xử lý dự án. UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Nhà máy xử lý các vấn đề liên quan tới môi trường, các kiến nghị của cử tri về môi trường, lao động. Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam bảo đảm nguồn cung than ổn định cho nhà máy.
Các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra vào cuộc xử lý, làm rõ các vấn đề theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Theo Chinhphu.vn
-
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ -
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị -
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh -
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia
- Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nước
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản
- Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọng
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Triển khai công việc theo tinh thần 'vừa chạy vừa xếp hàng'
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
- Tổng Bí thư: Mục tiêu cao nhất của dân vận giai đoạn cách mạng mới là vì dân
-
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộTổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện NQ18 làm cơ sở báo cáo Trung ương có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
-
COP29: Một bước lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầuCác nhà khoa học cảnh báo rằng mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở 1,5 độ C mà các quốc gia đã cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đang bị đe dọa nghiêm trọng.
-
Hà Nam: Thúc đẩy hỗ trợ kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xãNgày 24/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm, liên kết chuỗi giá trị các HTX trên địa bàn tỉnh.
-
Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên: Chuyển đổi số toàn diện(Tapchinongthonmoi.vn) - Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên xác định chuyển đổi số sẽ là động lực để phát triển và là hướng đi mới trong nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó thầy và trò nhà trường đã triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực: Tuyển sinh, dạy/học, quản lý và đào tạo…
-
Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng(Tapchinongthonmoi.vn) - Do ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua (lượng mưa đêm 24/11 lên đến 800mm) gây ra rất nhiều điểm sạt lở trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, tuyến đường quốc lộ 40B đoạn qua xã Trà Bắc của huyện Bắc Trà My nhiều điểm bị sạt lở xuống nền gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
4 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết -
5 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa