Nghệ An: Đề nghị xử lý nghiêm tình trạng phá rừng tự nhiên ở Con Cuông
Ghi nhận, kiểm đếm tại hiện trường cho thấy số diện tích bị chặt phá, đốt trái phép quy mô 5,6ha. Đây là diện tích được quy hoạch rừng sản xuất là rừng tự nhiên, chiếu theo Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và Luật Lâm nghiệp năm 2017 thì rừng phải được khoanh, nuôi bảo vệ và không được xâm phạm nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Sau khi vụ việc xảy ra, ngày 19/3/2024, Hạt Kiểm lâm Con Cuông đã phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng cấp huyện và và UBND xã Cam Lâm tiến hành kiểm tra hiện trường, xác minh việc phá rừng trái pháp luật.
Vị trí khu vực rừng bị phá thuộc lô 24, khoảnh 7, tiểu khu 739, thửa đất số 29, tờ bản đồ số 2 và lô 21, khoảnh 7, tiểu khu 739, thửa đất số 30, tờ bản đồ số 2 thuộc bản Cam, xã Cam Lâm đã bị chặt phá, đốt trái phép với tổng diện tích 56.000m2 (Lô 24 diện tích rừng bị phá 27.000m2 và lô 21 diện tích 29.000m2).
Theo Chủ tịch UBND xã Cam Lâm, 2 thửa đất trên đã được UBND huyện Con Cuông giao cho 2 cá nhân cư trú trên địa bàn xã Cam Lâm là ông Hồ Văn Việt (thửa số 29) và ông Vi Văn Công (thửa số 30) theo Nghị định 163/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, cả 2 cá nhân này đều đã chuyển nhượng cho ông Nguyễn Trọng Sơn có đăng ký tạm trú tại bản Pá Hạ, xã Thạch Ngàn (Con Cuông), nơi thường trú huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau đó, ông Sơn tiếp tục bán lại 2 thửa đất nói trên cho ông Nguyễn Trọng Niệm (SN1972) có hộ khẩu thường trú tại bản Cam, xã Cam Lâm (huyện Con Cuông).
Qua trao đổi, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Chủ tịch UBND xã Cam Lâm thông tin: Toàn xã Cam Lâm có 6 điểm giáp ranh trong đó có 1 điểm ngoài địa bàn huyện. Công tác bảo vệ rừng phức tạp, địa bàn rộng, chênh vênh... nên luôn tiềm ẩn nguy cơ phá rừng. Mặc dù lực lượng bảo vệ rừng như kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã, đội quản lí phản ứng nhanh, đội quản lí bảo vệ rừng ở thôn bản được tăng cường liên tục, đặc biệt là các ngày lễ.
Nói về vụ phá rừng của ông Niệm, ông Thắng cho biết thêm lực lượng người được thuê rất đông, từ 25 đến 30 người có thời điểm cao nhất là 50 người mà chủ yếu mà người ngoài địa bàn. Điều đáng nói là những người được thuê để chặt phá rừng không hoạt động ban ngày mà chủ yếu làm vào ban đêm nên rất khó để phát hiện.
Thông tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Con Cuông, ông Nguyễn Trọng Niệm đã thuê một nhóm người gồm anh Khay (Khay Ò), anh Thảm, anh Thơ, anh Dương, vợ chồng em gái anh Khay và một số nguời nữa đến chặt phát các cây nứa, cây gỗ nhỏ, các loại cây cỏ khác tại các thửa đất 29, 30 trong 4 ngày. Sau đó, đến cuối tháng 02/2024, ông Niệm tiếp tục thuê nhóm người ở bản Cam, xã Cam Lâm, huyện Con Cuông và huyện Kỳ Sơn đến để cưa hạ các cây lớn mà trước đó chưa chặt được và đốt toàn bộ khu vực đã chặt.
Đối chiếu theo Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, hành vi của ông Nguyễn Trọng Niệm đã vượt quá mức khung xử phạt vi phạm hành chính. Vì thế, ngày 01/4/2024, Hạt Kiểm lâm Con Cuông đã có Công văn số 47/CV-HKL về việc chuyển hồ sơ đề nghị điều tra, khởi tố hình sự đối với ông Nguyễn Trọng Niệm về hành vi nói trên.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa Dominica -
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồng -
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
- Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
- Sơn La: Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng
- Doanh nghiệp Việt cần bắt tay cùng làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Nghệ An: Khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi
- Làng rau Trà Quế là đại diện của Việt Nam có mặt trong Làng Du lịch tốt nhất" 2024
- Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa DominicaRạng sáng 23/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nướcNăm 2024, Thanh Hóa thu ngân sách ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2024 ước đạt 11,72%, vượt 11% kế hoạch đề ra và đứng thứ 3 cả nước. Trong đó, sản xuất công nghiệp đóng góp lớn nhất tạo nên sự tăng trưởng này.
-
13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5 hoàn thành chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giaoNgày 22/11, tại tỉnh Hậu Giang, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (HNDN) đã tổ chức Hội nghị giao ban tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024 của 13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5. Năm 2024, các tỉnh, thành trong Cụm cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giao, nhiều nơi có chỉ tiêu vượt so với kế hoạch.
-
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du kháchNhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ miễn 100% phí trong ngày 23/11 cho du khách (trong nước và quốc tế) đến tham quan và trải nghiệm di sản Thành Nhà Hồ.
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh