5 năm thi hành Hiến pháp: Hoàn thiện pháp luật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
08:36 12/09/2019 GMT+7
Trong 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp 2013, công tác hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần thượng tôn pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Sáng 11/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo
Trong 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp 2013, công tác hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần thượng tôn pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Sáng 11/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo sơ kết 05 năm triển khai thi hành Hiến pháp 2013 (2014-2019).
Báo cáo sơ kết 05 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 (2014-2019) của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày cho thấy các cơ quan đã ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp 2013 nghiêm túc. Theo đó, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều xác định triển khai thi hành Hiến pháp là nhiệm vụ trọng tâm, cần ưu tiên và tập trung chỉ đạo thực hiện xuyên suốt, đồng bộ.
Đặc biệt, công tác tuyên truyền, giới thiệu về Hiến pháp và rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp được tập trung cao độ để bảo đảm kịp thời đưa Hiến pháp đi vào cuộc sống. Công tác thể chế ngày càng được chú trọng. Tại các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm đều xác định công tác hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần thượng tôn pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản trực tiếp phân công nhiệm vụ, chỉ đạo, đôn đốc tình hình thực hiện, xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh…
Để triển khai thi hành Hiến pháp một cách kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc tối thượng của Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền, công tác rà soát, lập danh mục đề xuất văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để phù hợp với quy định của Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, triển khai ngay sau khi Hiến pháp được thông qua. Đây là lần đầu tiên việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định và tinh thần của Hiến pháp được tiến hành một cách toàn diện, đồng bộ, với số lượng văn bản cần rà soát rất lớn. Các cơ quan đã chủ động, tích cực tổ chức thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ, trách nhiệm được giao, cơ bản bảo đảm tiến độ; lập danh mục và kiến nghị, xử lý theo thẩm quyền đối với các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung chưa phù hợp với Hiến pháp để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật
Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng, Đảng, Nhà nước quan tâm rất sát sao, quyết liệt tới công tác chỉ đạo, lãnh đạo triển khai thi hành Hiến pháp.
Từ sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay, các cơ quan hữu quan đã tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật, lập danh mục đề xuất danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để phù hợp với quy định của Hiến pháp. Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 111 bộ luật, luật, pháp lệnh, trong đó có 69 văn bản thuộc danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13, các văn bản còn lại được ban hành theo yêu cầu của thực tiễn; còn 21 văn bản thuộc danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 vẫn chưa được ban hành.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, những kết quả đạt được trong thời gian qua đã từng bước đưa các quy định của Hiến pháp dần đi vào cuộc sống, tác động tích cực tới mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; tăng cường quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước; góp phần bảo vệ, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Thi hành Hiến pháp cũng góp phần nâng cao ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân; tạo cơ sở quan trọng cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân trong giai đoạn phát triển mới.
Nhiều ý kiến đánh giá cao Chính phủ và các cơ quan đã rất nghiêm túc, trách nhiệm, trong khoảng thời gian ngắn nhưng đã nỗ lực khẩn trương thực hiện yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị Báo cáo có chất lượng, đúng tiến độ theo yêu cầu. Báo cáo phản ánh cơ bản đầy đủ tình hình triển khai thi hành Hiến pháp trong 05 năm qua của các cơ quan, tổ chức.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị Báo cáo cần thể hiện rõ hơn việc gắn các nội dung 05 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 với quá trình tổng kết việc thực hiện các Nghị quyết số 48, Nghị quyết số 49… của Bộ Chính trị và xây dựng các văn kiện chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Một số ý kiến cho rằng Báo cáo cũng cần bổ sung đánh giá sâu hơn tác động của việc triển khai thi hành Hiến pháp đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế- xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hội nhập quốc tế, việc bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân…; bổ sung đầy đủ, bao quát hơn về những tồn tại, hạn chế, đề xuất, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức trong Báo cáo.
Sau 05 năm triển khai thi hành Hiến pháp, trong số 90 luật, pháp lệnh được liệt kê tại danh mục, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 69 luật, pháp lệnh, trong đó có các đạo luật mang tính nền tảng, rường cột của hệ thống pháp luật; còn 21 dự án luật, pháp lệnh nằm trong danh mục nhưng chưa được ban hành. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Báo cáo của Chính phủ cần làm rõ vì sao vẫn còn 21 luật chưa được ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp 2013.
Một số đại biểu đề nghị cần có đợt tổng rà soát việc thi hành Hiến pháp năm 2013, rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục tình trạng chồng chéo, quy định thiếu tính khả thi hoặc thiếu văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức bộ máy; hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực mới; đẩy mạnh việc giải thích Hiến pháp bên cạnh việc áp dụng trực tiếp các quy định của Hiến pháp; cần có đánh giá khái quát về việc thực hiện Hiến pháp năm 2013 trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, bảo đảm quốc phòng-an ninh và hội nhập quốc tế…
Quyết định thành lập, điều chỉnh một số đơn vị hành chính
Cũng trong sáng 11/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua việc thành lập 4 phường (Hoàng Quế, Hồng Phong, Tràng An, Yên Thọ) thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thị xã Kinh Môn (Hải Dương); thành lập thị xã Sa Pa và các phường trực thuộc trên cơ sở sáp nhập và điều chỉnh các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Theo Bộ Nội vụ, bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng cấp phó theo quy định chung trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án sắp xếp bộ máy).
Theo ý kiến chuyên gia, nếu sự hi sinh quyền lợi cá nhân là điều cần thiết để cải cách bộ máy hành chính, thì điều quan trọng là phải có chính sách hỗ trợ hợp lý. Cán bộ, công chức, viên chức không chỉ hy sinh vì lợi ích của tập thể mà phải cảm nhận được sự công bằng và sự chăm lo từ phía Nhà nước.
Tuần trước, VN-Idex đã có tuần giao dịch đầy biến động với điểm nhấn là phiên tăng mạnh ngày 5/12/2024. Đây là phiên tăng điểm bứt phá đầu tiên với thanh khoản đột biến sau hơn 10 phiên giao dịch từ nỗ lực hồi phục và tạo đáy đầu tiên. Sắc xanh lan tỏa và dòng tiền tham gia mạnh mẽ ở nhiều nhóm ngành. Khối ngoại đảo chiều mua ròng, đồng pha với diễn biến tích cực của chỉ số trong ngắn hạn.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam đạt 67.802 tấn, tăng 41,1% và chiếm 28,8% tổng lượng xuất khẩu.
Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng ban hành, theo đó các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được phân giao đến từng bộ, ngành, địa phương.
Để giúp người lao động có kiến thức hiểu biết về một số luật trong lao động khi làm việc tại các Công ty. Chuyên gia lĩnh vực lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội sẽ giải đáp một số câu hỏi của các bạn đọc gửi về Tạp chí Nông thôn mới như sau:
(Tapchinongthonmoi.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã hoàn tất quá trình đàm phán kỹ thuật, chuyển sang thực hiện các thủ tục pháp lý cho phép nhập khẩu chanh leo Việt Nam vào thị trường Mỹ, dự kiến sản phẩm sẽ "bay" sang Mỹ ngay trong năm 2025.
Để khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cũng như tạo điều kiện giúp bà con học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, ngành Nông nghiệp huyện Cát Tiên (nay là huyện Đạ Huoai), tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng mô hình vườn mẫu trên địa bàn toàn huyện.
Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, chăm bón cây hồ tiêu ở Tây Nguyên bằng các sản phẩm phân bón Văn Điển trong giai đoạn ra hoa và đậu quả sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh, nâng cao năng suất chất lượng hồ tiêu – cây được mệnh danh là “vàng đen”, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho nhà nông Tây Nguyên.
(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.