5 người chết trong lúc mưa rất lớn ở Đà Nẵng
Thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Đà Nẵng sáng 15/10 cho biết, trận mưa lũ lịch sử ngày và đêm 14/10 làm 2 người chết đuối, 1 người tử vong trong ngôi nhà ngập nước, 1 chiến sĩ Công an bị tử nạn, 1 ngư dân bị tử nạn trên đường về bờ tránh bão số 5. Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các lực lượng tích cực giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ.
2 nạn nhân chết đuối là Võ Hoàng Nguyên Thảo, sinh viên quê tỉnh Quảng Bình bị lũ cuốn trôi tại phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu; Lê Văn Thành, ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang bị lũ cuốn trôi. Ông Nguyễn Văn Đức, sinh năm 1935, ở phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu chết trong nhà đang đóng cửa và bị ngập nước, Cơ quan công an đang điều tra nguyên nhân. Trong lúc mưa to, 1 chiến sĩ công an phường Thọ Quang, quận Sơn Trà đi làm về nhà tông vào đuôi xe container sau đó tử vong tại bệnh viện. Ngư dân Võ Nhị, sinh năm 1980, quê thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, thuyền viên tàu cá QNg- 98896, trên đường từ đảo Cồn Cỏ vào bờ tránh bão số 5 thì bị cần cẩu trên tàu cá đánh vào đầu gây tử vong, chiều qua thi thể nạn nhân được đưa vào cảng cá Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng.
Sáng 15/10, tại Đà Nẵng tạnh mưa, nhưng nhiều nơi ở các quận Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Thanh Khê nước vẫn còn ngập sâu, người dân không thể đi lại được. Các lực lượng quân đội, công an tích cực hỗ trợ người bị nạn, cử lực lượng dọn dẹp bùn đất, khôi phục giao thông. Lực lượng cứu hộ cứu nạn Công an thành phố huy động 100% phương tiện, nhân lực hút nước tại các tầng hầm bệnh viện, nhà chung cư. Đến sáng nay, hầm đường bộ Hải Vân vẫn phải đóng hầm số 1 để khắc phục sạt lở đất đá phía nam hầm; phương tiện lưu thông 2 chiều qua hầm số 2.
“Có các đơn vị của Bộ đứng chân trên địa bàn, gồm có lữ 682 và lữ 74 để cùng với mình thực hiện. Chúng tôi đã điều động 6 phương tiện đặc chủng và 3 ca nô và 6 xe tải chở đồng chỉ Chủ tịch và đồng chí Bí thư đi khảo sát ở các địa phương Cẩm Lệ, quận Thanh Khê và quận Liên Chiểu để nắm tình hình chỉ đạo"- Thượng tá Nguyễn Văn Hòa, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng cho biết.
Ông Trần Phước Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Đà Nẵng cho biết, thành phố đang tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, đồng thời khẩn trương chuẩn bị ứng phó với đợt xả lũ từ các thủy điện lớn ở tỉnh Quảng Nam xả về trong những ngày tới. Các quận huyện, xã phường huy động lực lượng tại chỗ tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường. Điều quan trọng nhất hiện nay là tập trung khắc phục giao thông, nhất là cứu hộ ô tô, xe máy hư hỏng nằm trên các tuyến phố để người dân đi lại.
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng, sắp tới sẽ còn những trận mưa lũ cực đoan với cường độ cao hơn nữa. Vì vậy, cần xây dựng phương án cứu dân tại chỗ phù hợp, nhất là đầu tư mua sắm các loại phương tiện nhỏ. Ông Lê Trung Chinh yêu cầu các địa phương hỗ trợ kịp thời người dân bị nạn do mưa lũ, không để hộ dân nào thiếu đói do lương thực, thực phẩm bị ướt, bị cuốn trôi, kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân đã cứu hàng trăm người dân trong đêm.
Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khẳng định, trận mưa với cường độ đặc biệt lớn diễn ra đúng vào giờ tan tầm, học sinh tan học gây rối loạn giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người dân thành phố. Qua kiểm tra thực tế, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng biểu dương những cá nhân, tập thể quên mình cứu người trong dòng nước chảy xiết.
Bí thư Thành ủy yêu cầu các địa phương tiếp tục cập nhật tình hình thiệt hại do mưa lớn gây ra, phân tích, đánh giá những bài học kinh nghiệm sau trận mưa lịch sử này. Đó là công tác dự báo về nguy cơ mưa lớn; Việc xử lý thông tin về cứu nạn cứu hộ; Công tác phối hợp cứu nạn cứu hộ giữa các lực lượng... Hiện, thành phố chưa có phương tiện cứu người trong ngập lũ, nước chảy xiết. Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cần Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các quận, huyện có phương án khơi thông thoát lũ đối với những vùng còn ngập nước, bơm hút nước những khu vực nội thành, khắc phục những nơi sạt lở tại Hòa Vang, Sơn Trà; sẵn sàng ứng phó với mưa lũ trong thời gian tới.
“Các địa phương phải chủ động đảm bảo nước sạch, lương thực cho người dân vùng bị ngập, nhất là những vùng còn ngập và sắp tới sẽ ngập. Tổ chức thăm hỏi người bị nạn. Ban cán sự Đảng chỉ đạo thống kê, hỗ trợ kịp thời cho các đơn vị địa phương bị thiệt hại”- ông Nguyễn Văn Quảng cho biết.
Theo VOV
-
Bão Yinxing đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 -
Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La -
Bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam -
Chính thức công bố Bộ Pháp điển Việt Nam
- Quảng Bình: Mưa lớn gây ngập lụt, chia cắt gần 1.000 hộ dân
- Đồng chí Nguyễn Đình Việt làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La
- Thủ tướng: Sớm đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển
- Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phó
- Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
- Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024
- Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế
-
Bão Yinxing đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7Sáng sớm nay (8/11), bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.
-
Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấnVừa qua, Bộ Y tế ban hành danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện. Vậy gói dịch vụ y tế đó gồm những gì? Và có đáp ứng được kỳ vọng phòng, chữa bệnh của người dân? Liên quan đến nội dung này, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mai (giảng viên Học viện Tư pháp) đã có những trao đổi cụ thể:
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tháo gỡ 'điểm nghẽn, nút thắt' có nguyên nhân từ các quy định của pháp luậtTại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Bộ, ngành Tư pháp phải tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại; thực hiện cơ chế “sửa một luật, điều chỉnh nhiều luật” để khắc phục ngay tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo của các luật.
-
Quốc hội bàn về Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030Ngày 8/11, các đại biểu thảo luận ở tổ về: Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo...
-
Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnhVừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo sở, ban, ngành và đơn vị liên quan trong tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; UBND các huyện, thành phố Cà Mau tiếp tục tăng cường công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.
-
Sơn La: Nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nông dânNgày 7/11, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Sơn La tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên giỏi cấp tỉnh năm 2024 với sự tham gia của 12 đội thi và 106 thí sinh là cán bộ, hội viên nông dân đến từ 12 huyện, thành phố trong tỉnh.
-
Thiếu hụt magie làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạchMagie rất quan trọng đối với cơ bắp, chức năng thần kinh và sức khỏe tổng thể. Khi cơ thể thiếu magie sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, chuột rút cơ bắp, huyết áp cao… Do đó bạn cần phải tăng cường các loại thực phẩm cần thiết để tránh thiếu hụt magie.
-
Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn LaSáng 7/11, kỳ họp chuyên đề lần thứ 25 Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã bầu ông Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La với số phiếu tuyệt đối.
-
Bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt NamBà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.
-
Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạoĐể góp phần thực hiện đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp), UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành văn bản triển khai "Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp".
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
4 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
5 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế