Bánh tét Trà Cuôn từ vùng sông nước vươn tới trời Tây
Làng nghề bánh tét Trà Cuôn thuộc xã Kim Hòa (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh), là nơi có đặc sản bánh tét Trà Cuôn nức tiếng. Nhờ có hương vị khá đặc trưng, mà bánh tét Trà Cuôn đã theo chân các du khách và người dân Trà Vinh đi khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước… Với ưu điểm thơm ngon và bổ dưỡng, bảo quản được lâu, bánh tét còn được kiều bào mang ra nước ngoài.
Lưu truyền trên 80 năm
Bánh tét là món bánh của người Kinh và một vài dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung nước ta, được xem là món bánh tương đồng với bánh chưng của miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu. Là loại bánh đặc biệt dùng nhiều nhất trong ngày Tết Nguyên đán và ngày giỗ tổ tiên của nhiều gia đình, phổ biến nhất là ở miền Nam.
Bà Mai Hoàng Lý – người có kinh nghiệm hàng chục năm làm bánh cho biết: Để có đòn bánh tét mang thương hiệu Trà Cuôn với mùi vị đặc trưng, thơm ngon, trước tiên người gói bánh phải đi tìm lá chuối tươi, kích thước vừa phải, đem đi phơi nắng cho mềm lại, sau đó lau sạch và xếp lại cho gọn. Công đoạn tiếp theo là mang nếp đi vo khoảng 5 nước, để ráo, sau đó trộn nếp đều với nước lá rau ngót để tạo màu và mùi thơm. Muốn bánh có vị vừa ăn, tất cả các nguyên liệu từ thịt, mỡ, đậu xanh, lòng đỏ trứng vịt muối đều được tẩm ướp các loại gia vị như: Hành lá, muối, đường, bột ngọt…
Bánh tét Trà Cuôn được làm từ loại nếp ngon thuần nhất, đãi sạch, trộn đều với nước cốt của rau ngót để tạo màu xanh tự nhiên. Phần nhân bánh gồm đậu xanh, thịt heo, lòng đỏ trứng vịt muối. Để nhân bánh nằm ở trung tâm đòn bánh đòi hỏi người gói phải khéo léo, giữ vững đòn bánh hình trụ tròn, các buộc lạt phải buộc vừa đủ độ chặt và cách đều nhau để khi nấu bánh không bị bung ra và nước không thấm vào bánh sẽ để được lâu. Bánh tét sẽ hấp dẫn hơn nếu ăn kèm với tôm khô, dưa kiệu hay dưa củ cải muối.
Bánh tét Trà Cuôn đã có truyền thống lâu đời hơn 80 năm qua và trở nên nổi tiếng nhờ sự thơm ngon rất riêng biệt không thể nhầm lẫn với các loại bánh tét hay bánh ú khác. Cắt từng lát bánh ta cảm nhận được độ mềm dẻo của nếp, mặt cắt rất mịn màng, màu xanh nhạt đẹp mắt. Cắn từng miếng nhỏ ta sẽ cảm nhận được vị ngọt và dẻo của nếp, đậu xanh, thịt mỡ béo béo, mùi thơm của rau ngót, trứng vịt muối mặn mặn, kèm thêm một ít tôm khô, dưa kiệu hay dưa cải muối sẽ tạo một hương vị ngon khó quên.
Khi được hỏi về cách ăn bánh tét, một số người dân nơi đây chia sẻ: Nếu thích ăn ngọt, các bạn có thể dùng bánh tét với đường cát, nếu thích ăn ăn mặn thì dùng với nước mắm ngon. Ngoài ra còn dùng bánh tét với các loại dưa món, gồm củ kiệu, dưa chua, cà rốt, đu đủ…. Vị chua chua ngọt ngọt của các loại dưa này làm cho bánh tét đỡ ngán hơn và hương vị độc đáo hơn. Có thể rán bánh tét rồi dùng hương vị cũng rất ngon.
Những thợ làm bánh lành nghề cho biết, mỗi mẻ bánh tét sẽ được đun trên bếp chừng 7-8 tiếng, sau đó được vớt ra, đem xả nước lạnh hoặc treo từng chùm trên sào tre cho ráo nước trước khi dùng. Vào những dịp quan trọng như Tết Nguyên Đán hay Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer, bánh tét Trà Cuôn luôn là sản vật đầu tiên có trong mâm lễ và trên bàn ăn của mỗi gia đình.
Nơi hội đủ nét văn hóa truyền thống
Đến với Trà Vinh, du khách có dịp tham quan vùng Cầu Ngang, Duyên Hải, nên thưởng thức hương vị khó quên của bánh tét Trà Cuôn là một đặc sản của địa phương nói riêng và ở miền Tây Nam bộ nói chung. Chợ bánh tét Trà Cuôn nằm ngay tại ngã ba xã Kim Hòa (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh).
Nói về kinh nghiệm chọn bánh ngon bà Lý cho biết: Bánh tét Trà Cuôn khi cầm lên tay sẽ có cảm giác chắc nịch, đầy đặn hơn so với các loại bánh tét thông thường. Không chỉ thơm ngon về hương vị, bánh tét nói chung và bánh tét Trà Cuôn nói riêng, đều có những nguyên liệu bổ dưỡng với sức khỏe. Đậu xanh có tính mát, giải nhiệt, thanh độc, phần nhân bánh có thịt mỡ, trứng cung cấp nhiều calo, chất đạm, ngoài ra bánh tét Trà Cuôn còn có nhân chuối… cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người dùng.
Có thể do quanh năm nấu bánh tét nên người dân ấp Trà Cuôn có đôi tay cực kỳ nhanh và khéo léo. Bình quân mỗi người có thể gói vài trăm đòn bánh tét mỗi ngày. Những ngày tết, mỗi ngày cơ sở bánh tét Hai Lý của chị Mai Hoàng Lý cho ra lò hơn 10.000 bánh và được giao cho khắp các tỉnh thành trong cả nước, được nhiều kiều bào mua mang sang nước ngoài. Thời gian qua, nhờ vào nghề bánh tét, thu nhập của người dân nơi đây tăng lên, cuộc sống ổn định, đời sống vật chất được nâng cao.
Tiến sĩ Tạ Duy Linh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch cho biết: Bánh tét Trà Cuôn hội đủ các yếu tố của văn hóa ẩm thực, gồm một chút văn hóa ẩm thực người Việt, một chút văn hóa ẩm thực người Khmer và người Hoa. Làng nghề bánh tét Trà Cuôn là làng nghề rất tiềm năng, chúng tôi đã tư vấn gắn vào du lịch suốt hai năm nay và rất thành công trong phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh và quá trình kết nối thành phố Trà Vinh với huyện Cầu Ngang.
Nhắc đến Trà Vinh là nhắc đến ba ẩm thực nổi tiếng nhất đó là: Bánh tét Trà Cuôn, dừa sáp và bún nước lèo, ba đặc trưng văn hóa ẩm thực này kết nối lên tính chất gợi về liên văn hóa ba dân tộc. Đặc biệt, bánh tét Trà Cuôn thể hiện sự giao thoa kết biến của người Việt để làm nên đặc trưng bánh tét Trà Cuôn, bất cứ du khách nào đến với bánh tét Trà Cuôn đều được cảm nhận về quá khứ nhìn về tuổi thơ. Bánh tét Trà Cuôn chủ yếu được làm bằng phương pháp truyền thống thủ công hoàn toàn tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường tạo nên sự khác biệt với các loại bánh tét khác.
“Bánh tét Trà Cuôn hội đủ các yếu tố của văn hóa ẩm thực, gồm một chút văn hóa ẩm thực người Việt, một chút văn hóa ẩm thực người Khmer và người Hoa. Làng nghề bánh tét Trà Cuôn là làng nghề rất tiềm năng, chúng tôi đã tư vấn gắn vào du lịch suốt hai năm nay và rất thành công trong phát triển du lịch tỉnh Trà vinh và quá trình kết nối thành phố Trà Vinh với huyện Cầu Ngang”.
Tiến sĩ Tạ Duy Linh, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế và Du lịch.
Bài, ảnh: Vân Nguyễn
-
Người giữ lửa, tiếp sức cho làng nghề làm đường phèn -
Hà Nội: 350 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu tham gia triển lãm -
Hà Tĩnh đặt mục tiêu “chinh phục” ngành nghề nông thôn theo hướng bền vững -
Làng nghề Phú Vinh: Lưu truyền tinh hoa từ mây, tre
- Nghệ nhân luôn đau đáu với việc lưu giữ tinh hoa làng gốm cổ
- Giữ trọn hồn riêng Gốm Phù Lãng ở xứ sở Kinh Bắc xưa
- Nghệ An tham gia “Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Xuân Giáp Thìn 2024” tại Hà Nội
- “Nổi tiếng một thời” nghề làm nón làng Thổ Ngọa
- Những làng nghề nồng đượm hương vị Tết
- Làng nghề hương thẻ Tây Lân tất bật vào Tết
- Vinh danh nghề truyền thống tại “Nét hoa nghề Hội An”
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triểnThủ tướng chỉ đạo quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật phải đảm bảo thể chế hóa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển.
-
Hà Nội: Sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê đã được khắc phụcDo mực nước sông dâng cao (trên báo động 3) đã làm vỡ một đoạn bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê, trên địa bàn thôn Đình Tràng, xã Dục Tú (Đông Anh, TP. Hà Nội).
-
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 13 hợp tác xã (HTX) với tổng diện tích 694ha được cấp mã số vùng trồng đối với cây chuối, sầu riêng, chôm chôm, xoài để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Newzealand.
-
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bãoThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
-
Đoàn công tác của Phó Chủ tịch Nước hỗ trợ 500 triệu đồng giúp tỉnh Lạng Sơn khắc phục hậu quả sau bão Yagi(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong chiều ngày 13/9, tại thôn Đồng Bụt (xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão số 3 (bão Yagi) và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân địa phương.
-
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn LaChiều 13/9, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã tới kiểm tra tình hình thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ do tác động của hoàn lưu cơn bão số 3 tại xã Hua Păng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3