
Bẫy chim trời có thể bị xử phạt cao nhất từ 12-15 năm tù

Trước tình trạng này, mới đây nhiều tỉnh như Quảng Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Phòng… đã ra quân ngăn chặn, xử lý nhiều trường hợp đánh bẫy chim trời. Tuy nhiên, tình trạng săn bắt chim vẫn diễn ra phức tạp, một phần là người dân quan niệm “chim trời, cá nước”mà chưa hiểu được việc săn bắt như vậy là vi phạm pháp luật.
Để bạn đọc nắm được những quy định của pháp luật, Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật SBLAW) đã có trao đổi xung quanh vấn đề này.
Trước tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương. Để bảo tồn, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn, bắt tận diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư, ngày 17/5/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg “Về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam”. Trước đó ngày 23 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách trong quản lý động vật hoang dã.
Như vậy hành lang pháp lý để bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư đã có, Luật sư có thể cho biết những quy định cụ thể trong việc bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư?
Pháp luật có rất nhiều quy định để bảo vệ các loại chim hoang dã:
Chỉ thị số 29/CT-TTg đã nêu rõ: “ Mọi công dân, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức và người thân không tham gia săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo động vật hoang dã trái pháp luật.”
Chỉ thị số 04/CT-TTg, Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan liên quan, UBND các tỉnh phải tăng cường công tác quản lý để để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư. Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam còn phải tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, bẫy trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư, đặc biệt vào mùa chim di cư (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau)…
Trước đó Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý động vật rừng nguy cấp quý, hiếm được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 84/2021/NĐ-Cp và Nghị định số 35/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 07/2022/NĐ-CP đã quy định đầy đủ nguyên tắc quản lý và chế độ xử phạt với các vi phạm liên quan đến chim hoang dã và chim di cư. Với quy định này, tất cả các loài chim hoang dã, chim di cư đều được xác định là động vật hoang dã. Theo quy định tại Khoản 21, Điều 1, Nghị định số 84/2021/NĐ-Cp sửa đổi bổ sung Nghị định số 06/2019/NĐ-CP và Khoản 4, Điều 6, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP thì chế độ quản lý và xử phạt vi phạm đối với loài chim hoang dã, chim di cư này sẽ được áp dụng tương tự như đối với loài động vật rừng thông thường (khoản 5, Điều 40, Nghị định 06 và khoản 4, Điều 6, Nghị định 35)
Việc dùng bẫy để bắt chim là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Vậy hành vi này bị xử lý thế nào?
Mọi hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã cần phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự.
Về xử phạt hành chính:
Điều 21, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp và Nghị định số 07/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định: Việc xử phạt về hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật. Tùy theo loại chim (chim thông thường hoặc chim thuộc Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB) và trị giá chim bị bắt, người bẫy chim có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đến 4 trăm triệu đồng.
Người bẫy chim cũng có thể bị phạt tiền về hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật hoặc tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật theo quy định tại Điều 22, Điều 23 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp và Nghị định số 07/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP
Về xử lý hình sự:
Người bẫy chim có thể bị truy tố về “Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã” theo quy định tại Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Mức hình phạt tùy theo Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, giá trị chim săn bắt và số tiền hưởng lợi bất chính. Mức hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng; hình phạt cao nhất là bị phạt tù đến 12 năm
Hoặc người bẫy chim có thể bị truy tố về “Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” theo quy định tại Điều 244. Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Mức hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng; hình phạt cao nhất là bị phạt tù đến 15 năm.
Để ngăn chặn tình trạng săn bắt chim trời, theo Luật sư cần có giải pháp gì?
Phải tuyên truyền sâu rộng đến người dân những quy định của pháp luật trong việc bảo vệ chim hoang dã; việc đánh bẫy săn bắt chim trời là vi phạm pháp luật.
Cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và của cộng đồng dân cư tại các tổ dân, khu phố, thôn, xóm, nhất là tăng cường vai trò trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn quần thể các loài động vật hoang dã.
Đồng thời, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức ra quân kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ địa bàn, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm săn bắt các loại chim tự nhiên di cư.
Cảm ơn Luật sư!
Lê Chiên (thực hiện)
- Những quy định của pháp luật về chơi họ
- Thái Nguyên: Đa dạng hình thức truyền thông pháp luật trên nền tảng số, mạng xã hội
- Quy định xử phạt đối với hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm
- Chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi bị thiên tai, lũ lụt
- Có thể ngừng hoặc bãi bỏ hương ước, quy ước
- Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
- Chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên
-
Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 9/12, tại tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050.
-
Thúc đẩy đồng quản lý vì ngành Thủy sản bền vững và có trách nhiệm(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 8/12, tại tỉnh Khánh Hoà, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hoà tổ chức đối thoại giữa Bộ trưởng Lê Minh Hoan với cộng đồng ngư dân và các hội đoàn thủy sản, nghề cá với chủ đề “Thúc đẩy đồng quản lý vì ngành Thủy sản bền vững và có trách nhiệm”.
-
Đồng Tháp tổ chức Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc với chủ đề "Tình đất - Tình hoa"(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 8/12, tại tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Họp báo cung cấp thông tin Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc lần thứ I năm 2023 với chủ đề "Tình đất - Tình hoa".
-
Nông dân tỉnh Bắc Kạn phấn khởi khi giá dong riềng tăng mạnh(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn cây dong riềng là giống cây trồng chủ lực, năm 2023 giá thu mua củ dong riêng cao 2.200-2.500 đồng/kg những người trồng dong riềng đang rất phấn khởi.
-
Tân Châu triển khai nhiều giải pháp trong xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) Lãnh đạo TX. Tân Châu (An Giang) luôn chú trọng công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo sự chuyển biến và lan tỏa sâu rộng trong dân; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới từng bước được xác định, ngày càng có nhiều người dân tham gia đóng góp tiền của, công sức, đất đai cùng chung sức xây dựng nông thôn mới.
-
Liên kết sản xuất và tiêu thụ giúp nông sản rộng đường vào siêu thị(Tapchinongthonmoi.vn) - Với quy trình sản xuất rau an toàn cho hơn 40 chủng loại rau quả các loại theo tiêu chuẩn VietGAP thì Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Tân Đông đã ký hợp đồng và bao tiêu sản phẩm cho tất cả các thành viên đến hệ thống phân phối như Sài Gòn CO.op mart, hệ thống Bách Hoá Xanh… giúp thành viên an tâm sản xuất và đồng hành cùng HTX phát triển.
-
Hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết những vướng mắc, tồn tại để hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024.
-
Kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm(Tapchinongthonmoi.vn) - Để ngăn chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
1 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
2 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
3 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
4 Thanh Hóa: Xưởng chế biến dăm gỗ hoạt động không phép, nhiều sai phạm sao vẫn tồn tại
-
5 Cán bộ, đoàn viên, người lao động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam