Bộ GD-ĐT kiến nghị miễn 100% học phí cấp THCS trên toàn quốc từ năm học tới
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 diễn ra hôm nay (4/7), Bộ trưởng Bộ GD-ĐT kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết đối với học phí năm học 2022-2023 để các đơn vị kịp thời triển khai thực hiện, đồng thời giao Bộ GD-ĐT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành thực hiện sửa Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (Nghị định 81) để làm căn cứ pháp lý thực hiện từ năm học 2023-2024 về các nội dung như sau.
Đối với hệ THCS, Bộ GD-ĐT đề xuất thực hiện ngay việc miễn học phí cho toàn bộ (100%) học sinh THCS từ năm học 2022 – 2023 (ước tính ngân sách cấp bù miễn học phí: 5,5 triệu học sinh x học phí bình quân 2 triệu đồng/năm học = 11.199,8 tỷ đồng/năm học). Nếu thực hiện đề xuất này thì ngân sách nhà nước phải tăng thêm là 25.199 tỷ đồng trong giai đoạn 3 năm (2022-2024) (sau khi trừ đi số học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn, học sinh đã được miễn học phí theo quy định tại Nghị định 81).
Đối với học phí giáo dục mầm non (GDMN) công lập năm học 2022-2023, với cơ sở GDMN chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, Bộ GD-ĐT đề nghị giữ ổn định học phí như năm học 2021-2022. Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành. Cơ sở giáo dục trình UBND cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức thu học phí.
Đối với các địa phương đã ban hành Nghị quyết quy định mức thu học phí năm học 2022-2023 mà mức thu học phí cao hơn so với năm học 2021-2022, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phép tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với năm học 2021-2022 đến hết năm học 2022-2023.
Từ năm học 2023-2024, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh khung và mức học phí mầm non theo chỉ số giá tiêu dùng hằng năm.
Đối với hệ THPT, Bộ GD-ĐT đề nghị giữ ổn định mức học phí như năm học 2021 – 2022 đối với cơ sở giáo dục THPT công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên. Đối với cơ sở giáo dục THPT tự đảm bảo chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành. Cơ sở giáo dục trình UBND cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức thu học phí.
Đối với các địa phương đã ban hành nghị quyết định mức thu học phí năm học 2022 – 2023 mà mức thu học phí cao hơn so với năm học 2021 – 2022, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao UBND cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phép tiếp tục thực hiện theo nghị quyết quy định mức thu học phí đối với năm học 2021 – 2022 đến hết năm học 2022 – 2023. Từ năm học 2023 – 2024, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh khung và mức học phí đối với trung học phổ thông công lập theo chỉ số giá tiêu dùng hàng năm.
Lùi thời gian tăng học phí đại học
Với giáo dục đại học công lập, Bộ GD-ĐT kiến nghị lùi khung học phí quy định tại Nghị định 81 thêm 1 năm. Năm học 2022-2023, mức học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tăng tối đa 15% (theo Nghị định 81 là 25%) so với năm học 2021-2022. Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Xác định mức trần học phí tối đa hệ số 2 lần so với cơ sở chưa tự đảm bảo chi thường xuyên (giữ nguyên như quy định tại Nghị định 81). Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, được xác định mức trần học phí tối đa hệ số 2,5 lần so với cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (giữ nguyên như quy định tại Nghị định 81)./.
Theo VOV
-
Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm -
Tạo tín chỉ carbon nhưng vẫn đảm bảo năng suất lúa -
Bão số 7 tiếp tục giảm cấp và sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào đêm 11/11 -
Thành lập Ban chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ
- Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, coi đây là 'đột phá của đột phá'
- Ứng phó bão Yinxing: Tập trung hỗ trợ người dân đang mệt mỏi sau 3 đợt thiên tai
- Bão số 7 diễn biến phức tạp, nguy cơ ảnh hưởng đến ven biển miền Trung
- Bão Yinxing đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7
- Ông Nguyễn Đình Việt được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
- Bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
-
Quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYTBộ Y tế đã ban hành Thông tư số 22/2024/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2024 quy định về thanh toán trực tiếp chi phí thuốc, thiết bị y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
-
Xây dựng 3 chương trình công tác, 6 đề án; nhiều văn bản, kế hoạch cụ thể hóa các Nghị quyếtNgày 13/11/2024, bà Bùi Thị Thơm- Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng lãnh đạo một số ban, đơn vị thuộc Trung ương Hội đã có buổi làm việc với Hội Nông dân Thành phố Hà Nội về các hoạt động, công tác của Hội Nông dân thành phố trong 10 tháng vừa qua. Tính đến hết tháng 10/2024, các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2024 của Hội Nông dân Thành phố được thực hiện đảm bảo theo kế hoạch; trong đó có 16/18 chỉ tiêu vượt so với chỉ tiêu được giao.
-
Gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày một vươn xa(Tapchinongthonmoi.vn) – Nhờ việc tích cực tham gia xây dựng các sản phẩm OCOP, những người nông dân và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Sơn ở xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng thành công sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Đạt chứng nhận OCOP đã góp phần thúc đẩy liên kết sản xuất hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất-kinh doanh và tăng thu nhập cho các thành viên.
-
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt sóng gió, hướng tới mốc 10 tỷ USD(Tapchinongthonmoi.vn) – Sau thời gian dài gặp khó khăn, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi tích cực. Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản hoàn toàn có thể cán đích mục tiêu 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2024.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của ĐảngTổng Bí thư đánh giá cao nỗ lực của Tiểu ban đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, đột phá mạnh mẽ, phát huy được trí tuệ tập thể để xây dựng dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội.
-
WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%Với xu hướng tiêu dùng gia tăng từ nay cho tới Tết Nguyên Đán, dự kiến tăng khoảng hơn 20% so với các tháng thường, hệ thống siêu thị WinMart cho biết sẽ tăng cường nguồn cung cho tất cả các nhóm sản phẩm, giúp khách hàng an tâm mua sắm với giá bình ổn.
-
Thanh Hoá: Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường với nông dânTrong 2 ngày 12 - 13/11, Ban Quản lý xử lý rác thải thân thiện với môi trường (XLRT) Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức thực hành và học tập rút kinh nghiệm, trao đổi, chia sẻ phương pháp XLRT cho Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa (HND) tại huyện Yên Định và Quảng Xương.
-
Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệmNgày 13/11/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm” cho các phóng viên, biên tập viên cơ quan báo, tạp chí ở Trung ương và địa phương.
-
Sơn La: Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dânNgày 12/11, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân. Ông Nguyễn Thành Công, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi đối thoại. Dư hội nghị có lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, hội viên nông dân tiêu biểu.
-
Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 12/11, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Hội Nông dân tỉnh Điện Biên (12/11/1974 -12/11/2024).
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh