
Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò doanh nhân, cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), chiều tối ngày 12/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp tiêu biểu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ nhân dịp các doanh nhân tham Diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam và vinh danh các thương hiệu mạnh.
Cùng tham dự có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam…

Tại cuộc gặp mặt, đại diện các doanh nghiệp như lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng Công ty May 10, Tập đoàn Masan cho biết thời gian qua, để tháo gỡ một phần khó khăn, vướng mắc, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã kịp thời điều chỉnh một số cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tình hình dịch COVID-19; đồng thời đề nghị Quốc hội, Chính phủ tạo điều kiện để doanh nghiệp xây dựng phát triển năng lực hạ tầng mạng lưới viễn thông ở các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, hỗ trợ người dân nghèo tiếp cận thiết bị thông minh nhằm thúc đẩy các hoạt động xây dựng xã hội số, chính quyền số.
Đại diện các doanh nghiệp đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét ưu đãi thuế, thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số, ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt, tạo khuôn khổ hành lang pháp lý cho việc chuyển đổi số quốc gia; có chính sách hỗ trợ về việc tạo ra các chuỗi cung ứng, phát triển xu thế kinh doanh offline lên online…
Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông quân đội (Viettel), Thiếu tướng Lê Đăng Dũng cho rằng trong đại dịch COVID-19 đã có rất nhiều cuộc họp bàn cách hỗ trợ doanh nghiệp được tổ chức. Các cuộc họp đều nói nhiều về hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đây là điều rất cần thiết, nhưng ít đề cập tới khía cạnh giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ sau đại dịch – điều có tầm quan trọng không kém.
Cụ thể, đại dịch đã tạo động lực rất lớn thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, vì trong đại dịch mọi thứ đều có thể thực hiện trực tuyến hóa, tự động hóa, số hóa để phù hợp với tình trạng bình thường mới. Tuy nhiên trong 2 năm qua, chuyển đổi số ở nước ta vẫn còn ít và chậm. Nếu tiếp tục chậm, khi đại dịch lắng xuống, chúng ta sẽ bị tụt hậu so với thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách còn chậm, chưa theo kịp với cái mới, cái tiên tiến. Để khắc phục tình trạng này, cần cấp phép kịp thời cho các dịch vụ công nghệ mới, đồng thời tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp số phát triển…
Các doanh nghiệp cũng đề xuất Chủ tịch Quốc hội, các đại biểu Quốc hội phát huy hơn nữa vai trò giám sát của Quốc hội trong việc thực thi chính sách, nhằm đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả của các chính sách, tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp, người lao động, phục hồi sản xuất, kinh doanh…
Ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò của doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, không chỉ là doanh nghiệp trong nước, mà cả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Quốc hội đã từng bước hoàn thiện khung khổ pháp luật cho sự gia nhập thị trường, thúc đẩy hoạt động đầu tư kinh doanh, cạnh tranh, tăng cường kỷ luật thị trường, bảo đảm giao kết hợp đồng, xây dựng cơ chế rút lui khỏi thị trường thuận tiện và giải quyết tranh chấp có hiệu quả.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp từng bước lớn mạnh cả về số lượng, quy mô lẫn chất lượng, đóng góp to lớn vào những thành tựu phát triển của đất nước. Đến nay, Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp lớn mạnh, nhiều doanh nhân thành đạt với nhiều thương hiệu mạnh, hội nhập quốc tế, tham gia tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, tạo việc làm cho người lao động và các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

Nhấn mạnh rằng đại dịch COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế-xã hội, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm, tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo thích ứng với điều kiện khó khăn, vượt qua những thách thức do đại dịch mang lại. Trong bối cảnh ấy, nhiều doanh nghiệp, doanh nhân vẫn không quên trách nhiệm với cộng đồng xã hội, chung tay cùng các cấp chính quyền trong công tác phòng, chống dịch.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sáng kiến Diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và vinh danh các thương hiệu mạnh Việt Nam được duy trì gần 20 năm qua. Đây là nơi hội tụ của các doanh nghiệp cả nước, cùng trao đổi kinh nghiệm, hợp tác sản xuất, kinh doanh, phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp và hiến kế của doanh nghiệp, doanh nhân, cũng như giới chuyên gia kinh tế tới các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và lãnh đạo các địa phương.
Hoan nghênh ý kiến của Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng và ý kiến của các lãnh đạo doanh nghiệp tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng thời gian tới, cần quyết tâm cao hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp nhằm kịp thời khắc phục tác động của dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại, từng bước tái thiết và khôi phục kinh tế.
“Trong kế hoạch tái cơ cấu kinh tế của 5 năm tới cũng như trong kế hoạch bắt đầu từ năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, thống nhất rất cao đặt cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chương trình tổng thể thích ứng, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, tăng tính tự chủ của nền kinh tế, tăng khả năng chống chịu, thích ứng với biến cố, những cú sốc do bất ổn kinh tế vĩ mô ở bên ngoài hoặc những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu hay dịch bệnh,” Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cùng với những thách thức, đại dịch COVID-19 đang mang lại những cơ hội mới cho sự phát triển, các doanh nhân, doanh nghiệp cần tham gia tích cực, tạo đột phá trong thị trường khoa học, công nghệ, trong đó các doanh nghiệp công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng; đồng thời mong cộng đồng doanh nghiệp đóng góp ý kiến về việc làm thế nào để cải thiện các điều kiện để tăng cường năng lực của thị trường vốn, thị trường khoa học-công nghệ và thị trường lao động; cải thiện các yếu tố để tăng năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế; thể chế, chính sách thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng trong thời gian tới, cần quyết tâm cao hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp nhằm kịp thời khắc phục tác động của dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại, từng bước tái thiết và khôi phục kinh tế.
Về phía Nhà nước, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ đã ban hành, Chủ tịch Quốc hội cho biết trong tuần này, sẽ làm việc với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính-Ngân sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số cơ quan liên quan rà soát lại dư địa của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để nghiên cứu, xây dựng gói hỗ trợ tái thiết kinh tế.
Khẳng định Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị luôn đồng hành cùng các doanh nhân, doanh nghiệp, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội kêu gọi các doanh nhân, doanh nghiệp tích cực hơn nữa nâng cao trình độ, kiến thức toàn diện, chú trọng phẩm chất đạo đức, ý thức công dân, trách nhiệm xã hội và tinh thần dân tộc; xây dựng tầm nhìn chiến lược, bản lĩnh, tư duy đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới; nuôi dưỡng hoài bão lớn và khát vọng vươn lên góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh; chú trọng hơn nữa vào quản trị doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển nhanh, bền vững và nâng cao năng lực tự chủ, tự cường của nền kinh tế./.
(Theo vietnam+)
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
-
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội
-
Thủ tướng gửi thông điệp tới hơn 20 triệu thanh niên Việt Nam
-
Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức Đoàn, thanh niên phải đi đầu trong chuyển đổi số
- Bộ trưởng Tô Lâm: “Làm một vụ việc cảnh tỉnh cả vùng, lĩnh vực”
- Thu hồi tài sản tham nhũng, giải pháp căn cơ là phải thay đổi luật
- Chất vấn và trả lời chất vấn: Ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề
- Thủ tướng: Quyết tâm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá
- Khen thưởng cá nhân, tổ chức có giải pháp đẩy nhanh tiến độ Vành đai 3
- Tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ
- Quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty
-
Nghệ An: 2.420 ngôi nhà tình nghĩa tại 6 huyện miền núi do lực lượng Công an hỗ trợ(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 22/3/2023 tại xã Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An), Bộ Công an đã phối hợp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQ tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh