Các nhà mạng Việt Nam "bắt tay"' xử lý dứt điểm cuộc gọi "rác"
Đại diện các nhà mạng di động tại Việt Nam đã ký kết kế hoạch ngăn chặn, xử lý cuộc gọi rác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chiều 29/8 tại Hà Nội, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tổ chức lễ ký kết kế hoạch ngăn chặn và xử lý cuộc gọi rác và kế hoạch quản lý thông tin thuê bao di động, ngăn chặn, xử lý SIM có dấu hiệu tồn kênh.
Buổi lễ có sự tham gia của đại diện các nhà mạng di động gồm Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile, Local, Reddi, Itel và GMobile.
Triển khai đồng loạt xử lý "rác viễn thông"
Theo Cục Viễn thông, đơn vị này đã họp với các doanh nghiệp để xem xét và điều chỉnh quy trình chống cuộc gọi rác sao cho phù hợp. Trong thời gian tới, hoạt động ngăn chặn và xử lý cuộc gọi rác sẽ được triển khai đồng loạt, đồng bộ với sự tham gia của cả cơ quan quản lý và các nhà mạng.
Ông Nguyễn Hồng Thắng - Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết để giải quyết câu chuyện cuộc gọi rác, bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan quản lý và các nhà cung cấp dịch vụ, cần phải có cả sự chung tay của người sử dụng.
Người dùng di động Việt phàn nàn khi nhận cuộc gọi rác là đúng. Nhưng khi nhà mạng gửi tin nhắn hỏi cuộc gọi họ vừa nhận có phải cuộc gọi rác hay không, tỷ lệ phản hồi rất thấp. Điều này đã gây ra những khó khăn với nhà mạng trong quá trình xác định nguồn phát tán cuộc gọi rác.
Theo lãnh đạo Cục Viễn thông, để ngăn chặn triệt để cuộc gọi rác, chỉ các giải pháp kỹ thuật không thôi là chưa đủ. Tỷ lệ phản hồi của khách hàng chính là sở cứ để nhà mạng tìm ra và chặn đứng cuộc gọi rác.
Người dùng di động do đó cũng cần có trách nhiệm phản hồi, chung tay cùng cơ quản lý nhà nước và các nhà mạng nhằm giải quyết câu chuyện này.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long biểu dương Cục Viễn thông và các nhà mạng trong thời gian ngắn đã tích cực phối hợp cho ra đời bản kế hoạch về việc ngăn chặn, xử lý cuộc gọi rác và kiểm soát các SIM có dấu hiệu tồn kênh.
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, sự tồn tại của những cuộc gọi không mong muốn là một vấn đề đã có từ lâu, đòi hỏi sự chung tay của cả xã hội mới có thể giải quyết được. Sự tồn tại của các cuộc gọi rác còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác, bao gồm cả các cuộc gọi lừa đảo.
Thực tế cho thấy, nhiều người dùng vẫn cần thông tin từ các cuộc gọi quảng cáo, việc quảng cáo dịch vụ cũng là nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp. Nhưng để làm điều này, các thuê bao quảng cáo cần phải được định danh. Nếu các cuộc gọi được định danh, đó sẽ không còn là cuộc gọi rác.
Trong thời gian tới, Cục Viễn thông và Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ giám sát chặt đối với các tiêu chí chặn lọc thuê bao nghi ngờ thực hiện hành vi phát tán các cuộc gọi không mong muốn.
Sau khi thuê bao nghi ngờ kết thúc cuộc gọi, nhà mạng sẽ gửi tin nhắn để người dùng có thể trực tiếp phản hồi. Chính người dùng sẽ quyết định một thuê bao có phải là thuê bao rác, thực hiện cuộc gọi rác hay không. Các nhà mạng sau đó sẽ xử lý các thuê bao này dựa trên quy định đã có.
Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ kiên quyết nhằm xử lý triệt để tình trạng phát tán cuộc gọi rác. Trong quá trình đó, cơ quan quản lý nhà nước và các nhà mạng rất cần sự vào cuộc tham gia của người dùng thông qua hình thức phản hồi.
Quản lý chặt với "SIM ngủ"
Cũng tại buổi lễ ký kết, Thứ trưởng Phạm Đức Long đã có ý kiến đối với vấn đề quản lý thông tin thuê bao di động, ngăn chặn, xử lý SIM có dấu hiệu tồn kênh.
Thứ trưởng Long cho biết đây là những SIM có thông tin chính xác, đã được đăng ký trước nhưng chưa sử dụng và có khả năng trở thành SIM rác. Về cơ bản, có thể gọi đây là những "SIM ngủ" chờ ngày tung ra thị trường.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long chia sẻ tại Lễ ký kết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
"Cục Viễn thông và các nhà mạng cần phải có biện pháp quản lý các SIM này để tránh trường hợp chúng bị biến thành những thuê bao quảng cáo, thậm chí là thuê bao lừa đảo," Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh.
Hiện đã có các tiêu chí nhằm chặn lọc để tìm ra các "SIM ngủ." Trong quá trình tổ chức thực hiện, Cục Viễn thông và các nhà mạng sẽ tiếp tục điều chỉnh các tiêu chí này sao cho phù hợp nhằm xác định và có biện pháp quản lý SIM có dấu hiệu tồn kênh.
Trước đó, tại Hội nghị Tổng kết Khối Viễn thông 2021, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã yêu cầu ngành viễn thông phải giải quyết dứt điểm các tồn tại kéo dài, đó là các loại "rác viễn thông" như SIM rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác, ngay trong năm 2022.
Theo Vietnam +
-
COP29: Một bước lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu -
Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng -
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại" -
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu
- Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vững
- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt Nam
- Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa Dominica
- Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồng
- "Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
- Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
-
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộTổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện NQ18 làm cơ sở báo cáo Trung ương có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
-
COP29: Một bước lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầuCác nhà khoa học cảnh báo rằng mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở 1,5 độ C mà các quốc gia đã cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đang bị đe dọa nghiêm trọng.
-
Hà Nam: Thúc đẩy hỗ trợ kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xãNgày 24/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm, liên kết chuỗi giá trị các HTX trên địa bàn tỉnh.
-
Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên: Chuyển đổi số toàn diện(Tapchinongthonmoi.vn) - Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên xác định chuyển đổi số sẽ là động lực để phát triển và là hướng đi mới trong nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó thầy và trò nhà trường đã triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực: Tuyển sinh, dạy/học, quản lý và đào tạo…
-
Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng(Tapchinongthonmoi.vn) - Do ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua (lượng mưa đêm 24/11 lên đến 800mm) gây ra rất nhiều điểm sạt lở trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, tuyến đường quốc lộ 40B đoạn qua xã Trà Bắc của huyện Bắc Trà My nhiều điểm bị sạt lở xuống nền gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
4 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết -
5 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa