
Theo dự báo, bão số 4 (bão Podul) sẽ đổ bộ vào đất liền từ Nghệ An đến Quảng Bình vào trưa ngày mai (30/8). Nông dân Nghệ An, Hà Tĩnh đang tận dụng tối đa thời gian, gấp rút thu hoạch lúa hè – thu, thực hiện các biện pháp phòng, chống bão trước khi bão đổ bộ vào đất liền.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, tính đến ngày 27.8, toàn tỉnh mới chỉ thu hoạch được 15.990/43.522ha (đạt 36,7%) diện tích lúa hè thu. Các huyện có diện tích lúa hè thu lớn như Can Lộc 9.138ha, Thạch Hà 7.633ha, Cẩm Xuyên 8.961ha chỉ mới thu hoạch được phần ít (Can Lộc đạt 16,4%, Thạch Hà 40,6%, Cẩm Xuyên 20,1%).
Ngày 27.8, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra công điện chỉ đạo các địa phương khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa vụ hè thu đã chín, vùng thấp trũng dễ bị ngập úng; tuyệt đối không để lúa hè thu đã chín bị ngập khi mưa, lũ xảy ra.
Chủ tịch tỉnh cũng chỉ đạo Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với Tiểu ban An toàn nghề cá, UBND các huyện, thị xã ven biển nắm chắc số lượng tàu thuyền đang hoạt động trên biển. Đồng thời, thông báo cho chủ các phương tiện tàu thuyền biết vị trí, hướng di chuyển của bão Podul để chủ động thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.
Hiện toàn tỉnh Hà Tĩnh có 177 tàu thuyền đang hoạt động trên biển với 599 lao động, trong đó 20 tàu hoạt động ở vùng lộng Hà Tĩnh – Nghệ An và vùng ven bờ Hà Tĩnh. Những tàu trên đã nhận được liên lạc đang trên đường vào bờ.
Hôm nay (ngày 29.8), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa có công điện khẩn số 1742 – CĐ/TU, gửi các ban cán sự đảng, đảng đoàn; ban thường vụ các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc; các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; trưởng các đoàn công tác thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tại địa phương, cơ sở triển khai các nhiệm vụ phòng chống cơn bão số 4. Các địa phương, đơn vị hoãn các cuộc họp chưa cần thiết để tập trung ứng phó với bão số 4 với phương châm “4 tại chỗ”. Bằng mọi biện pháp để thông tin kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển vào nơi trú ẩn an toàn trước khi bão vào; hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu, thuyền tại các âu tránh trú bão đảm bảo an toàn.
Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện trực ban 24/24 tại các cơ quan, đơn vị, địa phương để chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Người dân ở Nghệ An cũng đang đang khẩn trương thu hoạch lúa hè thu để chạy bão. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã thu hoạch được 70%, số diện tích còn lại đang được bà con gấp rút thu hoạch trước khi cơn bão đổ bộ.
Toàn tỉnh Nghệ An có 3.947 tàu thuyền, 18.700 lao động nghề cá, trong đó 3.819 tàu thuyền đang neo bến, 36 phương tiện đang đánh bắt ven bờ đã nhận được thông tin. Có 76 tàu với 750 lao động đang neo đậu ở các tỉnh ven biển.
Ông Đinh Viết Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, từ 6 giờ sáng nay (29.8), tỉnh đã ban hành lệnh cấm biển không cho tàu thuyền ra khơi để đảm bảo an toàn, đồng thời kêu gọi các tàu thuyền đang khai thác ven biển phải về khu vực neo đậu trước 15 giờ chiều nay.

Theo báo cáo từ Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Bình, đến 5 giờ ngày 29.8, tỉnh này vẫn còn 677 tàu với 4.325 lao động vẫn hoạt động trên biển. Trong đó, hoạt động tại vùng biển nguy hiểm (phía bắc vĩ tuyến 15) có 151 tàu với 880 lao động; Vùng biển Đà Nẵng có 306 tàu với 312 lao động; Vùng biển Nam biển Đông có 10 phương tiện với 73 lao động; vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Bình có 210 phương tiện với 1.060 lao động. Số tàu đang neo đậu tại bờ có 4.629 tàu với 14.557 lao động.
Các phương tiện đã nắm được tình hình diễn biến của bão số 4, riêng số phương tiện hoạt động tại vùng biển nguy hiểm đang trên đường chạy vào bờ.
Bảo Trung
-
Nghệ An: 2.420 ngôi nhà tình nghĩa tại 6 huyện miền núi do lực lượng Công an hỗ trợ
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dân
-
Ngày Nước thế giới 22/3: Các biện pháp bảo vệ nguồn nước hiệu quả
- Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường công tác truyền thông chính sách
- Chuẩn bị khởi công dự án cải tạo 7 ga đường sắt phía Bắc
- TP.HCM: Dự án Đường vành đai 3 - đã có mặt bằng nhưng lo thiếu vật liệu
- Hội báo toàn quốc 2023 để lại ấn tượng tốt qua nhiều sự kiện
- Con đường phát triển của báo chí là đồng hành với công nghệ
- Khánh Hòa kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển
- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ người làm báo
-
Nghệ An: 2.420 ngôi nhà tình nghĩa tại 6 huyện miền núi do lực lượng Công an hỗ trợ(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 22/3/2023 tại xã Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An), Bộ Công an đã phối hợp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQ tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh