Lâm Đồng: Hỗ trợ về chính sách cho người dân sau đạt chuẩn nông thôn mới
Theo Quyết định 861/2021 của Thủ tướng thì tỉnh Lâm Đồng có 4 xã đặc biệt khó khăn tại huyện Đam Rông là xã khu vực III là xã Đạ Tông, Đạ M Rông mới được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2023 và 02 xã Đạ Long và LiênSrônh đang xây dựng hồ sơ để đạt chuẩn NTM năm 2024.
Các xã khu vực III khi được công nhận đạt chuẩn NTM sẽ được xác định là xã khu vực I và không còn được hưởng các chính sách hỗ trợ cụ thể như: Phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng đối với công chức; người dân và học sinh không được hỗ trợ khi mua thẻ bảo hiểm y tế từ nguồn kinh phí bình quân 5 tỷ đồng/năm/xã do nhà nước cấp cho các địa phương để mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người dân.
Đồng thời, không được trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước sạch và cung cấp dịch vụ y tế cơ bản, xây dựng hoặc nâng cấp trạm y tế, các chương trình khám chữa bệnh định kỳ; cung cấp vay vốn ưu đãi để người dân đầu tư vào sản xuất hoặc các hoạt động kinh doanh nhỏ; các chương trình trợ cấp cho người già, trẻ em mồ côi, và các đối tượng yếu thế khác...
Đối với chỉ tiêu giáo dục, các trường không được hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng học tập, kinh phí nấu ăn và các chính sách khác. Học sinh ở những trường này không được miễn, giảm 70% học phí; không được hỗ trợ 569.000 đồng, 15kg gạo/tháng theo Nghị đinh số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ; học sinh mầm non không được hỗ trợ tiền ăn trưa 160.000 đồng/học sinh/tháng…
Chính vì vậy, đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tuy đã đạt chuẩn NTM nhưng rất cần tiếp tục “tiếp sức” để giữ vững danh hiệu cũng như nâng cao đời sống cho người dân. Để giải quyết khó khăn này này tỉnh Lâm Đồng cũng đã có báo cáo với Trung ương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2024 đã ban hành Nghị quyết 82/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 05/6/2024, trong đó Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Xây dựng và tích hợp nội dung cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào dân tộc thiểu số vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn II: từ năm 2026 đến năm 2030 bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm, hiệu quả, không trùng lắp, chồng chéo với các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình, Đề án khác, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định về việc tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giáo dục, tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác (nếu có) trên địa bàn các xã khu vực III, khu vực II, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 được cấp có thẩm quyền công nhận xã đạt chuẩn NTM. Như vậy, thời gian tới sẽ có Nghị định về tiếp tục các chính sách với xã đặc biệt khó khăn đã đạt chuẩn NTM để tiếp tục duy trì chính sách cho bà con.
-
Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP -
Huyện Nghi Xuân đẩy mạnh liên kết phát triển bền vững sản phẩm OCOP -
Điểm sáng trong xây dựng bản nông thôn mới kiểu mẫu -
Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp
- Điểm sáng từ mô hình “Công dân gương mẫu, giáo dân tốt” tại thôn Đa Kao 2
- Rốt ráo tái thiết cuộc sống cho người dân thôn Làng Nủ
- Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dân
- Từ căn cứ kháng chiến chống Mỹ đến xã nông thôn mới kiểu mẫu
- Quảng Bình: Chung sức đưa xã Phúc Trạch đạt chuẩn nông thôn mới
- Bắc Giang: Đường hoa, cây xanh tô điểm cho bức tranh nông thôn mới kiểu mẫu ở Tân Yên
- Lâm Đồng: Phấn đấu đến cuối năm 2025 có 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới
-
Lâm Đồng: Hỗ trợ về chính sách cho người dân sau đạt chuẩn nông thôn mớiÔng Phạm Tiến Hưng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Lâm Đồng cho biết: Mục tiêu của xây dựng NTM đã đặt ra yêu cầu “người dân phải là chủ thể”, tạo dựng được sức mạnh từ yếu tố nội sinh nhưng đối với những địa bàn các xã vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc đạt chuẩn NTM đồng nghĩa với người dân tại địa phương không còn được hưởng một số chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, an sinh xã hội cũng như giữ vững các tiêu chí đã đạt được.
-
Ban hành Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-NamDự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Phát biểu của Tổng Bí thư tại Đại hội IX Hội Liên hiệp Thanh niên Việt NamThông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2024-2029.
-
Giảm phát thải khí mê tan từ động vật ăn cỏTại Việt Nam, nhu cầu giảm phát thải khí mê-tan từ nông nghiệp ngày càng trở nên cấp bách đòi hỏi chúng ta phải có nhiều nỗ lực mới có thể đạt được mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan.Theo cam kết quốc tế và cải thiện môi trường nông nghiệp Việt Nam cam kết giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức năm 2020. Nhiều biện pháp đã được lên kế hoạch để nhằm đạt được mục tiêu này
-
Quy trình vắt sữa kín hoàn hảo của TH true MILKTừ bầu vú bò, sữa tươi nguyên liệu của TH true MILK chỉ mất vài chục giây chảy qua một đường ống inox nối từ cốc đong sữa để tới được bồn gom lạnh. Trong thời gian chưa đầy một phút đó, sữa tươi không hề tiếp xúc với không khí mà ngay lập tức được làm lạnh.
-
Phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng giảm phát thải khí nhà kínhViệc áp dụng các giải pháp sản xuất theo hướng sinh thái đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của các tổ chức, cá nhân, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sạch, an toàn, phát triển bền vững, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
-
Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOPChương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
-
Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ máyChiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
-
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025Ban Bí thư yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các địa phương... chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón mừng Năm mới an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Vang mãi khúc quân hành'Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội